Luyện tai nghe

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường thcs thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 94)

7. cc lu nv nô ậă

2.2.3.5. Luyện tai nghe

Tai là một bộ phận chủ yếu giúp con người nhận biết âm thanh, thưởng thức âm nhạc. Tai có thính mới có thể phân biệt các nốt, quãng, giai điệu và các loại nhạc cụ.

Luyện tai nghe giúp các em hát đúng, nhận biết chỗ sai và biết thưởng thức âm nhạc. Nên cho các em luyện như sau:

Chia lớp làm 4 nhóm:

Nhóm 1: Xướng nốt Đô Nhóm 2: Xướng nốt Mi Nhóm 3: Xướng nốt Sol Nhóm 4: Xướng nốt Đố

Bốn nốt này có thể hoà âm gam Đô trưởng. Lần lượt cho từng nhóm xướng nốt của mình để thử giọng: Đô, Mi Sol, Đố và ngược lại. Khi các em đã đọc chuẩn xác, giáo viên tiến hành bằng cách chỉ vào nhóm nào nhóm đó phải xướng nốt của mình. Đảo lộn thứ tự các nốt thay đổi độ nhanh chậm có thể cho 2,3 hoặc 4 nốt cùng xướng một lúc hoà thành một bản hợp xướng nhiều bè.

Ví dụ:

- Cho cả lớp ghi âm theo đàn, em nào ghi tốt nhận xét cho điểm.

Qua cách đó ta có thể luyện tai nghe cho các em, tạo cho các em linh hoạt khi học tập đọc nhạc và bớt đi sự căng thẳng trong tiết tập đọc nhạc.

Ngoài ra, qua ghi âm giáo viên có thể phát hiện được những học sinh có năng khiếu về âm nhạc để bồi dưỡng thêm.

Giáo viên phải phân bổ thời gian hợp lý, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả nhất: Đàn, thanh phách, bảng phụ....

Các bước tiến hành bài tập đọc nhạc:

- Cho học sinh chép bài tập đọc nhạc vào vở (ở nhà).

- Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc nhạc và tiết tấu của bài hoặc trình chiếu bằng Power point.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải mã các ký hiệu âm nhạc có trong bài: Khoá nhạc, nhịp, dấu, cao độ, trường độ, tiết tấu....

- Hướng dẫn học sinh đọc tên nốt nhạc. - Đọc gõ tiết tấu.

- Giáo viên cho học sinh luyện thang âm theo yêu cầu của bài tập đọc nhạc có trong bài.

- Giáo viên đàn giai điệu của bài tập đọc nhạc. - Tập từng câu ghép lại theo lối móc xích đến hết. - Cho học sinh vừa đọc vừa gõ phách (đánh nhịp). - Cho học sinh ghép lời ca.

- Giáo viên đàn vài tiết nhạc cho học sinh nhận biết. - Chia lớp từng nhóm thực hiện sửa sai.

- Gọi vài cá nhận thực hiện để nhận xét cho điểm.

- Về nhà tự đặt lời cho bài tập đọc nhạc theo các chủ đề: Thầy cô, quê hương... để tiết tập đọc nhạc không khô khan, cứng nhắc. Giáo viên vận dụng hợp lý 5 biện pháp đã nêu trên vào tiến hành dạy tập đọc nhạc chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Trường độ: Nốt tròn sẽ là bao nhiêu nốt đen, nốt trắng sẽ bằng bao

nhiêu nốt đơn hoặc nhịp, phách....

Đó là những biện pháp mà tôi đã thực hiện để giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương.

2.2.4. Đổi mới phương pháp thuyết trình

Về phương pháp thuyết trình, giáo viên nên tránh tình trạng độc thoại tại lớp học, giảng giải một chiều, không có sự trao đổi giữa người dạy và người học trong toàn bộ giờ lên lớp. Tình trạng này sẽ dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. Đối với phân môn Tập đọc nhạc thì giáo viên nên dành thời gian nhiều hơn cho học sinh tập đọc nhạc, sửa lỗi sai cho từng học sinh thay vì giáo viên đứng lớp và đọc Tập đọc nhạc. Như thế, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong những giờ Tập đọc nhạc.

2.2.5. Đổi mới phương pháp hướng dẫn luyện tập, thực hành cho học sinh

Phương pháp thực hành là phương pháp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự tư duy, tự học cũng như tự rèn luyện thêm ngoài giờ để áp dụng lý thuyết vào thực tế, vận dụng vốn kiến thức được học để thực hành ứng dụng.

Phương pháp thực hành là một trong những phương pháp quan trọng nhất trong quá trình dạy Tập đọc nhạc.

