Chương trình phân môn Tập đọc nhạ cở khối lớp 7 gồm có:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường thcs thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 94)

7. cc lu nv nô ậă

1.4.1.2. Chương trình phân môn Tập đọc nhạ cở khối lớp 7 gồm có:

TG Nội dung Hoạt động GV Hoạt động

HS 5p 5p 5p 5p 1/Ôn định: 2/Bài cũ:

3/ Nội dung bài mới: Tiết 2:

Ôn tập hát bài Mái trường mến yêu Tập đọc nhạc: TĐN số 1

Bài đọc thêm Cây đàn bầu

I/ Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu

Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng

II/ Tập đọc nhạc:

Đặt câu hỏi:

Bài Tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy?

Nốt nhạc thấp nhất là nốt gì?

Trường độ của bài Tập đọc nhạc có

Luyện thanh cho HS Đàn và cho cả lớp hát GV đặt câu hỏi HS thực hiện HS trả lời

5p

10p

5p

5p

những nốt gì? Cho Hs gõ tiết tấu Cho Hs đọc gam C- dur

- Đàn và đọc mẫu bài Tập đọc nhạc - Đàn 4 ô nhịp đầu tiên, đọc mẫu và đàn lại 3 lần kết hợp gõ nhịp

- Cho cả lớp đọc ( nhận xét) - Đàn câu còn lại và đàn lại 3 lần - Cho cả lớp đọc

- Đàn lại cả 2 câu, cho cả lớp đọc kết hợp gõ nhịp

- Gọi một số HS đọc cả bài Tập đọc nhạc

III/ Bài đọc thêm: Cây đàn bầu 4/ Củng cố:

GV điều khiển

Thực hiện theo tổ, nhóm , cá nhân

5/ Dặn dò:

Ôn bài cũ, đọc bài mới

GV làm mẫu GV thực hiện GV điều khiển GV điều khiển HS lắng nghe và thực hiện HS lắng nghe HS thực hiện HS thực hiện

1.5. Khái quát về công tác giáo dục của thị xã Hương Thủy và trường Trung học cơ sở Thủy Dương

1.5.1. Vài nét công tác giáo dục tại thị xã Hương Thủy

Phòng GD&ĐT thị xã Hương thủy đang quản lý 46 đơn vị trực thuộc bao gồm các ngành học Mầm non: 18 trường, Tiểu học: 17 trường, THCS: 11

trường (trong đó có 02 trường nhiều cấp học). Với 1426 cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên.

Ngoài các trường học do Phòng GD&ĐT quản lí, trên địa bàn thị xã Hương Thủy có 3 trường THPT, 01 Trung tâm GDTX và 01 Trung tâm Kĩ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp do Sở GD&ĐT quản lí.

Trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT thị xã Hương Thủy đã thực sự ổn định và thay đổi khá mạnh, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực: chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học không ngừng được đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoá, đã có 31/44 trường có nhà cao tầng (68,18%), trong đó Tiểu học có 17/17 trường (100%), THCS có 11/11 trường (100%), đã nối mạng internet ở tất cả các trường mầm non, TH, THCS, huy động học sinh ở các cấp học, bậc học đạt tỉ lệ cao. Các hoạt động giáo dục luôn được đẩy mạnh.

Từ những nỗ lực đó, 10 năm qua, Phòng GD&ĐT Hương Thuỷ được khen các tiêu chí thi đua của Sở GD&ĐT. Có 02 trường và Phòng GD&ĐT được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Có 05 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 30 lượt trường được Bộ GD&ĐT và UBND Tỉnh tặng Bằng khen. Đến nay đã xây dựng được 13 Trường tiểu học, 05 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, 09 trường được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường phổ thông. Thị xã được công nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn quốc gia về PCGDTH - XMC, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

GD & ĐT Hương Thủy nhiều năm qua đã thực sự phát triển với sự nỗ lực của toàn ngành cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các lực lượng xã hội và nhân dân, GD & ĐT Hương Thủy sẽ giữ vững những thành tựu đã đạt được đồng thời phấn đấu cao hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn mới.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, vai trò quan trọng của âm nhạc cũng như ý nghĩa to lớn của nghệ thuật trong vấn đề giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất đối với học sinh cho thấy việc giảng dạy môn âm nhạc nói chung, phân môn Tập đọc nhạc nói riêng trong các trường THCS là rất cần thiết.

