Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính (phân tích Dupont)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại huế (Trang 26 - 63)

Các tỷ số tài chính được trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số. Điều này có ý nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tuỳ thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác, các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính.

Đối với các tỷ số tài chính bản thân nó chưa phản ánh đầy đủ được vấn đề vì nội dung của nó quá tổng hợp, phương pháp phân tích Dupont sẽ cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính thông qua công thức điển hình sau:

Lãi ròng Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = ---

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HUẾ 2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Thương Mại Huế

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty CPTM Huế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công ty CPTM, là một DN Nhà nước được xếp vào loại II.

Trụ sở chính: 245 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dưới sự chỉ đạo, giám sát của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty được thành lập theo quyết định số 11/QĐ-UB ngày 06/01/1993 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và được chủ tịch trọng tài cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101725 ngày 05/02/1993. Là DN nhà nước, công ty CPTM Huế hoạt động theo phương thức Nhà nước cấp vốn, hoạch toán độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn được giao. Từ khi ra đời công ty gặp rất nhiều khó khăn, vốn ít, trình độ lao động còn hạn chế, chủ yếu là trung cấp và phổ thông trung học. Bên cạnh đó công ty còn gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh: Công ty Thương Mại Tổng Hợp Huế, Hợp tác xã Thuận Thành, Vĩnh Lợi… Mức sống của người dân còn thấp, nhu cầu tiêu dùng chưa cao. Vì vậy trong thời gian đầu hiệu quả kinh doanh của công ty còn quá thấp, nhiều khi còn bị thua lỗ, công ty chủ yếu dựa vào lãi của mặt hàng này để bù lỗ cho mặt hàng kia để tồn tại.

Đến ngày 01/7/2006 Công ty Thương Mại Huế được chuyển đổi từ DN Nhà nước sang công ty cổ phần theo Quyết định số 1725/QĐ-UB ngày 31/5/2007 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Trước tình hình trên, Ban Giám đốc và công ty đã cố gắng học hỏi, tận dụng thời cơ tìm kiếm bạn hàng, dần dần đưa công ty phát triển. Đến nay công ty đã trở thành một trong những DN thương mại lớn trong tỉnh. Những mặt hàng chủ yếu như: mỹ phẩm, văn phòng phẩm, công nghệ phẩm… Công ty còn mở rộng những mặt hàng mới như: bia Tiger, Heniken, bóng đèn, phích nước. Thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng từ Huế đến Nam Định.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại huế2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng

Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng trong nước phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ngoài ra công ty còn góp phần ổn định thị trường thành phố, thúc đẩy sự phát triển chung của nghành thương mại tỉnh nhà.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Công ty có nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa đa dạng và phong phú. Công ty chuyên kinh doanh và cung cấp tất cả các mặt hàng mình có nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường, phục vụ cho đời sống kinh tế và xã hội góp phần không nhỏ trong việc nộp ngân sách cho Nhà nước và được đánh giá tốt trong các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty cổ phần thương mại huế

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPTM Huế

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc

Phòng tổ chức Hành chính

Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch nghiệp vụ Cửa hàng số 01(số 2 Lê Duẩn) Cửa hàng số 02(số 209 THĐ) Cửa hàng số 03(số 117 LTK) Chi nhánh huyện Phú Lộc Cửa hàng điện tử (số 245 THĐ)

* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

• Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc

trong công ty, chỉ quyết định khi đã được các cổ đông thỏa thuận và biểu quyết tán thành. • Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra hoặc bãi nhiệm. Hội đồng quản trị thay mặt các cổ đông đóng vai trò làm chủ trong việc quản lý công ty.

• Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát hoạt động kinh doanh, quản trị và điểu hành của công ty CPTM Huế.

• Giám đốc: là người đại diện công ty đứng tên chủ DN, lãnh đạo và điều hành hoạt động kinh doanh, đề ra các chủ trương chính sách.

• Phòng tổ chức hành chính: tham gia vào công tác quản lý kinh doanh và quản lý nhân sự. Ký kết các hợp đồng lao động, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, thực hiện nhiệm vụ luật lao động, xác định chính sách tiền lương, phân bổ lao động cho các phòng ban.

• Phòng kế toán tài vụ: tham mưu cho giám đốc về tài chính, theo dõi tình hình thu chi, lập báo cáo quyết toán trình cấp trên, thực hiện chế độ kiểm kê, lập kế hoạch tài chính hằng năm trình lên cấp trên, đại diện công ty nộp thuế và các khoản khác với Nhà nước.

