Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của
doanh nghiệp, nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần thương mại Huế là hoạt động kinh doanh thương mại.
Bảng 2.6 : Kết quả kinh doanh qua 2 năm của Công ty cổ phần thương mại Huế
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2012 % Số tiềnNăm 2013 % Số tiềnChênh lệch%
Tổng doanh thu 111.748.173 100 123.777.780 100 12.029.607 10,76 Doanh thu thuần 111.748.173 100 123.777.780 100 12.029.607 10,76 Giá vốn hàng bán 109.200.966 2,27 120.823.306 2,38 11.622.340 10,64 Lợi nhuận gộp 2.547.207 97,72 2.954.473 97,61 407.266 15,98 Doanh thu HĐTC 1.796.562 98,39 2.003.039 98,38 206.477 11,49 Chi phí HĐTC 271.235 99,757 498.144 99,59 226.909 83,65 Chi phí quản lý DN 2.948.283 97,36 3.209.613 97,40 261.330 8,86 Lợi nhuận HĐKD 1.124.250 98,99 1.249.755 98,99 125.505 11,16 Thu nhập khác 651.617 99,41 151.509 99,87 -500.108 76,74 Lợi nhuận khác 651.617 99,41 151.509 99,87 -500.108 76,74 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.775.868 98,41 1.401.264 98,86 -374.604 21,09 Thuế thu nhập doanh nghiệp 310.776 99,721 350.316 99,71 39.540 12,72 Lợi nhuận sau
thuế
1.465.091 98,688 1.050.948 99,15 -414.143 28,26
(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)
- Tổng doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012 một lượng tuyệt đối là 12.029.607 ngàn đồng tương ứng tăng tỷ lệ 10,76% là do trong năm Công ty mở rộng thêm cửa hàng bán lẻ, dẫn đến tăng doanh thu.
- Giá vốn hàng bán tăng một lượng tuyệt đối là 11.622.340 ngàn đồng tương đương tăng 10,64%, cho thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán ngang bằng so với tốc độ tăng của doanh thu.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2,27% điều này cho thấy mặc dù doanh thu tăng nhưng doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chi phí đây là một dấu hiệu chưa tốt đối với công ty. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân khách quan của thị trường.
Lợi nhuận gộp năm 2013 tăng so với năm 2012 một lượng tuyệt đối là 407.266 ngàn đồng, tương ứng tăng 15,98 % tỷ trọng lợi nhuận gộp so với doanh thu giảm
0,33% Qua đó, cho thấy mặc dù doanh thu tăng nhưng do giá mua tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng, nên lợi nhuận tăng lên không đáng kể.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2013 tăng so với năm 2012 một lượng tuyệt đối 125.505 ngàn đồng, tương ứng tăng 11,16% do doanh thu năm 2013 cao hơn năm 2012 dẫn tới lợi nhuận cũng tăng nhẹ
- Mặt dù, hoạt động kinh doanh chính phát sinh lãi thấp, nhưng bù lại hoạt động khác mang lại hiệu quả khá cao, cụ thể:
+ Thu nhập khác năm 2013 giảm 76,74 % so với năm 2012, với mức giảm 500.108 ngàn đồng.
Mặc dù doanh thu tăng nhưng do chi phí năm sau cao hơn năm trước nên lợi nhuận trước thuế giảm mạnh cụ thể giảm 374.604 tức giảm 21,09%.
Do vậy chi phí thuế thu nhập cũng giảm theo.
Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của năm 2013 là không mấy khả quan.
* Phân tích tác động đòn bẩy với lợi nhuận và rủi ro doanh nghiệp
4.343.769 + 2.948.283 Năm 2012: DOL = = 1.67 4.343.769 EBIT 4.343.769 Năm 2012: DFL = = = 1,02 EBIT - R 4.343.769 – 86.516 4.957.512 + 3.209.613 Năm 2013: DOL = = 1,64 4.957.512 EBIT 4.957.512 Năm 2006: DFL = = = 1,05 EBIT - R 4.957.512 – 252.825 Năm 2012 DTL = 1,67 x 1,02 = 1,70 Năm 2013 DTL = 1,64 x 1,05 = 1,72
Bảng 2.7 : Tác động của đòn bẩy với lợi nhuận và rủi ro tại Công ty cổ phần thương mại Huế qua 02 năm (2012 - 2013)
ĐVT: ngàn đồng
Doanh thu 111.748.173 123.777.780
GVHB 109.200.966 120.823.306
Tổng CP hoạt động 2.948.283 3.209.613
EBIT 4.343.769 4.957.512
Lãi vay 86.516 252.825
Lãi trước thuế 1.775.868 1.401.264
Thuế TNDN 310.776 350.316
Lãi sau thuế 1.465.091 1.050.948
(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)
* Nhận xét
- Rủi ro kinh doanh:
- Từ những kết quả tính toán trên, cho thấy cấu trúc chi phí và giá thành vì giá trị DOL của năm 2013 thấp hơn năm 2012, chứng tỏ rủi ro kinh doanh của công ty đối với tình hình tăng doanh thu đã được giảm xuống. Tuy nhiên, nó vẫn chưa cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng sự thay đổi cấu trúc chi phí trong năm 2013 của công ty là hợp lý và có hiệu quả bởi với lý lẽ: đã hạn chế được mức độ rủi ro kinh doanh mà công ty phải đối phó và nếu như giữ nguyên cấu trúc mới trong trường hợp doanh thu sụt giảm cực mạnh. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn trong từng bản thân doanh nghiệp, do vậy hạn chế được rủi ro không có nghĩa là doanh nghiệp không gặp rủi ro, nếu doanh nghiệp đối phó với mức độ rủi ro cao thì lợi nhuận đạt được có thể khuếch đại nhiều lẩn (với điều kiện doanh thu phải vượt qua được doanh thu hòa vốn)
- Như vậy, sự thay đổi của cấu trúc chi phí qua hai năm đã làm giảm thiệt hại cho công ty (mức độ rủi ro năm 2013 giảm so năm 2012: 3,34 lần), nhưng đây vẫn là mức độ rủi ro kinh doanh ở mức tương đối cao. Do đó, trong thời gian tới công ty phải có chính sách tiết kiệm chi phí nhằm giảm bớt rũi ro kinh doanh này.
- Rũi ro tài chính:
- Qua bảng phân tích độ nghiêng đòn cân nợ: Năm 2013 hệ số DFL = 1,05 cao hơn năm 2012 là 0,03 lẩn, là do việc tăng nguồn vốn vay ngắn hạn (số vay nợ năm tăng so với năm 2012), việc tăng đòn cân nợ của công ty đã làm tăng chi phí lãi vay, DFL tăng chứng tỏ rằng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bớt nhạy cảm với EBIT, nếu EBIT không đủ khả năng thanh toán lãi vay thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nhưng mức thiệt hại đối với vốn chủ sở hữu sẽ giảm hơn năm 2012.
- Nhìn chung DFL qua hai năm là phù hợp, biên độ giao động tương đối hợp lý. Năm 2012 có DFL= 1,02 nghĩa là khi EBIT tăng giảm l% thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng giảm 1,02%, năm 2013 khi EBIT tăng giảm 1% thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng giảm 1,05%.
- DFL phụ thuộc vào EBIT và lãi vay (R) , trong đó EBIT một phần chịu tác động của cấu trúc chi phí còn lãi vay phụ thuộc vào sử dụng nợ. Từ đây ta nhận thấy rằng có sự liên hệ giữa cấu trúc chi phí và cấu trúc tài chính hay có mối liên hệ giữa đòn cân định phí và đòn cân nợ, hoặc nói cách khác việc sử dụng đòn cân định phí ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kinh doanh còn việc sử dụng đòn cân nợ có thể gây rủi ro tài chính tạo nên rủi ro chung mà công ty phải đối phó. Xây dựng cấu trúc chi phí cấu trúc tài chính như thế nào để khuếch đại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, để đạt được mong muốn và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được là mục đích cuối cùng của các nhà quản lý.
- Rủi ro tổng hợp
Năm 2012 DTL = 1,70 có nghĩa cứ thay đổi 1% trong doanh thu đưa đến một thay đổi 1,70% trong EPS của doanh nghiệp.
Năm 2013 DTL = 1,72 có nghĩa cứ thay đổi 1% trong doanh thu đưa đến một thay đổi 1,72% trong EPS của doanh nghiệp .
Với số liệu tính toán trên ta thấy đòn bẩy tổng hợp năm 2013 gần như ngang bằng năm 2012; đều này có nghĩa là mức độ biến động EPS năm 2013 ngang bằng hay nói cách khác độ rủi ro năm 2013 ngang bằng năm 2012.