2.2.5.1. Sử dụng tập chép nhạc

Tập chép nhạc là cuốn tập kẻ sẵn các khuông nhạc, học sinh chỉ cần ghi nốt lên khuông nhạc. Có tập chép nhạc, học sinh sẽ ghi tất cả các bài tập đọc nhạc vào vở tập chép nhạc. Thói quen của học sinh là ghi tên nốt vào Sách giáo khoa. Để tránh trường hợp này, giáo viên sẽ nhắc nhở học sinh ghi tên nốt ở phía dưới các nốt nhạc ở tập chép nhạc. Học sinh sẽ chép trước 3-5 lần bài Tập đọc nhạc sẽ được học trong tiết tiếp theo.

Việc sử dụng tập chép nhạc sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh và giáo viên.

Đối với học sinh: Giúp học sinh không phải mất thời gian kẻ khuông nhạc, rèn luyện cách ghi nốt nhạc, ghi nhớ tên nốt lâu hơn, hình dung được cao độ của mỗi nốt nhạc nhờ vào vị trí cao thấp của từng nốt trên khuông.

Đối với giáo viên: Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian cho học sinh đọc thuộc tên nốt, dành nhiều thời gian cho việc gõ đệm và luyện tiết tấu, cao độ.

2.2.5.2. Luyện tập cách nhìn nguyên văn bài hát( nốt lẫn lời)

Trước khi học âm nhạc, học sinh thường chỉ quan tâm đến lời ca của một bài hát. Nhưng khi đã được học Tập đọc nhạc, học sinh sẽ phải nhìn và hiểu được nguyên văn của một bài nhạc( có cả lời ca lẫn nốt nhạc). Việc này sẽ giúp học sinh tiếp xúc nhiều với các nốt nhạc, quen dần với các nốt nhạc và cũng sẽ kích thích việc đọc tên nốt nơi học sinh.

2.2.5.3. Đọc tên nốt bài hát yêu thích hoặc các bài hát trong chương trình

Một bài học trong chương trình Âm nhạc bao gồm 3 phân môn và dạy trong 3 tiết, mà chỉ có một tiết tập đọc nhạc. Việc không được luyện tập đọc nốt thường xuyên sẽ làm các em quên dần tên nốt. Vì thế, khi tập hát thay vì chỉ hát lời ca, giáo viên nên cho học sinh đọc qua tên nốt từ 1 đến 2 lần.

2.2.5.4. Tổ chức học theo nhóm

Trong giờ học nhạc, giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động theo từng nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em) Thảo luận nhóm là một phương pháp mới trong kỹ thuật dạy học. Phương pháp này sẽ làm cho từng thanh viên quen dần với sự phân công, hợp tác để hoàn thành công việc. Riêng đối với giờ Tập đọc nhạc, việc thảo luận nhóm cũng có những lợi ích riêng:

Giúp những học sinh yếu, không có năng khiếu vẫn đọc được bài tập đọc nhạc

Ví dụ: Với 1 bài tập đọc nhạc, sau khi đọc tên nốt, tới phần nghe giai điệu, GV sẽ đàn giai điệu từng câu 3 lần

- Lần 2: HS đọc nhẩm theo giai điệu

- Lần 3: Các bạn đọc tốt trong nhóm sẽ đọc mẫu cho cả nhóm và tập cho các bạn học sinh yếu đọc.

Sau 1 phút, giáo viên sẽ gọi một nhóm trình bày cho cả lớp nghe câu nhạc đó và cả lớp cùng đọc lại câu nhạc.

Ví dụ: Khi nhận xét về bài Tập đọc nhạc, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, từng nhóm học sinh thảo luận trong 2 phút và viết câu trả lời vào bảng.

- Bài Tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy? Được chia làm bao nhiêu câu? Mỗi câu có đặc điểm giống và khác nhau thế nào?

- Có những hình nốt nào trong bài? Có những hình tên nốt nào trong bài? Tiết tấu chính trong bài là gì? Ngoài ra bài còn có ký hiệu âm nhạc gì khác?... Giáo viên cần linh động thay đổi nhiều cách thức thảo luận nhóm để tránh sự nhàm chán.

Phát triển các kỹ năng âm nhạc:

Âm nhạc là một môn nghệ thuật, trong tiết học âm nhạc, học sinh được rèn luyện một số kỹ năng như: Quan sát, tai nghe, các cách gõ đệm (mắt nhìn bảng, tai nghe đàn, tay gõ đệm, miệng đọc nốt). Tất cả các giác quan đều được sử dụng triệt để. Ở đây, tôi xin giới thiệu một số cách rèn luyện kỹ năng âm nhạc trong phân môn tập đọc nhạc:

a. Kỹ năng quan sát:

Đa số học sinh khi đọc tập đọc nhạc, đều nhìn vào Sách giáo khoa, vì các em ghi sẵn tên nốt trong đó. Để tránh tình trạng này, giáo viên nên cho học sinh đóng hết tập vở và chỉ tập trung nhìn lên bài tập đọc nhạc có sẵn trên bảng, và trong suốt quá trình tập đọc nhạc, học sinh không được mở tập vở ra.