• Phòng kế hoạch nghiệp vụ: tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện các chiến lược kinh doanh, công tác tiếp thị, xây dựng mạng lưới phân phối hàng hóa.

• Cửa hàng và quầy: có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng của công ty, hàng tháng lập báo cáo kết quả kinh doanh trình lên phòng kế toán.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Thương Mại huế2.1.4.1. Bộ máy kế toán của công ty 2.1.4.1. Bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức kế toán tại công ty CPTM Huế

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tuyến Kế toán tiêu thụ Kế toán quầy hàng Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán trưởng

1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: phụ trách chung công tác kế toán trong toàn công ty, kiểm tra các bộ phận kế toán, tổ chức hình thức kế toán thích hợp với mô hình công tác kế toán, tổng hợp các số liệu từ các bộ phận kế toán, chi tiết làm chứng từ ghi sổ, vào sổ cái cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

Kế toán tiêu thụ:

- Chức năng: theo dõi tình hình thu, chi của công ty.

- Nhiệm vụ: tập hợp đầy đủ chứng từ để kiểm tra và tiến hành lập bảng kê các tài khoản. Cuối kỳ chuyển cho kế toán trưởng để lập nhật ký chứng từ, vào sổ cái.

Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định tại công ty. Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng hiện tại và giá trị TSCĐ. Phân bổ khấu hao, tham gia lập dự toán sửa chữa TSCĐ. Kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ.

Thủ quỹ: chức năng thu chi thương mại, tiến hành kiểm kê tiền tồn quỹ và đối chiếu sổ sách để phát hiện và giải quyết kịp thời chênh lệch. Cuối ngày lên báo cáo quỹ.

Kế toán tiền lương: tính toán và thanh toán lương cho công nhân viên trong công ty. Ghi chép chính xác đầy đủ kịp thời về tiền lương, chất lượng và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội và chi phí kinh doanh theo từng đối tượng, lập báo cáo về lao động tiền lương.

Kế toán quầy hàng: theo dõi tình hình thu mua hàng hóa hàng ngày của công ty. Ghi chép đầy đủ từng lần xuất, nhập hàng. Đối chiếu với thủ kho hàng ngày, tập hợp chứng từ đưa cho kế toán tiêu thụ.

2.1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng của công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48 /2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính.

2.1.4.4. Hình thức ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ và không áp dụng kế toán máy.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê liên quan. Trường hợp ghi hằng ngày vào bảng kê thì cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào NKCT.

Đối với các chi phí mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của kết quả phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT có liên quan.

Cuối tháng khóa sổ các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái một lần.

Riêng các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ chi tiết thì tính từ gốc sau khi ghi vào NKCT hoặc bảng kê đư ợc ghi vào sổ hoặc sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng báo cáo tài chính

2.2.1.5. Tình hình lao động tại công ty qua năm 2011-2012-2013

Bảng 2.1: Tình hình lao động công ty qua 3 năm (2011-2012-2013)

Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Tổng số lao động SL63 100% SL71 100% SL78 100% +/-8 12.7% +/-7 9.86% 1.Theo giới tính Nam 36 57.14 42 59.15 46 58.97 6 16.67 4 9.52 Nữ 27 42.86 29 40.85 32 41.03 2 7.41 3 10.34 2.Theo tính chất Trực tiếp 51 80.95 56 78.87 61 78.21 5 9.8 5 8.93 Gián tiếp 12 19.05 15 21.13 17 21.79 3 25 2 13.33 3.Theo trình độ Đại học 13 20.63 22 30.99 32 41.03 9 69.23 10 45.45 Cao đẳng 7 11.11 10 14.08 17 21.79 3 42.86 7 70 Trung cấp 18 28.57 23 32.39 18 23.08 5 27.78 -5 -21.73 Phổ thông 25 39.69 16 22.54 11 14.1 -9 -36 -5 -31.25

(Nguồn: phòng kế toán công ty CPTM Huế)

Nhận xét: Qua 3 năm (2011-2013 tình hình lao động có nhiều biến động do công

ty có nhiều thay đổi về quy mô sản xuất và kinh doanh. Số lượng LĐ tăng dần qua các năm, trong đó LĐ nam có tốc độ tăng nhanh và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn hơn LĐ nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp trong kinh doanh thương mại, vì công việc tìm kiếm nguồn hàng, vận chuyển hàng hóa, bán hàng lưu động giữ vai trò chủ chốt.

