Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Thương Mại huế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại huế (Trang 30 - 63)

2.1.4.1. Bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức kế toán tại công ty CPTM Huế

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tuyến Kế toán tiêu thụ Kế toán quầy hàng Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán trưởng

1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: phụ trách chung công tác kế toán trong toàn công ty, kiểm tra các bộ phận kế toán, tổ chức hình thức kế toán thích hợp với mô hình công tác kế toán, tổng hợp các số liệu từ các bộ phận kế toán, chi tiết làm chứng từ ghi sổ, vào sổ cái cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

Kế toán tiêu thụ:

- Chức năng: theo dõi tình hình thu, chi của công ty.

- Nhiệm vụ: tập hợp đầy đủ chứng từ để kiểm tra và tiến hành lập bảng kê các tài khoản. Cuối kỳ chuyển cho kế toán trưởng để lập nhật ký chứng từ, vào sổ cái.

Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định tại công ty. Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng hiện tại và giá trị TSCĐ. Phân bổ khấu hao, tham gia lập dự toán sửa chữa TSCĐ. Kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ.

Thủ quỹ: chức năng thu chi thương mại, tiến hành kiểm kê tiền tồn quỹ và đối chiếu sổ sách để phát hiện và giải quyết kịp thời chênh lệch. Cuối ngày lên báo cáo quỹ.

Kế toán tiền lương: tính toán và thanh toán lương cho công nhân viên trong công ty. Ghi chép chính xác đầy đủ kịp thời về tiền lương, chất lượng và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội và chi phí kinh doanh theo từng đối tượng, lập báo cáo về lao động tiền lương.

Kế toán quầy hàng: theo dõi tình hình thu mua hàng hóa hàng ngày của công ty. Ghi chép đầy đủ từng lần xuất, nhập hàng. Đối chiếu với thủ kho hàng ngày, tập hợp chứng từ đưa cho kế toán tiêu thụ.

2.1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng của công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48 /2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính.

2.1.4.4. Hình thức ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ và không áp dụng kế toán máy.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê liên quan. Trường hợp ghi hằng ngày vào bảng kê thì cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào NKCT.

Đối với các chi phí mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của kết quả phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT có liên quan.

Cuối tháng khóa sổ các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái một lần.

Riêng các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ chi tiết thì tính từ gốc sau khi ghi vào NKCT hoặc bảng kê đư ợc ghi vào sổ hoặc sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng báo cáo tài chính

2.2.1.5. Tình hình lao động tại công ty qua năm 2011-2012-2013

Bảng 2.1: Tình hình lao động công ty qua 3 năm (2011-2012-2013)

Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Tổng số lao động SL63 100% SL71 100% SL78 100% +/-8 12.7% +/-7 9.86% 1.Theo giới tính Nam 36 57.14 42 59.15 46 58.97 6 16.67 4 9.52 Nữ 27 42.86 29 40.85 32 41.03 2 7.41 3 10.34 2.Theo tính chất Trực tiếp 51 80.95 56 78.87 61 78.21 5 9.8 5 8.93 Gián tiếp 12 19.05 15 21.13 17 21.79 3 25 2 13.33 3.Theo trình độ Đại học 13 20.63 22 30.99 32 41.03 9 69.23 10 45.45 Cao đẳng 7 11.11 10 14.08 17 21.79 3 42.86 7 70 Trung cấp 18 28.57 23 32.39 18 23.08 5 27.78 -5 -21.73 Phổ thông 25 39.69 16 22.54 11 14.1 -9 -36 -5 -31.25

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Nhận xét: Qua 3 năm (2011-2013 tình hình lao động có nhiều biến động do công

ty có nhiều thay đổi về quy mô sản xuất và kinh doanh. Số lượng LĐ tăng dần qua các năm, trong đó LĐ nam có tốc độ tăng nhanh và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn hơn LĐ nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp trong kinh doanh thương mại, vì công việc tìm kiếm nguồn hàng, vận chuyển hàng hóa, bán hàng lưu động giữ vai trò chủ chốt.

Lao động năm 2012 so với 2011 tăng 12.7% hay 8 người năm 2013 tăng 9.86% hay 7 người so với năm 2012. Xét một cách cụ thể ta thấy LĐ trực tiếp tăng nhanh hơn LĐ gián tiếp, nếu phân chia theo trình độ thì LĐ có trình độ ngày càng tăng phù hợp với nhịp độ kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Yêu cầu của công ty đặt ra là phải hoàn thiện bộ máy tổ chức vừa năng động, sáng tạo, vừa phải có trình độ chuyên môn vững vàng trước thời cuộc nên số LĐ có trình độ đại học và cao đẳng không ngừng tăng lên, 2012 so với 2011 tăng 69.23% .