Để làm được điều này, giáo viên cần phải chuẩn bị bảng phụ viết sẵn bài tập đọc nhạc.

Ghi chú : Bài tập đọc nhạc phải to rõ, sao cho cả lớp đều có thể nhìn thấy.

Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hỗ trợ hoặc in bài tập đọc nhạc trên giấy A0

Phần quan sát sẽ rất có lợi khi học sinh nhận xét bài tập đọc nhạc, điều này sẽ giúp học sinh:

- Biết cách đọc bài tập đọc nhạc theo thứ tự trong bài

- Nhớ được các tên nốt bằng cách nhìn trực tiếp các nốt nhạc (không phải tên nốt) - Chú ý các ký hiệu trong bài tập đọc nhạc

- Chú ý đến bài học, không làm chuyện riêng

b. Kỹ năng nghe:

Đây là kỹ năng không thể thiếu trong âm nhạc. Không có tai nghe, học sinh rất khó hát đúng được cao độ, trường độ của bài tập đọc nhạc. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải được rèn luyện nhiều. Ở các lớp phổ thông, để rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh, giáo viên sẽ phải luyện tập thường xuyên trong các giờ học hát và tập đọc nhạc.

Đối với giờ Tập đọc nhạc, giáo viên có thể thực hiện như sau: - Kết hợp đọc tên nốt, cao độ và tiết tấu (hoàn chỉnh một câu nhạc) + Đàn giai điệu từng câu từ 3-4 lần cho học sinh nghe

Lần 1: Đàn đúng tốc độ, có thể hơi nhanh

Lần 2: Đàn chậm rõ từng nốt theo đúng giai điệu Lần 3: Đàn như lần 2 nhưng tốc độ nhanh hơn

Lần 4: Đây là lần đàn thêm nếu học sinh chưa đọc được câu nhạc. - Sau khi nghe học sinh đọc lại hoàn chỉnh câu nhạc

Áp dụng phương pháp này mang lại nhiều lợi ích như: Phát triển tai nghe nhạc của học sinh; Giúp học sinh lắng nghe và đọc lại những gì vùa được nghe kết hợp với tên nốt đã đọc ở nhà; Học sinh sẽ biết ứng dụng đọc tập đọc nhạc vào các tiết sau mà giáo viên không cần đọc mẫu.

c.Kỹ năng gõ đệm:

Đây cũng là một kỹ năng quan trọng trong âm nhạc. Đa số các giáo viên quên, không cho học sinh thực hiện kỹ năng này. Giáo viên phải phân biệt cho học sinh biết có 3 cách gõ đệm và rèn luyện cho học sinh thường xuyên:

- Gõ đệm theo nhịp - Gõ đệm theo phách - Gõ đệm theo tiết tấu

Đối với những bài tập đọc nhạc, việc gõ đệm theo phách là dùng thường xuyên nhất, hai cách gõ đệm còn lại thường dùng trong phân môn học hát.

Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp học sinh:

- Giữ vững nhịp phách, khi đọc không cần đàn, học sinh vẫn không bị cuốn nhịp hoặc lơi nhịp.

- Ý thức được tầm quan trọng của tiết tấu trong bài tập đọc nhạc - Có thể phân biệt các loại tiết tấu khác nhau.

Cách thực hiện:

- Khi giáo viên đàn giai điệu từng câu, giáo viên nên kết hợp thêm phần gõ phách (tay phải đàn, tay trái gõ phách)

- Học sinh sẽ phải thể hiện câu nhạc bằng cách đọc tên nốt đúng cao độ, tiết tấu kết hợp với gõ phách.

- Mỗi khi học sinh đọc bài tập đọc nhạc, giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh gõ phách. Điều này sẽ giúp học sinh phát triển thành thói quen gõ phách mỗi khi đọc nhạc.

Lưu ý: Khuyến khích học sinh đọc to, rõ ràng tên vào cao độ của nốt nhạc để có thể ghi nhớ lâu hơn

2.2.6. Phương pháp kiểm tra và đánh giá 2.2.6.1. Triền khai giải pháp

- Tổng quát các phương pháp, thủ pháp chính:

Để giúp học sinh ghi nhớ nốt nhạc trên khuông được tốt, thường sử dụng một số phương pháp, thủ pháp sau đây:

+ Nhóm thủ pháp trợ giúp:

Thiết bị dạy học có sẵn như: đàn organ; máy cassette, máy chiếu hoạc máy tính trình chiếu giáo án điện tử.

