Cơ chế chính sách trong xây dựng cơ sở vật chất và quản lý

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà (Trang 36 - 39)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2.1.Cơ chế chính sách trong xây dựng cơ sở vật chất và quản lý

2.2.2.1. Cơ chế chính sách trong xây dựng cơ sở vật chất và quản lý hoạtđộng nhà văn hóa động nhà văn hóa

Căn cứ Quyết định số: 271/2005/QD-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triễn hệ thống thiết chế văn

hóa thông tin cơ sở đến năm 2010; Quyết định số: 581/QD-TTg ngày 06/5/2009

của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triễn Văn hóa Việt Nam giai đoạn

(2010-2020); Đề án số 10/2007/DA-UBND ngày 3 tháng 5 năm 2007 của

UBND Thị xã Hương Trà về : Xây dựng củng cố và nâng cấp hệ thống thiết chế

văn hóa thông tin tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2006-2010.

Trên cơ sở các văn bản trên, Thị xã Hương Trà đã nhận thức được vai trò, vị trí của các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là tầm quan trọng của các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sống xã hội; ban hành Đề án số 27/DA-UB ngày 02/01/1999 của UBND Thị xã Hương Trà về xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa, cụm dân cư. Đồng thời ban hành đề án số 02 về xây dựng và

phát triễn đời sống Văn hóa, xây dựng nếp sống Văn minh đô thị thị xã Hương Trà giai đoạn 2006-2010. Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 22/8/2007 của UBND thị xã Hương Trà về: Xây dựng, củng cố và nâng cấp hệ thống thiết chế

văn hóa thông tin thị xã Hương Trà giai đoạn 2006-2010. Ngoài những văn bản

của UBND thị xã; HDND thị xã đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-HDND ngày 12/07/2007 về một số biện pháp hỗ trợ tài chính của thị xã hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Căn cứ chủ trương xây dựng nhà văn hóa của thị xã, các địa phương đã chủ động trong việc xây dựng nhà văn hóa đồng thời có những chính sách cụ thể hoạt động cũng như quản lý các nhà văn hóa.

Năm 2001 nhà văn hóa thôn Thái Dương Thượng xã Hải Dương được xây dựng với kinh phí 59 triệu đồng trên cơ sở cải tạo lại từ 2 gian nhà tập thể ở tầng 1 của khu tập thể A3 thuộc khu tập thể cao tầng; tiếp theo đến năm 2004 nhà văn hóa thôn Hiệp Hòa xã Bình Thành được xây dựng với diện tích 86m2, phía trước là khoảng sân láng xi măng diện tích 80m2. Đằng sau là các công trình phụ như nhà vệ sinh, nhà bếp, giếng nước; kinh phí xây dựng là 30 triệu đồng trong đó nhân dân đóng góp 10 triệu, nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng. Năm 2009 thôn 5 xã Hồng Tiến giao quản lý 1 gian nhà với diện tích sử dụng là 16m2 làm nhà văn hóa.

Ngoài kinh phí xây dựng nhà; để đi vào hoạt động, các nhà văn hóa đã đầu tư trang bị cơ sở vật chất như tăng âm, loa máy, tivi, quạt điện; hệ thống pano, bục tượng Bác Hồ, phông rèm trang trí sân khấu và các khầu hiệu chiến lược của Đảng và nhà nước, địa phương, nội quy sử dụng nhà văn hóa. Đồng thời ở các nhà văn hóa trên còn có tủ sách cơ sở với tổng số đầu sách là 236 bản sách phục vụ nhu cầu đọc sách của nhân dân trong các thôn, tổ dân phố. Phần kinh phí này hầu hết là do nhân dân tự đóng góp, một phần do ngân sách các phường, xã đầu tư.

Từ khi xây dựng nhà văn hóa, chính quyền các thôn, tổ dân phố xã Bình Thành, Hải Dương, Hồng Tiến đã phân công người phụ trách nhà văn hóa là các ông, bà trong cấp ủy của thôn, tổ dân phố. Giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ các nội dung hoạt động tại nhà văn hóa, áp dụng theo cơ chế và chế độ tự quản dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các thôn, tổ dân phố. Tự quản về nội dung sinh hoạt cũng như kinh phí hoạt động.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, các nhà văn hóa chưa có nhiều những văn bản chính thức của ngành văn hóa hướng dẫn về quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Trước tình hình đó, để giúp cho UBND huyện, thị xã có cơ sở quản lý, định hướng chỉ đạo cũng như tổ chức hoạt động tại các nhà văn hóa. Sở Văn hóa thông tin Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 49/2001/QD-VHTT ngày 10 tháng 8 năm 2001 với nội dung “Quy định tạm thời

Thừa Thiên Huế”. Từ đó cho tới nay các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng

vẫn căn cứ vào quyết định đó trong việc quản lý, tổ chức hoạt động.

Đến ngày 8/3/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL về: Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của

nhà văn hóa, khu thể thao thôn.

Từ khi xây dựng xong, qua một thời gian dài đi vào hoạt động; đến nay trong 3 nhà văn hóa được lựa chọn khảo sát là thôn Hiệp Hòa xã Bình Thành, thôn 5 xã Hồng Tiến và thôn Bình Toàn xã Hương Bình. Quy chế được nhân dân trong thôn thông qua trong cuộc họp thôn ngày 15/02/2007 trong đó quy định thành lập trưởng ban quản lý nhà văn hóa, phó ban, kế toán, thủ quỹ (tất cả đều do nhân dân trong thôn bầu ra), ông Hoàng Trọng Nghĩa trưởng thôn Hiệp Hòa xã Bình Thành kí quyết định ban hành. Nội dung Quy chế quy định cụ thể việc quản lý hoạt động nhà văn hóa, các nội dung thu, chi; quyền hạn, trách nhiệm của ban quản lý nhà văn hóa. Trách nhiệm, quyền hạn của người dân, các tổ chức trong, ngoài thôn đến tổ chức sinh hoạt tại nhà văn hóa. Ban quản lý đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ, lãnh đạo thôn Hiệp Hòa và sự giám sát của hội đồng cố vấn do nhân dân trong thôn bầu ra.

Còn các nhà văn hóa khác chủ yếu là hoạt động theo nhóm sở thích và loại hình CLB dưới dự quản lý của lãnh đạo thôn hay người được giao phụ trách nhà văn hóa. Đối với Trung tâm văn hóa tỉnh thì mới chỉ dừng lại ở việc hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ văn hóa cơ sở nhưng đối tượng lại chưa mở rộng tới người phụ trách nhà văn hóa. Phòng VH&TT thành phố chưa có chỉ đạo tích cực trong quản lý hoạt động tại các nhà văn hóa.

Còn đối với UBND các phường, xã thì chỉ có xã Hương Bình có bố trí 1 cán bộ hợp đồng phụ trách quản lý các nhà văn hóa thôn trên địa bàn của xã nhưng công tác quản lý mới chỉ dừng lại ở việc nắm bắt hoạt động tại chỗ cũng như các số liệu về các hạt nhân văn hóa, văn nghệ và cơ sở vật chất; chưa tham mưu xây dựng được các văn bản pháp quy cho UBND xã ban hành đối với công tác quản lý hoạt động của nhà văn hóa ở các thôn. Các địa phương khác chỉ có 01 cán bộ văn hóa xã hội thực hiện tất cả các nội dung của công tác và phong

trào văn hóa TDTT ở cơ sở nên cơ chế chính sách trong quản lý hoạt động tại các nhà văn hóa còn rất yếu và chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà (Trang 36 - 39)