7. Bố cục của đề tài
3.3.3.2. Đối với Ban quản lý và chủ nhiệm nhà văn hóa
Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển các thiết chế văn hóa thể thao cả công lập và phi công lập là một tất yếu đối vớ sự phát triển chung của mỗi địa phương. Hoàn chỉnh chính sách, bổ sung những văn bản quy phạm là lộ trình thực hiện cần có. Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Qúa trình đổi mới đất nước tạo ra những tiền đề mới, bổ sung cho sự nghiệp phát triễn văn hóa. Đối với mỗi thiết chế văn hóa cần nhận thức một vấn đề cơ bản mang lại hiệu quả hoạt động cao đó chính là cơ chế tổ chức, chính sách, kinh phí hoạt động, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người quản lý trực tiếp.
Trong Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL, ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn, trong đó quy định về cơ cấu tổ chức có thể áp dụng đối với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Trong đó UBND các xã chỉ đạo cho trưởng thôn tổ chức bầu chọn Chủ nhiệm hoặc Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. Chủ nhiệm hoặc Ban chủ nhiệm nhà văn hóa-Khu thể thao thôn hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách địa phương.
Đối với các nhà văn hóa ở Thị xã Hương Trà rất cần thực hiện thành lập Ban chủ nhiệm để quản lý và hoạt động hiệu quả. Trên cơ sở thực tế Phòng Văn hóa thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo cán bộ văn hóa tổ chức tập huấn dài hạn để chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo cán bộ văn hóa tổ chức tập huấn dài hạn để trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho người phụ trách nhà văn hóa để mỗi người có những kỹ năng cần thiết của hoạt động văn hóa cơ sở. Giáo án sẽ thiết kế, tạo ra những tình huống để mỗi thành viên của lớp tập huấn có thể tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức các kiến thức được bồi dưỡng và có nhiều cơ hội để thực hành các kỹ năng. Từ các nội dung như gấy quỹ và thu hút tài trợ đến hoạt động công chúng, tổ chức thi đấu TDTT, dàn dựng, nhận diện các hoạt động văn nghệ và các CLB, nhóm sở thích hay phân tích đánh giá chính sách văn hóa...Tất cả sẽ góp phần giúp cho quản lý các hoạt động và tổ chưc hoạt động ở các nhà văn hóa chặt chẽ, tăng hiệu quả, phát huy lợi thế của mỗi địa phương giúp cho việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được tốt hơn.
Tiểu kết chương 3
Quản lý hoạt động văn hóa xét tới cùng là đảm bảo cho các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng; Chính sách pháp luật của nhà nước và định hướng phát triễn chung của ngành để phát huy cao nhất công năng, chức năng, nhiệm vụ ở những thiết chế văn hóa được đầu tư.
Quản lý hoạt động không chỉ bó gọn trong các hoạt động cụ thể mà thực chất căn cứ vào cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý cơ sở vật chất cũng như nguồn lực con người phục vụ cho các hoạt động tại chỗ đảm bảo sự lớn mạnh của sự nghiệp văn hóa ở mỗi địa phương. Đồng thời xây dựng, đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp, những vấn đề nảy sinh trong qúa trình tổ chức thực hiện tại mỗi địa phương. Những kết quả tích cực đạt được của thị xã Hương Trà trong quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo cơ sở cho sự phát triễn hài hòa giữa sáng tạo, hưởng thụ tinh thần của nhân dân và khẳng định vai trò rõ nét của thiết chế văn hóa. Tất cả nhằm giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp vốn có của quê hương đồng thời phát triễn đời sống văn hóa thích ứng với thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Nghị quyết trung ương 5, khóa VIII của Đảng chỉ rõ: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triễn kinh tế- xã hội. Quản lý văn hóa nói chung, quản lý hoạt động của thiết chế văn hóa nói riêng xét tới cùng cũng chính là quá trình tác động, điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hóa trong đời sống xã hội nhằm phát triễn sự nghiệp văn hóa của đất nước.
Thiết chế văn hóa vừa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa trong cộng đồng dân cư đồng thời cũng là nơi chuyển tải các giá trị văn hóa tới từng cá nhân trong đó nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trước hết là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, TDTT. Nhà văn hóa đồng thời cũng là cầu nối giữa sự sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, giữa thiết chế văn hóa các cấp với nhau để phục vụ những nhu cầu tiếp cận tham gia hoạt động văn hóa chung của nhân dân.
