Định hướng quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà (Trang 48 - 49)

7. Bố cục của đề tài

3.1. Định hướng quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng

3.1.1. Quản lý hoạt động nhà văn hóa trong điều kiện hiện nay

Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thông tin của cả nước, là công cụ tuyên truyền và vận động sắc bén tại cơ sở của Đảng và Nhà nước, đồng thời là nơi hưởng thụ sáng tạo và bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của các vùng miền. Trong Nghị quyết trung ương năm (Khóa VIII) cũng nhận định “... Một bộ phận quan trọng thiết chế văn hóa

( nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí...), gần đây đã có những phương thức hoạt động mới có hiệu quả”.

Đặc biệt ngày 31/10/2005 thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 271/QD-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triễn hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 và quyết định về chiến lược phát triễn văn hóa Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Đây chính là đường lối, là cơ sở cho ngành văn hóa có định hướng phát triễn chung cũng như từng cán bộ quản lý văn hóa cơ sở có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa nói chung về hoạt động của các thiết chế văn hóa trong đó có hoạt động của nhà văn hóa.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đạt được những thành công song cũng có không ít những khó khăn thách thức cần được nhìn nhận và định hướng chỉ đạo sát với yêu cầu của thực tiễn. Quản lý hoạt động văn hóa và quản lý thiết chế văn hoá cần được nhận thức đầy đủ sát với thực tiễn trong đó vấn đề quan trọng là chỉ đạo hoạt động của các nhà văn hóa cũng như quan tâm chú trọng tới hoạt động các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trong điều kiện hiện nay. Nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về giáo dục văn hóa,

sức ép từ sự gia tăng nhu cầu vui chơi giả trí không chỉ bó hẹp trên địa bàn thị xã Hương Trà mà còn đặt ra và cần thiết với cả các địa phương trên cả nước.

Nhà văn hóa cần được nhìn nhận là một xu thế giáo dục mới ngoài nhà trường với những ưu điểm sẵn có cũng như cần có những thay đổi nhất định để bắt kịp xu hướng mới trong các hoạt động tại chỗ ở cộng đồng dân cư. Ngoài chức năng chuyển tải, thông tin của cả hệ thống chính trị và sinh hoạt chính trị tại thôn, tổ dân phố, các hoạt động của nhà văn hóa cần chuyển hóa các nội dung giáo dục vào những hình thức dễ tiếp nhận, được đặt vào những hoạt động giải trí hấp dẫn. Người tham gia vào các hoạt động vừa tự cân bằng lại mình sau thời gian học tập và làm việc đồng thời lại có thể sẵn sàng tiếp nhận thêm những thông tin mới. Đây cũng chính là nơi bảo tồn tốt nhất những giá trị văn hóa nói chung của cộng đồng, phát triễn đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị đặc biệt là khả năng phát huy tiềm năng sáng tạo của người dân tại cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà (Trang 48 - 49)