7. Bố cục của đề tài
2.3.3. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới hạn chế
- Nguyên nhân từ cơ cấu của hệ thống cũng như từ nhận thức của cơ
quan quản lý và định hướng hoạt động chung:
Thị xã Hương Trà là địa phương có tỉ lệ nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng cao. Trong thời gian qua, thị xã đã từng bước quan tâm, đầu tư xây dựng. Từ cơ chế hỗ trợ tài chính xây dựng tới việc quyết đáp những đặc thù thì diện
tích xây dựng (đối với những nơi khó khăn về diện tích đất xây dựng) tới tăng cường cơ sở vật chất để các thôn, tổ dân phố đều có nhà văn hóa.
Với việc nhận thức rõ ràng những diện tích của nhà văn hóa đem lại cho cộng đồng dân cư và hệ thống quản lý chặt chẽ của nhà nước từ tỉnh đến thành phố, xuống xã, phường và thôn, tổ dân phố nên công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động được tiến hành xuyên, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhanh chóng được triễn khai. Người dân ở các thôn, tổ dân phố đều có điều kiện tham gia vào các hoạt động cụ thể mang tính cộng đồng cao vì thế tính chặt chẽ trong quy mô hệ thống nhà văn hóa cũng chính là nguyên nhân tạo nên hạn chế trong hoạt động nhà văn hóa.
Sự phân cấp quản lý từ cao xuống thấp cũng đồng nghĩa với người quản lý, tổ chức cho từng hoạt động cụ thể sẽ giảm dần số lượng mà cuối cùng người quản lý nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng theo khảo sát thường chỉ là 01 người do lãnh đạo thôn, tổ dân phố bố trí và chủ yếu có nhiệm vụ đóng, mở cửa nhà văn hóa. Trong thời gian dài các nhà văn hóa chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ của mình, không hướng tới nhu cầu phục vụ và giao lưu các đối tượng cũng như các tổ chức, các CLB khác trong các phường xã và khu vực.
- Nguyên nhân từ cơ sở vật chất và chế độ tài chính:
Trang bị điều kiện cho hoạt động: Khi tiến hành khảo sát các nhà văn hóa đều có hệ thống tăng âm, điện, nước, bàn ghế để tổ chức hoạt động, nhưng một số nhà văn hóa hệ thống tăng âm phục vụ hoạt động quá cũ và xuống cấp nên trong quá trình tổ chức hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao. Không đủ điều kiện để tổ chức được một chương trình văn nghệ hay hoạt động của các CLB văn hóa, TDTT.
Chế độ tài chính: Hiện nay những người phụ trách nhà văn hóa thường là lãnh đạo thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm nên ngoài phụ cấp của tổ trưởng tổ phó tổ dân phố không có chế độ phụ cấp nào nữa. Kinh phí hoạt động của các nhà văn hóa hiện nay chủ yếu là do nhân dân và các tổ chức xã hội đóng góp, nguồn kinh phí này không ổn định và thường là rất ít. Có một số ít nhà văn hóa đã chủ động một phần quỹ đất hiện có cho hộ kinh doanh thuê như nhà văn hóa thuê. Một số
nhà văn hóa sử dụng diện tích mặt sân rộng để cho các gia đình tổ chức đám cưới có thu lệ phí để trả tiền điện và gây quỹ nhưng kinh phí thu được hàng năm khá khiêm tốn chỉ đủ để thanh toán tiền điện và tiền thuê bảo vệ trông nom nhà văn hóa. Vì vậy để tổ chức hoạt động tại các nhà văn hóa gặp khó khăn và rất cần nguồn kinh phí trang bị, củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động chuyên môn.
