Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại huế (Trang 41 - 63)

Phần trên ta đã phân tích chung tình hình tài chính của công ty thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó cung cấp cho ta những thông tin hữu ích về thực trạng tình hình tài chính và công tác quản lý của công ty cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm. Nhưng đánh giá đó chưa đầy đủ và thuyết phục đối với công tác quản lý tài chính, chưa phản ánh đầy đủ những ưu điểm và nhược điểm của công tác quản trị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một công cụ khác dùng để phân tích tài chính nhằm giúp ta đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của công ty ở thời điểm hiện tại, từ đó vạch ra xu hướng phát triển cho

tương lai. Đồng thời qua phân tích nhĩmg tỷ số tài chính cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính và sự biến động của các khoản mục qua các thời kỳ.

2.3.1.Tỷ số khả năng thanh toán 2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Công thức:

TS Ngắn hạn Rc = ---

Nợ ngắn hạn Thay số ta có:

Bảng 2.8 Khả năng thanh toán hiện hành

ĐVT: ngàn đồng

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 So sánh

1. Tài sản ngắn hạn 12.342.250 21.364.212

2. Nợ ngắn hạn 9.599.718 18.921.323

Tỷ số thanh toán hiện

hành (1/2) 1,28 1,12 0,16

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Qua bảng phân tích trên, tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 là 1,12; cho thấy năm 2013 Công ty có 1,12 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Nhưng so với năm 2012 thì khả năng thanh toán hiện hành giảm đi 0,l6 lần, cho thấy dấu hiệu về tài chính đang giảm xuống. Nguyên nhân: là tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 tăng chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong hai năm tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn đều xấp xỉ bằng 1, chứng tỏ doanh nghiệp chưa chú trọng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả nhưng còn ở mức đảm bảo thấp.

Trong thực tế nếu chỉ dựa vào tỷ số thanh toán hiện hành để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì chưa đủ chính xác, vì trong giá trị tài sản lưu động còn có hàng hoá tồn kho, là những mặt hàng khó chuyển đổi thành tiền hoặc chuyển đổi thành tiền rất chậm gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị, vì vậy chúng ta phải xét đến các yếu tố khác để biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính xác hơn.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hoặc đến hạn mà không cần phải bán vật tư, hàng hóa. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp. Công thức: TS ngắn hạn - hàng tồn kho TS ngắn hạn - hàng tồn kho Rq = --- Nợ ngắn hạn Thay số:

Bảng 2.9 Tỷ số thanh toán nhanh

ĐVT: ngàn đồng

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Tuyệt đối %

1. Tài sản ngắn hạn 12.342.250 21.364.212 9.021.962 73,09 2. Hàng tồn kho 7.098.084 14.103.446 7.005.362 100,1 3. Nợ ngắn hạn 9.599.718 18.921.323 9.321.605 97,1

Tỷ số thanh toán nhanh

[(1-2)/3] 0,54 0,38 -0,16

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Qua bảng phân tích trên, tỷ lệ thanh toán nhanh năm 2013 là 0,54 cho biết lượng hàng tồn kho ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty. So với năm 2012 thì khả năng thanh toán nhanh năm 2013 thấp hơn 0,16 lần. Khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của Công ty thấp, chưa đảm bảo được khả năng thanh toán. Do đó, nếu như khách hàng không thanh toán cho công ty và công ty không nhanh chóng bán hàng tồn kho, thì công ty gặp sức ép rất lớn về khả năng trả nợ. Do đó, công ty phải tích cực thu hồi nợ và bán hàng tồn kho.

2.3.1.3. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Công thức:

Tiền R = --- Nợ ngắn hạn

Bảng 2.10 Tỷ số thanh toác tức thời

ĐVT: Ngàn đồng

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Tiền 4.721.203 3.676.146 -1.045.057 22,13 Nợ ngắn hạn 9.599.718 18.921.323 9.321.605 97,1

Tỷ số thanh toán tức thời

0,49 0,19 -0,3

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Ta thấy năm 2012 cứ 1 đồng nợ đến hạn trả thì được đảm bảo bởi 0,49 đồng tiền, năm 2013 cứ 01 đồng nợ đến hạn trả được đảm bảo bằng 0,19 đồng tiền, giảm 0,3 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm do khoảng mục tiền mặt năm 2013 giảm hơn tốc độ giảm nợ phải trả ngắn hạn. Tỷ số thanh toán tức thời giảm công ty gặp khó khăn hơn cho việc mua bán hàng hoá.