Lao động năm 2012 so với 2011 tăng 12.7% hay 8 người năm 2013 tăng 9.86% hay 7 người so với năm 2012. Xét một cách cụ thể ta thấy LĐ trực tiếp tăng nhanh hơn LĐ gián tiếp, nếu phân chia theo trình độ thì LĐ có trình độ ngày càng tăng phù hợp với nhịp độ kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Yêu cầu của công ty đặt ra là phải hoàn thiện bộ máy tổ chức vừa năng động, sáng tạo, vừa phải có trình độ chuyên môn vững vàng trước thời cuộc nên số LĐ có trình độ đại học và cao đẳng không ngừng tăng lên, 2012 so với 2011 tăng 69.23% .

2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần thươngmại Huế: mại Huế:

Trên cơ sở các thông tin trên bảng cân đối kế toán, công ty phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các nội dung sau:

* Phân tích kết cấu vốn và tài sản

- Tình hình biến động tài sản của công ty qua hai năm 2012 - 2013:

Từ số liệu trong báo cáo tài chính, công ty tiến hành phân tích sự biến động tài sản của công ty như sau:

Quy mô tài sản của công ty tăng rất nhanh từ 15.277 triệu đồng lên 24.564 triệu đồng (tăng 9.287 triệu tương đương với 60,79%).

Trong kết cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng, chiếm 80,78% năm 2012 và 86,97% năm 2013. Điều này phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty, do đặc thù công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên tài sản chủ yếu là các tài sản ngắn hạn

Bảng 2.2. Kết cấu tài sản của công ty qua 2 năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A. Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn 12.341 80,78 21.364 86,97

1. Tiền 4.721 30,90 3.676 14,96

2. Các khoản phải thu 425 2,78 3.486 14,19

3. Hàng tồn kho 7.098 46,46 14.103 57,41

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.934 19,21 3.200 13,03

1. Tài sản cố định 1.683 11,02 1.877 7,64

2. Tài sản dài hạn khác 1.251 8,19 1.322 5,38

Tổng tài sản 15.277 100% 24.564 100%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty )

Về cơ cấu tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ, về mặt lượng và tỷ trọng thì các khoản phải thu tăng, đây là dấu hiệu không mấy lạc quan do nợ đọng khách hàng còn nhiều, năm 2012 là 425 triệu đồng; năm 2013 các khoản phải thu là 3.486 triệu đồng chiếm 14,19% trên tổng số Tài sản trong năm;. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn cụ thể năm 2012 là 7.098 tr đồng chiếm 46,46% so với tổng tài sản, năm 2013 đã tăng lên gấp đôi 14.103 chiếm 57,41% so với tổng tài sản, đặc biệt là khoản mục tiền giảm cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể trên bảng số liệu cho ta thấy năm 2012 tiền mặt và tiền gửi có số dư là 4.721 triệu đồng, chiếm 30,90% trên tổng số tài sản trong năm, Năm 2013 tiền mặt và tiền gửi có số dư là 3.676 triệu đồng, chiếm

14,96% trên tổng số tài sản trong năm. Do tiền trong ngân quỹ không sinh lời do đó công ty dung tiền để mua hàng hoá dự trữ.

Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ, số tăng trong năm không đáng kể, thậm chí về tỷ trọng còn giảm, cụ thể là năm 2012 là: 1.683 triệu đồng, chiếm 11,02%, năm 2013 là 1.877 triệu đồng, chiếm 7,64% trên tổng tài sản. Điều này là phù hợp đặc điểm về kinh doanh của công ty. Hiện nay tài sản cố định của công ty chủ yếu là các trang thiết bị văn phòng, ô tô... trụ sở chính làm việc của công ty và nhà cửa vật kiến trúc tại các Văn phòng công ty

- Tình hình biến động vốn của công ty qua hai năm 2012 - 2013

Tình hình biến động vốn của công ty được phản ánh trong bảng số 2.3

Trong hai năm vốn của công ty chủ yếu được huy động từ nợ và có xu hướng tăng cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể năm 2012 là 9.599 triệu đồng ( chiếm 62,83% trên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại huế (Trang 26 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w