- Nguyên nhân về diện tích xây dựng:
Theo khảo sát, thị xã Hương Trà có 08 nhà văn hóa xây dựng đa năng, khoảng gần 20 nhà xây dựng theo hướng đa năng với diện tích đất xây dựng khá rộng, thoáng, số còn lại một phần do diện tích đất quy hoạch làm nhà văn hóa không đủ rộng để xây dựng nhà văn hóa đa năng. Mặc khác, do nhà văn hóa một số nơi xây dựng đã lâu, diện tích xây dựng nhỏ nên trong quá trình hoạt động không thực hiện với nhiều mục đích được. Một phần do kinh phí để xây dựng lớn mà người dân trong thôn, tổ dân phố chưa thể có đủ điều kiện để đóng góp xây dựng. Chính vì vậy, trong việc tổ chức hoạt động của các nhà văn hóa, ngoài những nhà văn hóa đa năng tường duy trì hoạt động thường xuyên với việc tổ chức luyện tập hoạt động TDTT hàng ngày và tổ chức luyện tập của các CLB và phục vụ hội họp. Các nhà văn hóa còn lại thì tỉ lệ hội họp chiếm phần lớn trong hoạt động của mình do diện tích không đủ để tổ chức hoạt động TDTT cũng như hoạt động của các CLB văn hóa, văn nghệ và những nội dung khác.
- Nguyên nhân từ phương thức hoạt động và nội dung hoạt động:
Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoạt động theo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, theo quản lý nhà nước của phòng Văn hóa thông tin. Những hoạt động này đều theo phương thức thực hiện nhiệm vụ chính trị và hoạt động của ngành VH-TT. Đây chính là lý do các hoạt động của nhà văn hóa ít có điều kiện để hướng tới những hoạt động phục vụ các nhu cầu của mọi đối tượng, lứa tuổi ( đặc biệt là lứa tuổi của thanh thiếu niên).
Phương thức hoạt động chủ yếu là hội họp và sinh hoạt chính trị. Một số nhà văn hóa có diện tích sử dụng lớn thì tổ chức luyện tập TDTT (bóng bàn, cầu
động của thôn, tổ dân phố. Ngày tết, ngày lễ tổ chức treo cờ, băng zôn chào mừng. Một số thôn, tổ dân phố có phong trào văn nghệ thì tổ chức luyện tập và giao lưu...Sự đơn điệu về nội dung hoạt động, phương thức thể hiện, chất lượng hoạt động, diện tích cũng như cơ sở vật chất, vị trí địa điểm chính là những yếu tố khiến hoạt động tại các nhà văn hóa không thu nhận được quyền quan tâm của các đối tượng trong địa bàn dân cư. Ở đây chức năng giải trí chưa được khai thác nhiều, nhất là đối với các cháu thanh thiếu niên.
Trước sự phát triễn mạnh mẽ của thông tin đại chúng, đặc biệt là internert, mỗi người dân đều có những điều kiện và cơ hội tiếp cận với thông tin (cả tích
cực và tiêu cực) nên các nhà văn hóa cần đáp ứng thông tin cho nhu cầu giáo dục
đối với người dân. Từng bước đổi mới hình thức chuyển tải thông tin hội họp và sinh hoạt chính trị; sinh động và đa dạng trong hoạt động văn hóa văn nghệ, luyện tập TDTT, để các nhà văn hóa chính là trung tâm văn hóa của mỗi thôn, tổ dân phố. Làm cho mỗi người dân có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng những hoạt động phong phú ở các nhà văn hóa góp phần xây dựng tốt đời sống văn hóa cơ sở.
Tiểu kết chương 2
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triễn nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt là
thị xã Hương Trà đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho sự nghiệp phát triễn văn hóa phát triễn. Việc xây dựng thiết chế văn hóa trong đó nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Quản lý hoạt động nhà văn hóa không chỉ bó gọn trong các hoạt động cụ thể mà thực chất bằng cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý cơ sở vật chất cũng như nguồn lực phục vụ cho các hoạt động để phát huy cao nhất công năng, chức năng, nhiệm vụ của những thiết chế văn hóa, TDTT được đầu tư.
Trong thời gian qua, quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thị xã Hương Trà đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích. Hiệu quả quản lý hoạt động nhà văn hóa đã góp phần vào việc thúc đẩy phong trào
TDDKXDDSVH ở thị xã Hương Trà, góp phần phát triễn sự nghiệp văn hóa chung của đất nước.
Chương 3
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