2.3.2. Tỷ số đòn bẩy2.3.2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản 2.3.2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Công thức: Tổng nợ Tỷ số nợ = --- Tổng tài sản

Tỷ số nợ năm 2012 là 73,96 cho thấy 73,96% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ vốn chiếm dụng. Tỷ số này tăng lên ở năm 2013 là 79,32% do công ty mướn thêm một lượng tiền đáng kể để đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng thêm cửa hàng kinh doanh Tỷ số này cao là một điều tốt vì doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều để hoạt động nhưng đồng thời rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng tăng cao và tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp là phải làm ăn có hiệu quả để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng hạn nếu không sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.

2.3.2.2. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số này so sánh mức độ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (tự tài trợ và mức độ vay nợ bên ngoài của doanh nghiệp).

Tỷ số này cho thấy khả năng tự chủ tài chính như thế nào Công thức:

Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ = ---

Vốn chủ sở hữu

Bảng 2.11 Tỷ số nợ trên nguồn vốn

Tuyệt đối % 1. Tổng nợ phải trả 9.599.718 18.921.323 9.321.605 97,10 2. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 5.677.332 5.643.066 -34.266 0,60 Tỷ số nợ trên nguồn vốn CSH(1/2) 1,69 3,35 1,66

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Qua số liệu phân tích cho ta thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty không cao nếu như công ty hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, thì áp lực trả nợ là rất lớn, hay nói cách khác nếu như không có chính sách hợp lý thì công ty có khả năng sẽ lâm vào phá sản. Mặt khác, tình hình tài chính của công ty chưa được cải thiện nếu như năm 2012 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,69 lần thì đến năm 2013 tỷ số này là 3,35 tăng l ,66 lần.

Hay nói cách khác vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn năm 2013 giảm hơn so với năm 2012. Nếu xét về khía cạnh tài chính thì áp lực trả nợ tăng lên, nhưng về khía cạnh kinh doanh, thì uy tín của công ty được nâng lên, thể hiện các khách hàng chấp nhận cho công ty nợ tăng.

2.3.2.3. Khả năng thanh toán lãi tiền vay:

Lãi vay hàng năm là khoản chi phí tài chính cố định, và muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi nợ vay đến mức nào, chúng ta cần phân tích khả năng thanh toán lãi tiền vay.

Công thức:

EBIT Khả năng thanh toán lãi vay = ---

Lãi vay Thay số, ta có:

Bảng 2.12 Khả năng thanh toán lãi tiền vay

ĐVT: ngàn đồng

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Tuyệt đối %

1. EBIT 4.343.769 4.957.512 613.743 14,12

2. Lãi vay 86.516 252.825 166.309 192,22

Khả năng thanh toán lãi

vay (1/2) 50,20 19,60 -30,59

Qua bảng phân tích trên ta thấy, khả năng thanh toán lãi tiền vay năm 2013 là 19,6 lần giảm 30,59 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 lãi trước thuế và lãi vay tăng 14,12%, tương ứng mức tăng 613.743 ngàn đồng. Trong khi đó lãi vay tăng lên 192,22%, tương ứng mức tăng 166.309 ngàn đồng, tốc độ tăng nhanh hơn so với lãi trước thuế và lãi vay. Như vậy công ty giảm khả năng thanh toán lãi tiền vay hàng năm. Nhưng cả năm 2012 và năm 2013 công ty đủ khả năng thanh toán lãi vay.

2.3.3. Tỷ số hoạt động

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, nhà nước hay tư nhân thì lợi nhuận là hiệu quả kinh doanh. Trong đó hiệu quả sử dụng vốn là yếu tồ cơ bản nhất nó quyết định đến tính hiệu quả đó. Đối với bất cứ doanh nghiệp nào mọi quyết định về sản xuất kinh doanh, quyết định về đầu tư, quyết định về tài chính... Đều có cơ sở và phải thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ mang lại ý nghĩa khi làm tăng hiệu quả trong kinh doanh.

Trong thực tế, do Công ty làm ăn có hiệu quả cho nên doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là hợp lý, luôn được các ngân hàng ủng hộ và cho vay vốn với mức vay ngày càng cao... Tuy nhiên trên gốc độ nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tôi chỉ trình bày một số chỉ tiêu cơ bản phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, xác định lại cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý như vấn đề sử dụng nợ vay để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh của Công ty.