- Phần lớn các giáo viên tổ Âm nhạc có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ nên rất nhiệt tình trong công việc giảng dạy của mình, các giáo viên đã không ngừng học tập và nâng cao trình độ, chịu khó tìm tòi, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phục cho việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc cũng tạm được.

- Đội ngũ giáo viên âm nhạc trước đây hầu hết là được đào tạo hệ đại học, chuyên ngành Sư phạm chính quy .

Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương nói riêng và THCS nói chung , là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường hiện nay. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh THCS Thủy Dương là nhiệm vụ cấp thiết trong thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn dạy Tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế còn thấp, do giáo viên âm nhạc còn chưa nắm vững các giai điệu của bài Tập đọc nhạc. Bởi vậy, đề tài đã xác định nhiệm vụ cơ bản là phải tìm hiểu để làm rõ những đặc điểm của các bài Tập đọc nhạc trong chương trình THCS.

CHƯƠNG 2

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS THỦY DƯƠNG

2.1. Mục đích đổi mới phương pháp dạy và học phân môn tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương

Xã hội ngày nay càng phát triển đòi hỏi con người cũng phải phát triển toàn diện hơn. Vì vậy nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải đào tạo cho đất nước những con người có đủ đức- trí - thể - mỹ. Các bộ môn nghệ thuật trong đó có âm nhạc là môn quan trọng được đưa vào chương trình giáo dục THCS nhằm thực hiện nhiệm vụ nói trên, đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ.

Không như các trường âm nhạc chuyên nghiệp, mục tiêu giáo dục âm nhạc ở trường THCS là giúp cho học sinh có được “Trình độ văn hoá âm nhạc nhất định”- mục đích cuối cùng là làm cho các em phát triển hài hoà, toàn diện, hào hứng tham gia những họat động âm nhạc của trường, lớp và cộng đồng.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là trình độ âm nhạc của học sinh không đồng đều do ở tiểu học các em không được tiếp nhận đầy đủ các nội dung giáo dục âm nhạc. Mặt khác đối tượng của chúng ta là học sinh đại trà, nhiều em không có năng khiếu lại mất kiến thức gốc do đó nảy sinh tâm lý ngần ngại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giúp các em yêu thích môn học.

Mục đích của việc nâng cao phương pháp giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc là để các em trở thành những con người có trình độ văn hóa âm nhạc đủ để thưởng thức phân biệt, sàn lọc cái hay cái đẹp của âm nhạc. Tôn trọng tinh hoa âm nhạc của dân tộc của nhân loại, góp phần làm giàu thêm tri thức để phát triển toàn diện.

sự mong muốn chủ quan, mà xuất phát từ một phân tích khoa học và khách quan về bản chất của nghệ thuật nói chung và của âm nhạc nói riêng. Bản thân sự thống nhất hài hòa giữa nội dung tốt đến mức tối ưu đã mang trong lòng nó một ý nghĩa giáo dục đối với người nghe. Nói cách khác, bản thân cái hay, cái đẹp trên cơ sở một lý tưởng tiến bộ đã mang theo nó một ý nghĩa giáo dục nhất định.

