7. cc lu nv nô ậă
2.2.5.4. Tổ chức học theo nhóm
Trong giờ học nhạc, giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động theo từng nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em) Thảo luận nhóm là một phương pháp mới trong kỹ thuật dạy học. Phương pháp này sẽ làm cho từng thanh viên quen dần với sự phân công, hợp tác để hoàn thành công việc. Riêng đối với giờ Tập đọc nhạc, việc thảo luận nhóm cũng có những lợi ích riêng:
•Giúp những học sinh yếu, không có năng khiếu vẫn đọc được bài tập đọc nhạc
Ví dụ: Với 1 bài tập đọc nhạc, sau khi đọc tên nốt, tới phần nghe giai điệu, GV sẽ đàn giai điệu từng câu 3 lần
- Lần 2: HS đọc nhẩm theo giai điệu
- Lần 3: Các bạn đọc tốt trong nhóm sẽ đọc mẫu cho cả nhóm và tập cho các bạn học sinh yếu đọc.
Sau 1 phút, giáo viên sẽ gọi một nhóm trình bày cho cả lớp nghe câu nhạc đó và cả lớp cùng đọc lại câu nhạc.
Ví dụ: Khi nhận xét về bài Tập đọc nhạc, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, từng nhóm học sinh thảo luận trong 2 phút và viết câu trả lời vào bảng.
- Bài Tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy? Được chia làm bao nhiêu câu? Mỗi câu có đặc điểm giống và khác nhau thế nào?
- Có những hình nốt nào trong bài? Có những hình tên nốt nào trong bài? Tiết tấu chính trong bài là gì? Ngoài ra bài còn có ký hiệu âm nhạc gì khác?... Giáo viên cần linh động thay đổi nhiều cách thức thảo luận nhóm để tránh sự nhàm chán.
Phát triển các kỹ năng âm nhạc:
Âm nhạc là một môn nghệ thuật, trong tiết học âm nhạc, học sinh được rèn luyện một số kỹ năng như: Quan sát, tai nghe, các cách gõ đệm (mắt nhìn bảng, tai nghe đàn, tay gõ đệm, miệng đọc nốt). Tất cả các giác quan đều được sử dụng triệt để. Ở đây, tôi xin giới thiệu một số cách rèn luyện kỹ năng âm nhạc trong phân môn tập đọc nhạc:
a. Kỹ năng quan sát:
Đa số học sinh khi đọc tập đọc nhạc, đều nhìn vào Sách giáo khoa, vì các em ghi sẵn tên nốt trong đó. Để tránh tình trạng này, giáo viên nên cho học sinh đóng hết tập vở và chỉ tập trung nhìn lên bài tập đọc nhạc có sẵn trên bảng, và trong suốt quá trình tập đọc nhạc, học sinh không được mở tập vở ra.
Để làm được điều này, giáo viên cần phải chuẩn bị bảng phụ viết sẵn bài tập đọc nhạc.
Ghi chú : Bài tập đọc nhạc phải to rõ, sao cho cả lớp đều có thể nhìn thấy.
Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hỗ trợ hoặc in bài tập đọc nhạc trên giấy A0
Phần quan sát sẽ rất có lợi khi học sinh nhận xét bài tập đọc nhạc, điều này sẽ giúp học sinh:
- Biết cách đọc bài tập đọc nhạc theo thứ tự trong bài
- Nhớ được các tên nốt bằng cách nhìn trực tiếp các nốt nhạc (không phải tên nốt) - Chú ý các ký hiệu trong bài tập đọc nhạc
- Chú ý đến bài học, không làm chuyện riêng
b. Kỹ năng nghe:
Đây là kỹ năng không thể thiếu trong âm nhạc. Không có tai nghe, học sinh rất khó hát đúng được cao độ, trường độ của bài tập đọc nhạc. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải được rèn luyện nhiều. Ở các lớp phổ thông, để rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh, giáo viên sẽ phải luyện tập thường xuyên trong các giờ học hát và tập đọc nhạc.