Để phục vụ cho công việc phân tích các tỷ số tài chính, sau đây tôi xin trình bày quan điểm của mình trong việc xác định vốn với điều kiện thực tế của công ty xem các khoản phải thu như thế nào. Mặc dù đây là khoản bị chiếm dụng trong phần vốn kinh doanh của công ty và sự luân chuyển các khoản này tương đối chậm nhưng vẫn phải xem đây là khoản vốn đã sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình. Vấn đề ở chỗ là phải làm như thế nào để tăng được tốc độ luân chuyển của nó.

2.3.3.l. Số vòng quay các khoản phải thu:

Vấn đề chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, việc thu hồi vốn chậm sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động cũng

như chi phí cơ hội nẫy sinh theo thời gian thanh toán nợ dài hay ngắn của các doanh nghiệp khác. Thời gian thu hồi nợ dài sẽ làm vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế tiếp bị thiếu hụt, doanh nghiệp buộc phải huy động vốn thêm từ nguồn khác để bù đắp cho khoản thiếu hụt này, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Doanh nghiệp có thể đi vay hoặc chiếm dụng của các đơn vị khác... Do dó, công ty phải chịu một khoản chi phí trả lãi nhất định làm gia tăng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị.

Thông qua việc phân tích tỷ số này người làm công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp có thể tìm các biện pháp để quản lý các khoản phải thu nhằm hạn chế vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay thì việc quản lý các khoản phải thu tránh bị khách hàng chiếm dụng nhằm tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay của vốn từ đó tăng hiệu quả sử dung vốn.

Công thức:

Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = ---

Các khoản phải thu 360

Kỳ thu tiền bình quân = --- Vòng quay các khoản thu

Thay số ta có:

111.748.173

Số vòng quay các khoản phải thu = --- = 262,85 Năm 2012 425.131

360

Kỳ thu tiền bình quân = --- = 0,73 262,85

123.777.780

Số vòng quay các khoản phải thu = --- = 35,45 Năm 2013 3.486.789

360

Kỳ thu tiền bình quân = --- = 0,09 35,45

Bảng 2.13 Số vòng quay khoản phải thu

Tuyệt đối %

1. Doanh th thuần 111.748.173 123.777.780 12.029.607 10,76 2. Các khoản phải thu bình

quân 425.131 3.486.789 3.061.658 720,16

3. Thời kỳ phân tích (ngày) 360 360

4. Vòng quay các khoản

phải thu 262,85 35,49 -227,35

5. Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 0,73 0,09 -0,63

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2013 các khoản phải thu bình quân tăng lên 3.061.658 ngàn đồng, kéo theo số vòng quay các khoản phải thu là 35,49 vòng, chậm hơn so với năm trước là 227 vòng, đây là một biểu hiện xấu cho doanh nghiệp, vì nó làm tăng thời hạn thiếu chịu của khách hàng đối với các khoản bán chịu. Và như vậy năm 2013 bình quân khoảng 0,09 ngày Công ty thu hồi được nợ, giảm so với năm 2012 là 0,63 ngày. Qua đó cho thấy việc thu hồi nợ của đơn vị đang thuận lợi, tình trạng vốn ít bị chiếm dụng.

2.3.3.2. Số vòng quay hàng tồn kho:

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi vì dự trữ là để sản xuất, chế biến nhằm phục vụ quá trình hoạt động của Công ty thường xuyên, liên tên tục cũng 1à mục tiêu thu nhập và lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Dự trữ thấp gây gián đoạn quá trình lưu thông, làm giảm doanh thu tiêu thụ trong kỳ và làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, mức dự trữ quá lớn sẽ không đem lại lợi nhuận, đây là một tượng trưng cho sự đầu tư với doanh lợi thấp hoặc bằng không. Cả hai trường hợp điều làm giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.

Thông qua việc xem xét tính toán vòng quay hàng tồn kho cho phép chúng ta nhận xét tương đối chính xác, nó là cơ sở cho việc tìm biện pháp tăng vòng quay hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao.

Vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ khả năng vốn dự trữ của Công ty càng tốt. Ngược lại vòng quay hàng tồn kho thấp hoặc mức dự trữ vượt quá mức cần thiết hoặc hàng dự trữ kém, mất phẩm chất không sử dụng hoặc không tiêu thụ được

Công thức:

Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho = ---

Hàng tồn kho

360

Kỳ luân chuyển bình quân hàng tồn kho = ---

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại huế (Trang 41 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w