Qúa trình đổi mới đất nước phát triễn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đặt ra nhiều vấn đề có liên quan tới hoạt động văn hóa. Vì lẽ đó Đảng ta luôn coi trọng, quan tâm đến đời sống văn hóa của nhân dân. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa các cấp, từng bước đầu tư xây dựng công trình văn hóa nghệ thuật thể dục thể thao. Chú trọng phát triễn văn hóa trong cộng đồng làng xã và các thiết chế văn hóa cơ sở trong đó nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng có vị trí đóng vai trò quan trọng. Ngoài những điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy thì công tác quản lý hoạt động tại đây cần được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và nhận thức đầy đủ. Yếu tố cơ bản giúp cho quản lý tốt hoạt động là con người. Đó là những cán bộ chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ có chuyên môn, người trực tiếp quản lý nhà văn hóa nhiệt tình, được trang bị những kiến thức cơ bản trong quản lý và tổ chức hoạt động.
Qua nghiên cứu và trực tiếp khảo sát hoạt động của các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thị xã Hương Trà tôi nhận thấy hoạt động của cá thiết chế văn hóa đã từng bước được quan tâm và đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập cần khắc phục. Nhận thức về việc cần nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt
cộng đồng nói chung, hoạt động của các nhà văn hóa ở thị xã Hương Trà nói riêng. Đồ án đã giải quyết được cơ bản những mục tiêu đã đặt ra của đề tài gồm:
Nhận diện và làm rõ các khái nhiệm về văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Khái niệm quản lý văn hóa nói chung và quản lý văn hóa, quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng.
Khái quát chung về Thị xã Hương Trà và hệ thống quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý hoạt động văn hóa, quản lý thiết chế văn hóa các cấp ở thị xã.
Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động đó là: Cơ chế quản lý, bộ máy quản lý, cơ sở vật chất, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho người phụ trách. Nâng cao kiến thức cho cán bộ văn hóa cấp thị xã để tăng cường nghiệp vụ cho các nhà văn hóa đồng thời có những đề nghị, gỉai pháp cụ thể trong quá trình tổ chức hoạt động. Tuy nhiên quá trình thực hiện cần có những hoạt động thực tế, cụ thể để chứng minh các giải pháp, do đó hoạt động tổng kết thực tiễn sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện định hướng phát triễn để có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác.
Là thị xã đang từng ngày chuyển mình phát triễn cùng với sự phát triễn chung của những thị xã, huyện khác trong địa bàn tỉnh, Thị xã Hương Trà đang có cả thời cơ và thách thức đan xen. Quản lý văn hóa nói chung, quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa nói riêng cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động văn hóa tại mỗi địa phương. Tích cực xây dựng và phát triễn sự nghiệp văn hóa của thị xã góp phần đóng góp vào nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb, Văn hóa-thông tin, Hà Nội.
2. Trần Văn Ánh (2002), Đại cương công tác nhà văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 3. Nguyễn Quang Ân- Ngô Văn Trụ (2006), Đại chí Thừa Thiên Huế, tập 2,
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Ban Tuyên giáo thành ủy (2009), Bản tin Thừa Thiên Huế số tháng 6. 5. Ban Tuyên giáo thành ủy (2010), Bản tin Thừa Thiên Huế số tháng 02.
6. Ban chấp Hành Đảng bộ thị xã Hương Trà (1995), Lịch sử thị xã Hương Trà. 7. Bộ Văn hóa Thông tin- Ủy ban TDTT (2007), Thông tư liên bộ số 22 ngày
24 tháng 7 về hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm văn hóa-thể thao xã, phường, thị trấn.
8. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư 01 ngày 26/02/2010 về Quy chế tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VHTT&DL quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư 11 ngày 22 tháng 12 về:
Quy định tiêu chí cỉa Trung tâm văn hóa thể thao quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư 12 ngày 22 tháng 12 về: Quy chế mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa-thể thao xã.
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 06 ngày 08 tháng 3 về: Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa-khu thể thao thôn.