Đồ dùng dạy học giáo viên tự làm, tự chuẩn bị: Bảng phụ bài tập đọc nhạc, đoạn nhạc, câu nhạc, gam, giọng, thước chỉ, nam châm, thanh phách.

+ Bảng sinh hoạt nhóm của học sinh. + Bảng nhạc cá nhân của học sinh.

- Nhóm thủ pháp đơn giản mà không đơn giản:

+ Nghiêm cấm việc ghi tên nốt nhạc dưới mọi hình thức trừ khi giáo viên có yêu cầu.

+ Hướng dẫn cách chép tập đọc nhạc ở nhà

+ Sử dụng khuông nhạc bàn tay để tự học ở nhà và trong mọi lúc mọ nơi. - Nhóm phương pháp lý thuyết và thực hành:

+ Xây dựng nhóm học tập + Dạy lý thuyết chặt chẽ. + Thực hành thường xuyên.

- Nhóm thủ pháp theo dõi và đánh giá:

+ Bảng tiêu chí đánh giá tổng quát quá trình học tập (của giáo viên) + Bảng điểm cho sinh hoạt nhóm, thực hành tại lớp (giáo viên).

+ Sổ tay theo dõi các hoạt động học và rèn luyện của học sinh (của giáo viên). + Nhật ký sinh hoạt nhóm, tổ học tập (của học sinh).

Những phương pháp, thủ pháp trên được tiến hành trước, trong và sau quá trình học tập của học sinh và trong suốt năm học.

2.2.6.2. Thực hiện giải phápa. Nhóm thủ pháp trợ giúp a. Nhóm thủ pháp trợ giúp - Các thiết bị dạy học:

Đối với bộ môn âm nhạc việc sử dụng các thiết bị dạy học thường xuyên như: đàn organ; máy cassette, máy chiếu được chú trọng nhiều nhất. Đàn organ và máy cassette trợ giúp một cách đắc lực cho việc giảng dạy của giáo viên đồng thời giúp học sinh rèn luyên tai nghe nhạc với độ âm thanh chuẩn xác, từ đó giúp học sinh ghi nhạc được tốt hơn. Trình chiếu bằng máy chiếu tranh ảnh phù hợp nội dung cũng làm cho tiết học sinh động hơn.

- Đồ dùng dạy học do giáo viên tự chuẩn bị như:

Bảng phụ chép tập đọc nhạc, đoạn nhạc, câu nhạc, gam… nhằm giúp giáo viên thao tác nhanh hơn, giúp học sinh nhìn rõ hơn, thoát ly bài tập đọc nhạc ở trong sách vở để tránh tình trạng học sinh tự động viết tên nốt bằng chữ để đọc cho dễ (đọc vẹt, lười nhớ…). Có người cho rằng có thể trình chiếu bảng phụ bài tập đọc nhạc bằng vi tính với màn hình lớn bằng vải, hoặc màn hình tivi có số inch lớn thì rõ, đẹp mà nhanh. Theo tôi nghĩ, nếu sử dụng máy chiếu với màn hình lớn bằng vải thì sẽ không rõ nét, nếu sử dụng màn hình tivi lớn sẽ đẹp nhưng nốt nhạc nhỏ ( và không kinh tế!). Với bảng phụ từ tự làm, còn chủ động được khi mất điện.

Ngoài ra nam châm, thước chỉ, thanh phách là những đồ dùng không thể thiếu trong một tiết nhạc đối với giáo viên dạy nhạc.

- Bảng phụ sinh hoạt nhóm (của học sinh):

+ Số lượng tùy theo nhóm học sinh mà sử dụng số lượng bảng phụ cho phù hợp. Thông thường 1 lớp có ít nhất 4 nhóm học tập (nhóm lớn) nhiều nhất 8 nhóm học tập (nhóm nhỏ).

+ Học sinh sử dụng bảng phụ để bàn bạc thảo luận đưa ra đáp án cho nội dung nào đó mà giáo viên đưa ra trong tiết học (hoạt động nhóm hay trò chơi âm nhạc).

Ví dụ: Trả lời nhanh một số câu hỏi sau: Nốt Son nằm ở dòng nào, khe nào? (cao độ)

Nốt Si đen nằm ở dòng nào, khe nào? Đuôi quay lên hay xuống ? ( kiểm tra cả cao độ và trường độ)...

- Bảng nhạc cá nhân của học sinh:

+ Số lượng: mỗi cá nhân 1 bảng nhạc nhỏ có 2 khuông nhạc ở cả 2 mặt, Sử dụng loại giấy có thể xóa ngay để sử dụng lâu dài.

+ Bảng nhạc giúp học sinh thực hành xác định nốt nhạc trên khuông nhạc về cao độ và trường độ, tập chép câu nhạc ngắn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường thcs thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w