Vấn đề xây dựng một quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, một thị hiếu nghệ thuật làm mạnh trong công tác giáo dục và phổ cập âm nhạc là một vấn đề vừa cấp bách vừa mang tính giáo dục lâu dài. Không phải chỉ có những ý nghĩa và tình cảm thể hiện ra trong âm nhạc mới giáo dục cho người nghe. Sự khoái cảm thẩm mỹ do con người. Trong khi đem lại niềm vui, vẻ đẹp âm nhạc làm cho ta hưng phấn về tinh thần, ngạc nhiên và tự hào về con người. Yêu mến và có thêm nghị lực trong cuộc sống.

Vậy ý nghĩa của việc giáo dục, định hướng cái đẹp trong âm nhạc cho các em. Đó là tác dụng lành mạnh và sự hấp dẫn thẫm mỹ của những mẫu mực. Một ca khúc thanh lịch, một điệu múa du dương một khúc nhạc Jazz với nhịp điệu độc đáo làm cho người nghe vui thích về sự phong phú và về sáng kiến và về cái cảm giác cũng làm cho óc thẩm mỹ phát triển, dạy cho người ta biết cảm thụ và biết quý cái đẹp.

Đối với tuổi trẻ yêu âm nhạc, việc phát triển óc thẩm mỹ và sự hiểu biết nghệ thuật này lệ thuộc vào chính mỗi chúng ta. Vị trí của âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng không ai không nhận thấy; nó là nhu cầu không thể thiếu đối với các em. Với các em học sinh THCS phải sớm được tiếp xúc với nền văn hóa âm nhạc của dân tộc và nhân loại tiến bộ phải được định hướng đúng đắn… Truyền cho các em cảm xúc mãnh liệt, khả năng cảm thụ những cái hay cái đẹp trong âm nhạc. Không ít các em do không được giáo dục cơ bản đúng hướng văn hóa âm nhạc, đã không phân biệt được cái hay cái dở trong

âm nhạc để rồi mê mẩn với những loại nhạc rẻ tiền, chỉ vì những cơ bản nhất về nghệ thuật họ đã không được ai hướng dẫn. Và một điều lo ngại xa hơn: đó là sự giảm lòng yêu thích nghệ thuật trong thanh thiếu niên, do không được bồi dưỡng và không được khích lệ từ lúc còn nhỏ. Điều đó thường dẫn đến lối sống tầm thường thực dụng, thiếu ước mơ.

Cần giáo dục cho các em một trình độ nhất định về thường thức tinh hoa âm nhạc truyền thống và âm nhạc thế giới. Cần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc dưới nhiều hình thức. Và yêu cầu gồm hai mặt: giáo dục cách cảm thụ và cách biểu cảm. Giáo dục cách cảm thụ là giáo dục cách nghe hay thưởng thức tiếp thu, cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc về cái hay cái đẹp trong âm nhạc. Còn giáo dục cách biểu cảm là giáo dục cách biểu hiện một cách tự tin.

Âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho từng học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam. Việc dạy âm nhạc được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

Khi nói đến đổi mới phương pháp dạy học, người ta thường nói đến việc thay đổi cách thức giảng dạy của giáo viên và cách học tập của học sinh. Kèm theo đó là những điều kiện khác trong quá trình dạy học như: Phương tiện đồ dùng dạy học, hình thưc tổ chức dạy học, cách đánh giá...

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải thay đổi cách dạy sao cho đạt mục tiêu của bài học nhưng đồng thời cũng phát huy được tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh.

Đối với việc đổi mới phương pháp dạy môn Âm nhạc, việc vận dụng phương pháp hay đổi mới cách dạy của giáo viên đứng lớp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi lớp nói riêng và cả trường nói chung là hết sức cần thiết. Làm thế nào để âm nhạc có thể gần gũi với học sinh, không để học sinh chán học âm nhạc.

thói quen chuẩn xác trong công việc. Giúp các em hình thành tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Qua đó các em nhận thức đúng đắn lý tưởng nhân sinh cách mạng và rộng rãi hơn nữa là con đường khoa học mà các em đang vươn tới, giúp các em tin vào cuộc sống hiện tại và tương lại của mình. Mỗi bài tập đọc nhạc giúp ta giáo dục các em về mặt gì? Theo chủ đề gì? đó là điều người giáo viên cần phải làm.