Đối với giờ Tập đọc nhạc, giáo viên có thể thực hiện như sau: - Kết hợp đọc tên nốt, cao độ và tiết tấu (hoàn chỉnh một câu nhạc) + Đàn giai điệu từng câu từ 3-4 lần cho học sinh nghe
Lần 1: Đàn đúng tốc độ, có thể hơi nhanh
Lần 2: Đàn chậm rõ từng nốt theo đúng giai điệu Lần 3: Đàn như lần 2 nhưng tốc độ nhanh hơn
Lần 4: Đây là lần đàn thêm nếu học sinh chưa đọc được câu nhạc. - Sau khi nghe học sinh đọc lại hoàn chỉnh câu nhạc
Áp dụng phương pháp này mang lại nhiều lợi ích như: Phát triển tai nghe nhạc của học sinh; Giúp học sinh lắng nghe và đọc lại những gì vùa được nghe kết hợp với tên nốt đã đọc ở nhà; Học sinh sẽ biết ứng dụng đọc tập đọc nhạc vào các tiết sau mà giáo viên không cần đọc mẫu.
c.Kỹ năng gõ đệm:
Đây cũng là một kỹ năng quan trọng trong âm nhạc. Đa số các giáo viên quên, không cho học sinh thực hiện kỹ năng này. Giáo viên phải phân biệt cho học sinh biết có 3 cách gõ đệm và rèn luyện cho học sinh thường xuyên:
- Gõ đệm theo nhịp - Gõ đệm theo phách - Gõ đệm theo tiết tấu
Đối với những bài tập đọc nhạc, việc gõ đệm theo phách là dùng thường xuyên nhất, hai cách gõ đệm còn lại thường dùng trong phân môn học hát.
Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp học sinh:
- Giữ vững nhịp phách, khi đọc không cần đàn, học sinh vẫn không bị cuốn nhịp hoặc lơi nhịp.
- Ý thức được tầm quan trọng của tiết tấu trong bài tập đọc nhạc - Có thể phân biệt các loại tiết tấu khác nhau.
Cách thực hiện:
- Khi giáo viên đàn giai điệu từng câu, giáo viên nên kết hợp thêm phần gõ phách (tay phải đàn, tay trái gõ phách)
- Học sinh sẽ phải thể hiện câu nhạc bằng cách đọc tên nốt đúng cao độ, tiết tấu kết hợp với gõ phách.
- Mỗi khi học sinh đọc bài tập đọc nhạc, giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh gõ phách. Điều này sẽ giúp học sinh phát triển thành thói quen gõ phách mỗi khi đọc nhạc.
Lưu ý: Khuyến khích học sinh đọc to, rõ ràng tên vào cao độ của nốt nhạc để có thể ghi nhớ lâu hơn
2.2.6. Phương pháp kiểm tra và đánh giá 2.2.6.1. Triền khai giải pháp
- Tổng quát các phương pháp, thủ pháp chính:
Để giúp học sinh ghi nhớ nốt nhạc trên khuông được tốt, thường sử dụng một số phương pháp, thủ pháp sau đây:
+ Nhóm thủ pháp trợ giúp:
Thiết bị dạy học có sẵn như: đàn organ; máy cassette, máy chiếu hoạc máy tính trình chiếu giáo án điện tử.
Đồ dùng dạy học giáo viên tự làm, tự chuẩn bị: Bảng phụ bài tập đọc nhạc, đoạn nhạc, câu nhạc, gam, giọng, thước chỉ, nam châm, thanh phách.
+ Bảng sinh hoạt nhóm của học sinh. + Bảng nhạc cá nhân của học sinh.
- Nhóm thủ pháp đơn giản mà không đơn giản:
+ Nghiêm cấm việc ghi tên nốt nhạc dưới mọi hình thức trừ khi giáo viên có yêu cầu.