2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần thươngmại Huế: mại Huế:

Trên cơ sở các thông tin trên bảng cân đối kế toán, công ty phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các nội dung sau:

* Phân tích kết cấu vốn và tài sản

- Tình hình biến động tài sản của công ty qua hai năm 2012 - 2013:

Từ số liệu trong báo cáo tài chính, công ty tiến hành phân tích sự biến động tài sản của công ty như sau:

Quy mô tài sản của công ty tăng rất nhanh từ 15.277 triệu đồng lên 24.564 triệu đồng (tăng 9.287 triệu tương đương với 60,79%).

Trong kết cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng, chiếm 80,78% năm 2012 và 86,97% năm 2013. Điều này phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty, do đặc thù công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên tài sản chủ yếu là các tài sản ngắn hạn

Bảng 2.2. Kết cấu tài sản của công ty qua 2 năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A. Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn 12.341 80,78 21.364 86,97

1. Tiền 4.721 30,90 3.676 14,96

2. Các khoản phải thu 425 2,78 3.486 14,19

3. Hàng tồn kho 7.098 46,46 14.103 57,41

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.934 19,21 3.200 13,03

1. Tài sản cố định 1.683 11,02 1.877 7,64

2. Tài sản dài hạn khác 1.251 8,19 1.322 5,38

Tổng tài sản 15.277 100% 24.564 100%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty )

Về cơ cấu tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ, về mặt lượng và tỷ trọng thì các khoản phải thu tăng, đây là dấu hiệu không mấy lạc quan do nợ đọng khách hàng còn nhiều, năm 2012 là 425 triệu đồng; năm 2013 các khoản phải thu là 3.486 triệu đồng chiếm 14,19% trên tổng số Tài sản trong năm;. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn cụ thể năm 2012 là 7.098 tr đồng chiếm 46,46% so với tổng tài sản, năm 2013 đã tăng lên gấp đôi 14.103 chiếm 57,41% so với tổng tài sản, đặc biệt là khoản mục tiền giảm cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể trên bảng số liệu cho ta thấy năm 2012 tiền mặt và tiền gửi có số dư là 4.721 triệu đồng, chiếm 30,90% trên tổng số tài sản trong năm, Năm 2013 tiền mặt và tiền gửi có số dư là 3.676 triệu đồng, chiếm

14,96% trên tổng số tài sản trong năm. Do tiền trong ngân quỹ không sinh lời do đó công ty dung tiền để mua hàng hoá dự trữ.

Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ, số tăng trong năm không đáng kể, thậm chí về tỷ trọng còn giảm, cụ thể là năm 2012 là: 1.683 triệu đồng, chiếm 11,02%, năm 2013 là 1.877 triệu đồng, chiếm 7,64% trên tổng tài sản. Điều này là phù hợp đặc điểm về kinh doanh của công ty. Hiện nay tài sản cố định của công ty chủ yếu là các trang thiết bị văn phòng, ô tô... trụ sở chính làm việc của công ty và nhà cửa vật kiến trúc tại các Văn phòng công ty

- Tình hình biến động vốn của công ty qua hai năm 2012 - 2013

Tình hình biến động vốn của công ty được phản ánh trong bảng số 2.3

Trong hai năm vốn của công ty chủ yếu được huy động từ nợ và có xu hướng tăng cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể năm 2012 là 9.599 triệu đồng ( chiếm 62,83% trên tổng số nguồn vốn của đơn vị trong năm), năm 2013 là 18.921 triệu đồng ( chiếm 77,03% trên tổng số nguồn vốn của đơn vị trong năm ). Trong tổng số vốn được huy động từ nợ thì nợ ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại hầu như chiếm chủ yếu và ngày càng tăng, cho thấy việc ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn của Công ty. Công ty Cổ phần thương mại Huế vay nợ dài hạn ngân hàng so với nợ ngán hạn là không đáng kể, đây là một hạn chế trong việc huy động vốn của công ty.

Bảng 2.3: Kết cấu vốn của công ty 2 năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A. Nợ phải trả 9.599 62,83 18.921 77,03

1. Nợ ngắn hạn 9.599 62,83 18.921 77,03

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.677 37,16 5.643 22,97

1. Nguồn vốn kinh doanh 3.421 22,39 3.421 13,93

2. Các khoản phải trả ( bao gồm cả thuế) 356 2,33 230 0,94

3. Lãi chưa phân phối 1.136 7,44 809 3,29

Tổng nguồn vốn 15.277 100% 24.564 100%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty )

Năm 2012 tình hình nợ phải trả tương đối khả qua hơn năm 2013. Do công ty phải dự trữ một lượng hàng hoá khá lớn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Vì thế nợ phải trả tăng gần như gấp đôi so với năm trước. Nợ phải trả so với tổng nguồn vốn năm 2013 tăng vọt so với năm 2012 cụ thể năm 2012 Nợ ngắn hạn chiếm 62,83% so với tổng nguồn vốn song năm 2013 tăng lên 77,03%. Công ty cần linh động hơn trong khâu thu hồi công nợ để thanh toán cho khách hàng. Tránh chiếm dụng vốn của người bán khá lâu. Ảnh hưởng đến uy tính, môi trường kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng không cao. Về mặt lượng, vốn chủ sở hữu năm 2013 thấp hơn so với năm 2012 ( từ 5.677 triệu đồng giảm xuống 5.643 triệu đồng), về mặt tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm, năm 2012 là 37,16% tổng vốn, năm 2013 giảm xuống còn 22,97%.

Như vậy, tổng vốn tăng chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn. Đây lại là một hạn chế cho công ty khi tính tới các kế hoạch kinh doanh dài hạn trong tương lai.

* Phân tích vốn lưu động thường xuyên

Bên cạnh việc phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, công ty cũng phân tích vốn lưu động thường xuyên. Do đặc thù là một công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn của công ty. Do vậy, việc quản lý vốn lưu động thường xuyên được công ty rất chú trọng.

Để đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, công ty thực hiện phânn tích vốn lưu động thường xuyên.

Bảng 2.4: Vốn lưu động thường xuyên

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1. Tài sản ngắn hạn 12.342 21.364

2. Tài sản cố định 1.683 1.877

3. Nguồn vốn ngắn hạn 9.599 18.921

4. Nguồn vốn dài hạn 5.677 5.643

Vốn lưu động thường xuyên

(1) - (3) hoặc (4) - (2) 2.743 2.443

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty )

Theo số liệu của phòng Tài chính kế toán, vốn lưu động thường xuyên của công ty trong 02 năm gần đây đều dương. Năm 2012 là 2.743 triệu đồng, năm 2013 là 2.443 triệu đồng. Vốn lưu động thường xuyên dương tức là vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn lớn hơn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khá tốt.

Ngoài vốn lưu động thường xuyên, để đảm bảo vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cần phải phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:

Bảng số 2.5: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1. Hàng tồn kho 7.098 14.103

2. Các khoản phải thu 425 3.486

3. Nợ ngắn hạn 12.342 21.364

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (1) + (2) - (3) -4.819 -3.775

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty )

Số liệu tính toán từ bảng 2.5 cho thấy, trong hai năm 2012 và 2013 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty âm, chứng tỏ tồn kho và các khoản phải thu của công ty nhỏ hơqn nợ ngắn hạn. Tức là, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của công ty nhỏ hơn vốn ngắn hạn mà công ty huy động được.

Năm 2013, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty âm (3.775 triệu đồng) có nghĩa là vốn ngắn hạn mà công ty huy động từ bên ngoài đó thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của công ty. Công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.

2.2.2 Tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của

doanh nghiệp, nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần thương mại Huế là hoạt động kinh doanh thương mại.

Bảng 2.6 : Kết quả kinh doanh qua 2 năm của Công ty cổ phần thương mại Huế

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2012 % Số tiềnNăm 2013 % Số tiềnChênh lệch%

Tổng doanh thu 111.748.173 100 123.777.780 100 12.029.607 10,76 Doanh thu thuần 111.748.173 100 123.777.780 100 12.029.607 10,76 Giá vốn hàng bán 109.200.966 2,27 120.823.306 2,38 11.622.340 10,64 Lợi nhuận gộp 2.547.207 97,72 2.954.473 97,61 407.266 15,98 Doanh thu HĐTC 1.796.562 98,39 2.003.039 98,38 206.477 11,49 Chi phí HĐTC 271.235 99,757 498.144 99,59 226.909 83,65 Chi phí quản lý DN 2.948.283 97,36 3.209.613 97,40 261.330 8,86 Lợi nhuận HĐKD 1.124.250 98,99 1.249.755 98,99 125.505 11,16 Thu nhập khác 651.617 99,41 151.509 99,87 -500.108 76,74 Lợi nhuận khác 651.617 99,41 151.509 99,87 -500.108 76,74 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.775.868 98,41 1.401.264 98,86 -374.604 21,09 Thuế thu nhập doanh nghiệp 310.776 99,721 350.316 99,71 39.540 12,72 Lợi nhuận sau

thuế

1.465.091 98,688 1.050.948 99,15 -414.143 28,26

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

- Tổng doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012 một lượng tuyệt đối là 12.029.607 ngàn đồng tương ứng tăng tỷ lệ 10,76% là do trong năm Công ty mở rộng thêm cửa hàng bán lẻ, dẫn đến tăng doanh thu.

- Giá vốn hàng bán tăng một lượng tuyệt đối là 11.622.340 ngàn đồng tương

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại huế (Trang 30 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w