Tập đọc nhạc sẽ hình thành cho các em tính thẩm mỹ âm nhạc được kết cấu chặt chẽ của âm nhạc. Bài tập đọc nhạc có bố cục hoàn chỉnh, kết cấu vuông vắn, giai điệu hấp dẫn, mượt mà, vui tươi, nhí nhảnh, điều đó sẽ gợi cho khả năng cảm thụ và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, tình cảm đạo đức và niềm tin vào cuộc sống.

Tập đọc nhạc giúp các em học tập chính xác các bản nhạc hoặc hát đúng một bài hát, giáo viên hướng dẫn các em tập đọc nhạc từ đơn giản đến phức tạp. Với mỗi bài tập đọc nhạc cần đạt những yêu cầu cụ thể để giải quyết tiết tấu hoặc độ cao - bài tập đọc nhạc phải phối hợp với nhận thức của học sinh.

Trong các bài tập đọc nhạc và bài hát, ta phải chú trọng đến bài hát mang nhiều bản sắc dân tộc, khắc sâu các em những làn điều dân ca, những câu hò, tiếng ru, điệu lý... giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Từ lâu phân môn tập đọc nhạc đã là phân môn khó, ở các trường chuyên nghiệp có những phương pháp dạy riêng, còn đối với học sinh THCS dạy cho đại trà, học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu đều phải áp dụng các phương pháp có phần đơn giản hơn nhưng nhất thiết phải theo quy trình nhất định.

+ Giới thiệu bài.

+ Cho học sinh nhận xét bài: "Tập đọc nhạc" (về nhịp, cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc liên quan).

+ Học sinh đọc tên nốt nhạc của bài "Tập đọc nhạc". + Làm quen với âm hình tiết tấu chủ yếu của bài.

+ Đọc gam, các nốt trụ, các quãng khó, tuỳ thuộc vào bài "Tập đọc nhạc".

+ Giáo viên đàn giai điệu của bài "Tập đọc nhạc" - Đàn vài ba ô nhịp cho học sinh đọc cứ như vậy cho đến hết bài.

2.2. Một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao

2.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Người giáo viên nói chung và người giáo viên dạy Âm nhạc nói riêng có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lới giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Trong quá trình đổi mới tư duy giáo dục, thực hiện giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, vai trò người giáo viên càng quan trọng. Người giáo viên quyết định trong việc đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Dùng âm nhạc để giáo dục cho những người sẽ làm chủ tương lai đất nước, trở thành những con người có văn hóa, giàu tính nhân văn, có lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Người giáo viên nhất thiết phải truyền cho các em lòng hứng thú đối với âm nhạc nói chung và đối với ca hát nói riêng. Từ đó tạo cho các em có khả năng biết thưởng thức âm nhạc - thông qua bài hát sẽ dần dần ngấm vào các em một cách tự giác. Làm tốt điều này chính là thực hiện được mục đích đào tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước, đồng thời cũng nâng cao dân trí của xã hội như Bộ GDĐT đã đề ra. Cho nên khi người giáo viên đứng trên bục giảng phải thấy được nghĩa vụ này của mình mà phấn đấu, làm sao cho chất lượng không ngừng đạt hiệu quả ngày càng cao. Người giáo viên cần phải làm việc từ lương tâm, trách nhiệm

và tình thương. Người giáo viên không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức - luôn luôn học hỏi trau dồi kiến thức. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, trong việc giảng dạy bộ môn hát nhạc nói riêng. Đây là bộ môn đặc thù, đòi hỏi giáo viên luôn vận dụng hiểu biết sâu sắc nghề nghiệp, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý học sinh, từ đó có phương hướng đúng đắn trong việc

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường thcs thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w