+ Hướng dẫn cách chép tập đọc nhạc ở nhà
+ Sử dụng khuông nhạc bàn tay để tự học ở nhà và trong mọi lúc mọ nơi. - Nhóm phương pháp lý thuyết và thực hành:
+ Xây dựng nhóm học tập + Dạy lý thuyết chặt chẽ. + Thực hành thường xuyên.
- Nhóm thủ pháp theo dõi và đánh giá:
+ Bảng tiêu chí đánh giá tổng quát quá trình học tập (của giáo viên) + Bảng điểm cho sinh hoạt nhóm, thực hành tại lớp (giáo viên).
+ Sổ tay theo dõi các hoạt động học và rèn luyện của học sinh (của giáo viên). + Nhật ký sinh hoạt nhóm, tổ học tập (của học sinh).
Những phương pháp, thủ pháp trên được tiến hành trước, trong và sau quá trình học tập của học sinh và trong suốt năm học.
2.2.6.2. Thực hiện giải phápa. Nhóm thủ pháp trợ giúp a. Nhóm thủ pháp trợ giúp - Các thiết bị dạy học:
Đối với bộ môn âm nhạc việc sử dụng các thiết bị dạy học thường xuyên như: đàn organ; máy cassette, máy chiếu được chú trọng nhiều nhất. Đàn organ và máy cassette trợ giúp một cách đắc lực cho việc giảng dạy của giáo viên đồng thời giúp học sinh rèn luyên tai nghe nhạc với độ âm thanh chuẩn xác, từ đó giúp học sinh ghi nhạc được tốt hơn. Trình chiếu bằng máy chiếu tranh ảnh phù hợp nội dung cũng làm cho tiết học sinh động hơn.
- Đồ dùng dạy học do giáo viên tự chuẩn bị như:
Bảng phụ chép tập đọc nhạc, đoạn nhạc, câu nhạc, gam… nhằm giúp giáo viên thao tác nhanh hơn, giúp học sinh nhìn rõ hơn, thoát ly bài tập đọc nhạc ở trong sách vở để tránh tình trạng học sinh tự động viết tên nốt bằng chữ để đọc cho dễ (đọc vẹt, lười nhớ…). Có người cho rằng có thể trình chiếu bảng phụ bài tập đọc nhạc bằng vi tính với màn hình lớn bằng vải, hoặc màn hình tivi có số inch lớn thì rõ, đẹp mà nhanh. Theo tôi nghĩ, nếu sử dụng máy chiếu với màn hình lớn bằng vải thì sẽ không rõ nét, nếu sử dụng màn hình tivi lớn sẽ đẹp nhưng nốt nhạc nhỏ ( và không kinh tế!). Với bảng phụ từ tự làm, còn chủ động được khi mất điện.
Ngoài ra nam châm, thước chỉ, thanh phách là những đồ dùng không thể thiếu trong một tiết nhạc đối với giáo viên dạy nhạc.
- Bảng phụ sinh hoạt nhóm (của học sinh):
+ Số lượng tùy theo nhóm học sinh mà sử dụng số lượng bảng phụ cho phù hợp. Thông thường 1 lớp có ít nhất 4 nhóm học tập (nhóm lớn) nhiều nhất 8 nhóm học tập (nhóm nhỏ).
+ Học sinh sử dụng bảng phụ để bàn bạc thảo luận đưa ra đáp án cho nội dung nào đó mà giáo viên đưa ra trong tiết học (hoạt động nhóm hay trò chơi âm nhạc).
Ví dụ: Trả lời nhanh một số câu hỏi sau: Nốt Son nằm ở dòng nào, khe nào? (cao độ)
Nốt Si đen nằm ở dòng nào, khe nào? Đuôi quay lên hay xuống ? ( kiểm tra cả cao độ và trường độ)...
- Bảng nhạc cá nhân của học sinh:
+ Số lượng: mỗi cá nhân 1 bảng nhạc nhỏ có 2 khuông nhạc ở cả 2 mặt, Sử dụng loại giấy có thể xóa ngay để sử dụng lâu dài.
+ Bảng nhạc giúp học sinh thực hành xác định nốt nhạc trên khuông nhạc về cao độ và trường độ, tập chép câu nhạc ngắn.
+ Bảng nhạc nhằm giúp học sinh thực hành được cả lớp, giáo viên có điều kiện kiểm tra sửa sai cho cả lớp.
+ Nên thực hiện theo cách: mỗi lớp trong khối tự làm 4 hoặc 5 cái ( tùy theo sĩ số của lớp). Cả khối cộng lại sẽ đủ số bảng cho một lớp học thực hành ( thực tế mỗi giờ thực hành chỉ có một lớp học). Sau khi học xong bảng được thu giữ tại trường phục vụ cho những giờ học sau của các lớp khác. Như vậy sẽ không lãng phí và tránh được tình trạng quên đồ dùng học tập của HS.
+ Bảng sinh hoạt nhóm và bảng nhạc cá nhân được chuẩn bị vào đầu năm học, được sử dụng trong quá trình học tập ở trên lớp của học sinh.
b. Nhóm thủ pháp đơn giản mà không đơn giản
- Nghiêm cấm ghi tên nốt nhạc dưới mọi hình thức (trừ trường hợp giáo viên có yêu cầu)
+ Việc học sinh luôn luôn ghi tên nốt nhạc ( bằng chữ phía dưới nốt nhạc) vào sách vở để học cho dễ làm giảm tính tích cực học tập , tăng tính ỷ lại, lười ghi nhớ của học sinh.
+ Thủ pháp để hạn chế học sinh ghi tên nốt nhạc vào bài tập đọc nhạc ở sách và vở có một vài cách như sau:
Tăng cường cho học sinh chép nhạc, giáo viên đọc tên nốt, các em ghi lại trên khuông nhạc. Với những bài kiểm tra này, dù được xem sách vở, nhưng giáo viên đọc nhanh, học sinh phải nhớ tên nốt mới thực hiện được (Nội dung này sẽ được nói thêm ở phần thực hành tại lớp thường xuyên).
Sử dụng bảng phụ có gam, giọng Đô trưởng hoặc giáo viên tự viết lên bảng cho học sinh đọc nhiều lần, liền bậc đến cách bậc (Thực hành tại lớp)
Khi kiểm tra đọc nhạc, giáo viên cho học sinh đọc ở sách giáo viên, sách học sinh không ghi tên nốt hoặc nhìn bảng phụ đọc, nhắc các em cần bỏ thói quen ghi tên nốt nhạc mới đọc được bài.
Kiểm tra sách và vở ghi chép thường xuyên
- Hướng dẫn cách đọc và chép tập đọc nhạc ở nhà cho học sinh bằng cách như sau:
+ Đọc chép từng ô nhịp (đọc tên các nốt nhạc, xác định vị trí trên khuông nhạc và viết cao độ trước, trường độ sau rồi vạch nhịp, tiếp tục ô nhịp khác). Thủ thuật này giúp học sinh đọc tên nốt nhạc nhiều lần trở nên thuần thục, không cần ghi tên nốt bằng chữ mà vẫn đọc được.
Sau khi chép xong bài, tập đọc vài lần tên nốt nhạc.
+ Nên chép nháp bằng bút chì ( để dễ sửa ), sau đó chép sạch bằng bút mực vào vở.
+ Ngoài ra, việc tìm hiểu trước ở nhà một số ký hiệu âm nhạc đã học, cũng giúp học sinh vững thêm về kiến thức nhạc lý và làm cho việc học tập đọc nhạc ở lớp được nhanh hơn rất nhiều.
- Sử dụng khuông nhạc bằng bàn tay để học ở nhà, học ở mọi lúc, mọi nơi, theo các nhóm học tập hoặc tự học (Phần này sẽ nói đến ở thủ pháp thực hành).
Những thủ pháp này tưởng chừng đơn giản mà không đơn giản chút nào, bởi nó phụ thuộc rất lớn ở ý thức tự học tập của học sinh cho nên giáo viên cần phải kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên bằng các thủ pháp sẽ được nói đến ở phần đánh giá.
c. Nhóm phương pháp thủ pháp về lý thuyết và thực hành
Đây là nhóm phương pháp, thủ pháp được coi là trọng tâm nhất, được chú trọng nhiều nhất, có ảnh hưởng lớn đến thành tích đạt được trong quá trình học tập phân môn tập đọc nhạc của học sinh
- Xây dựng nhóm học tập
+ Có nhiều loại nhóm
Nhóm nhỏ 5-6 học sinh (Tổ chia đôi) Nhóm lớp 10-12 học sinh (Tổ).
Đôi bạn học tập (Xây dựng từ các nhóm nhỏ hoặc nhóm chỗ ngồi). Nhóm chỗ ngồi ( 3-4 học sinh).
+ Nhóm có đầy đủ mọi trình độ: giỏi, khá, trung bình, yếu để bảo đảm giúp nhau về học tập lý thuyết và thực hành.
+ Sử dụng nhóm nhỏ hay lớn phụ thuộc vào nội dung bài học và thời lượng dành cho bài học nhiều hay ít.
+ Nhóm chỗ ngồi để phù hợp cho các nội dung thực hiện ngay. + Đôi bạn học tập rất tiện lợi có thể giúp nhau mọi lúc mọi nơi + Cử nhóm trưởng:
Là người có trách nhiệm. Học lực âm nhạc khá giỏi.
Có cách thức tổ chức, điều hành tốt. Có đạo đức tốt hay giúp đỡ bạn bè - Dạy lý thuyết chặt chẽ
Trong chương trình môn âm nhạc, nội dung lý thuyết bắt đầu từ tiết 3. Tiết 3 và tiết 4 là 2 tiết trọng tâm về lý thuyết liên quan đến ghi nhớ nốt nhạc trên khuông. Giáo viên cần phải có những thủ pháp giảng dạy để học sinh ghi nhớ tốt các ký hiệu âm nhạc từ đó việc thực hành mới dễ dàng:
Tiết 3: Các ký hiệu âm nhạc
+ Tên 7 nốt nhạc và thứ tự của nó ( học sinh đã được học ở tiểu học). Giáo viên kiểm tra lại bằng thực hành sử dụng gam Đô trưởng viết ở bảng lớp.
+ Khuông nhạc: chú ý dòng và khe ( chính và phụ) + Khóa Son: bắt đầu từ dòng 2; dòng 2 mang tên son. + Xác định cao độ các nốt trên nốt Son.
+ Xác định cao độ các nốt dưới nốt Son.
+ Hướng dẫn đọc nhạc bằng khuông nhạc bàn tay:
- Đưa bàn tay trái để ngang cho học sinh quan sát và nhận xét: + Có năm ngón tương ứng 5 dòng kẻ.
+ Xen giữa 5 ngón là 4 khe tương ứng với 4 khe nhạc.
- Nếu thứ tự cũng được tình từ dưới lên thì ngón út tương ứng với dòng số mấy, mang tên gì? Nốt Son nằm ở ngón nào? Dưới ngón út là nốt nào? Nếu thêm ngón trỏ bàn tay phải vào dưới ngón út tạo thành 1 dòng phụ thì ngón đó có tên là gì?
- Giáo viên kết luận: bàn tay trông giống như khuông nhạc.
- Thực hành tại lớp: giáo viên chỉ ngón tay hoặc khe, học sinh đọc. - Nêu ý nghĩa: bàn tay theo ta mọi nơi, mọi lúc. Vậy nó rất tiện lợi cho ta học xác định vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Ra bài tập: về nhà tập xác định tên nốt trên khuông bàn tay, tập theo cách giáo viên vừa hướng dẫn, lần lượt từng người thay nhau làm giáo viên,