12. Bộ Văn hóa thông tin (1986), Nhà văn hóa, mấy vấn đề lý luận về xây dựng và hoạt động, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
13. Bộ văn hóa thông tin (1987-2006), Văn bản pháp quy về Văn hóa- Thông tin, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
14. Bộ Văn hóa thông tin (2004), Hướng dẫn 1182 ngày 14 tháng 4 về: Xây dựng thiết chế văn hóa làng, thôn, ấp, bản, khu phố.
15. Bộ Văn hóa thôn tin (1999), Xây dựng và phát triễn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc (thực tiễn và giải pháp), Văn phòng Bộ Văn hóa thông tin, Báo văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
16. Bộ trưởng, chủ nhiệm UBTDTT (2003), Quyết định 1589 ngày 19 tháng 9 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ TDTT ở cơ sở. 17. Bộ trưởng, chủ nhiệm UBTDTT (2003), Quyết định 1589 ngày 19 tháng 9
về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của CLB TDTT ở co sở. 18. Cục văn hóa thông tin cơ sở (2002), Phương pháp hoạt động CLB.
19. Cục văn hóa thông tin cơ sở (1997), Sổ tay công tác Văn hóa-Thông tin, Nxb thanh niên, Hà nội.
20. Nguyễn Xuân Cần (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
21. Nguyễn Xuân Cần (2006), Điạ chí thị xã Huơng Trà, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Xuân Cần (2009), làng Vĩnh Ninh xưa và nay, Nxb Văn hóa-Thông tin. Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Học viện hành chính quốc gia (2004), Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. HDND thị xã Hương Trà (2007), Nghị quyết 42 ngày 12 tháng 7 về một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội, chỉnh trang đô thị phục vụ đời sống dân sinh trên địa bàn.
29. Nguyễn Văn Kiêu (1983), Nhà văn hóa quận, huyện, xã, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 30. Phan Khanh (2001), chủ biên, Ngiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng
chiến lược phát triễn đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cho trẻ em giai đoạn 2001-2010, đề tài nhánh số 4, đè tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, cục văn hóa thông tin cơ sở
31. Phạm Quang Lê, (2002) tìm hiểu về lý thuyết quản lý. Tạp chí nhà quản lý, Số 01 trang 22.
32. Phạm Quang Lê, (2003), thuyết quản lý theo khoa học của F.M.Taylor. Tạp chí quản lý, Số 01 trang 23.
33. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
34. Nguyễn Tri Nguyên (2006), Văn hóa – Tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35. Nghị quyết Chính phủ số: 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 về đảy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa và thể dục thể thao
36. Nghị quyết Đại hộ Đảng bộ thị xã Hương Trà (khóa XVIII).
37. Bùi Qúy (1988) “Phương pháp quản lý nhà văn hóa với quan điểm tổng hợp” tài liệu nghiệp vụ nhà văn hóa trung ương, Hà Nội.
37. Nhiều tác giả (1998), Hỏi và đáp về vă hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc tạp chí VHNT, Hà Nội
38. Sở Văn hóa Thông tin (2001), Quyết định 49 ngày 10 tháng 8 về việc Ban hành quy định tạm thời về tổ chức hoạt động của nhà văn hóa, thôn, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
39. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 271 ngày 31 tháng 10 về việc phê duyệt quy hoạch phát triễn hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010.
40. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 581 ngày 06 tháng 5 về chiến lược phát triễn Văn hóa Việt Nam giai đoạn (2010-2020).
41. Thủ tướng Chính phủ (2005),Quyết định 100 ngày ngày 10 tháng 5 về việc phê duyệt chương trình phát triễn thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010.
42. Phan Văn Tú – Nguyễn Văn Hy – Hoàng Sơn Cường – Lê Thị Hiền – Trần Thị Diên (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
43. Phan Văn Tú (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
44. Văn Đức Thanh (2001), Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45.Trần Hữu Tòng (1997), Sổ tay công tác văn hóa thông tin, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
46. Lê Thanh Trung (2009), Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy-Thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HUẾ
KHOA NGHỆ THUẬT
HOÀNG NỮ TƯỜNG VY
QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PHỤ LỤC ĐỒ ÁN
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
UBND THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM