7. cc lu nv nô ậă
1.1.2.3. Những kỹ năng cơ bản trong dạy học phân môn tập đọc nhạc
Đọc nhạc nói chung theo cách giải thích của nhạc sỹ Doãn Mẫn trong cuốn “ Phương pháp xướng âm” là môn học đọc các dấu nhạc thành điệu. Học đọc nhạc là học phương pháp để mỗi khi cầm một bản nhạc ta có thể đọc lên, hát lên đúng nhịp điệu, đúng tiếng cao thấp, mạnh, nhẹ, theo các dấu hiệu đã ghi trong bản nhạc.
Như vậy, đọc nhạc hiểu một cách đơn giản đó là cách đọc một bản nhạc bằng giọng người. Xướng âm chính là việc chuyển hoá các nốt nhạc thành âm thanh với âm sắc giọng người. Đọc tốt một bài xướng âm phải bao gồm một hệ thống các kỹ năng liên quan như: Kỹ năng về cao độ, trường độ, sắc thái, các loại nhịp, cách phân câu....
Trong dạy học đọc nhạc, kỹ năng về cao độ được coi là quan trọng nhất, bởi cao độ chính là nhân tố đầu tiên để hình thành giai điệu âm nhạc.Từ độ cao hay thấp của mỗi nốt nhạc đã tạo nên tính nhạc.
Cao độ của âm thanh thể hiện bằng vị trí nốt nhạc trên khuông với loại khóa cụ thể. Cung và nửa cung là đơn vị để so sánh sự tương quan về cao độ giữa các âm.
Cung: Là khoảng cách rộng nhất về cao độ giữa hai bậc cơ bản liền kế (còn gọi là nguyên cung hoặc toàn cung). Kí hiệu một cung là:
Trong các bậc cơ bản, những âm cách nhau một cung là: Đô – Rê, Rê – Mi, Fa - Sol, Sol - La và La – Si.
Nửa cung: Là khoảng cách hẹp nhất về cao độ giữa hai bậc cơ bản lền kề. Kí hiệu nửa cung là:
Trong các bậc cơ bản, những âm thanh khác nhau nửa cung là Mi – Fa và Si – Đô.
VD: Khoảng cách về cao độ giữa các âm cơ bản là:
Trên cơ sở đó, người ta phân biệt được độ cao thấp của âm thanh được ghi trên bản nhạc, đồng thời có thể mã hoá các ký hiệu và đọc lên bằng giọng người. Đó chính là kỹ năng đọc cao độ.
Trường độ (còn gọi là độ dài), chỉ độ dài hay ngắn của âm thanh. Độ dài của âm thanh phụ thuộc vào sự tiếp diễn những dao động của nguồn sinh âm. Cụ thể là trong điều kiện nguồn sinh âm ( vật thể ) được rung tự do mà biên độ dao động lúc bắt đầu của âm thanh càng rộng thì thời kỳ tắt dần của nó càng dài. Bởi âm nhạc là nghệ thuật của thời gian nên trường độ đóng vai
trò hết sức quan trọng, nó tạo nên sự chuyển động của âm thanh lúc đều đặn, ngân nga, dàn trải, lúc thôi thúc, dồn dập, cuồng nhiệt...Trong một tác phẩm am nhạc có sự chuyển tiếp những trường độ khác nhau của âm thanh tạo ra thành nhóm tiết tấu. Các nhóm tiết tấu này khi liên kết lại sẽ hình thành loại nhịp của tác phẩm âm nhạc. Trường độ của âm thanh được thể hiện bằng các hình nốt nhạc. VD: các loại hình nốt nhạc: - Nốt tròn: - Nốt trắng : - Nốt đen: - Nốt đơn: - Nốt kép: - Nốt móc tam: - Nốt móc tứ:
Sự tương quan giữa các hình nốt: Nốt tròn (kí hiệu để ghi trường độ lớn nhất): Nốt trắng (trường độ bằng nửa nốt tròn): Nốt đen (trường độ bằng nửa nốt trắng):
Nốt móc đơn (trường độ bằng nửa nốt móc đen): Nốt móc kép (trường độ bằng nửa nốt móc đơn): Nốt móc tam (trường độ bằng nửa nốt móc kép): Nốt móc tứ (trường độ bằng nửa nốt móc tam):
Hoặc biểu thị bằng sơ đồ:
Hai hay nhiều nốt móc có cùng độ dài đứng cạnh nhau có thể dùng vạch ngang nối đuôi cùng với nhau.
được viết
được viết được viết
được viết
Đơn vị đo trường độ trong âm nhạc là nhịp và phách.
Độ dài của phách và nhịp thay đổi tuỳ theo tốc độ của bản nhạc.
Trong tác phẩm âm nhạc, độ dài ngắn của âm thanh luôn chuyển động luân phiên nối tiếp nhau. Sự nối tiếp trường độ của các âm thanh đó được gọi là tiết tấu. Khi liên kết với nhau theo thứ tự nhất định, trường độ của âm thanh tạo ra nhóm tiết tấu (còn gọi là âm hình tiết tấu). Hình tiết tấu là một kết cấu về trường độ, thể hiện tính chu kỳ của âm nhạc.
Ví dụ:
Về trường độ: Gồm móc đơn, nốt đen, nốt trắng, cả bài được xây dựng trên một âm hình tiết tấu như sau:
Trong dạy học đọc nhạc, việc rèn luyện kỹ năng về trường độ, tiết tấu cũng quan trọng như rèn luyện kỹ năng về cao độ.
Sắc thái và cường độ là độ vang to hoặc nhỏ của âm thanh, nó phụ thuộc vào biên độ dao động của vật thể (khoảng không diễn ra những di chuyển dao động được gọi là biên độ dao động), biên độ dao động càng rộng thì âm thanh càng to và ngược lại. Thông thường các đơn vị đo cường độ của âm thanh là Deciben (viết tắt là Db). Tuy nhiên trong âm nhạc do cường độ âm thanh thay đổi liên tục, thậm chí thay đổi ngay trong một ô nhịp nên người ta không dùng đơn vị Db mà dùng các ký hiệu để diễn tả cường độ như:
P (piano): nhẹ
mp ( mezzo piano): nhẹ vừa f ( forte): mạnh
mf (mezzo forte): mạnh vừa cresc ( crescendo): to dần decres ( decrescendo): nhỏ dần
dim ( diminuendo): nhỏ và chậm dần
sf ( sforzando forte): mạnh cho những nốt được ghi...
Có thể nói, độ to hay nhỏ, mạnh hay nhẹ của âm thanh làm phong phú hơn cho sự biểu cảm của âm nhạc. Đó chính là sắc thái tình cảm – một phương tiện biểu hiện của âm nhạc. Đối với người học tập đọc nhạc thì sắc thái tình cảm không thể thiếu bởi vì nó là linh hồn của tác phẩm âm nhạc, nó chứng tỏ khả năng cảm thụ âm nhạc của mỗi người.
Trong một tác phẩm âm nhạc, loại nhịp cũng đóng vai trò quan trọng. Loại nhịp được ký hiệu bằng số chỉ nhịp đặt sau khoá nhạc và hoá biểu. Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên dưới chỉ giá trị của một phách ( trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn). Những loại nhịp khá phổ biến trong các bài học đọc nhạc là:
2 3 4 2 3 6 9
4 4 4 3 8 8 8
Chỉ số nhịp xác định số phách trong mỗi ô nhịp và độ mạnh nhẹ của mỗi phách. VD: nhịp 2/4 là nhịp có hai phách trong mỗi ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen, phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Phân câu trong dạy học phân môn Tập đọc nhạc có một ý nghĩa đặc biệt. Phân câu là sự phân ngắt, chia nhỏ bản nhạc thành từng câu, tiết nhạc để người đọc lấy hơi kịp thời. Ký hiệu của phân câu trong bài Tập đọc nhạc có
thể dùng như ký hiệu chỗ lấy hơi của thanh nhạc. Thường có hai ký hiệu hay dùng là (v) hoặc dấu phẩy (,) đặt trên khuông nhạc sát cạnh nốt nhạc cuối của câu được phân ngắt.
Ví dụ:
Như vậy, Tập đọc nhạc bao gồm nhiều kỹ năng dựa trên các yếu tố cấu thành của âm nhạc: trường độ, cao độ, sắc thái, cấu trúc hình thức....Học sinh phải biết tập trung rèn luyện từng kỹ năng, đồng thời cần nắm vững các kiến thức nhạc lý thì mới có nền tảng học tập và nâng cao trình độ của mình.
1.2. Thực trạng dạy và học phân môn Tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương
1.2.1. Khái quát về Trường THCS Thuỷ Dương
Trường THCS Thủy Dương thuộc thị xã Hương Thủy đã hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành. Sự ra đời của nhà trường có ý nghĩa rất lớn, góp một phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của địa phương. Học sinh Thủy Dương vốn mang trong mình truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học nay càng tự hào hơn khi trên quê hương mình đang có một ngôi trường khang trang và ngày một phát triển.
Tiền thân là ngôi trường phổ thông cơ sở gồm hai cấp học, qua nhiều lần tách nhập đến năm 1995 trường chính thức mang tên là trường THCS Thủy Dương. Hiện nay trường đóng tại 02 An Thường Công Chúa- Phường Thủy Dương- Thị xã Hương Thủy- Thừa Thiên Huế, ở cửa ngõ phía Nam cách trung tâm thành phố Huế 3 km. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các ngành, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của phụ huynh học sinh, những lực lượng có tâm huyết với nhà trường và bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo nhà trường, các thế hệ thầy cô và các thế hệ học sinh nên hiện nay trường đã có những đổi thay rất lớn. Hơn 35 năm qua, trường đã không ngừng phát triển về qui mô cũng như chất lượng giáo dục. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã và đang trưởng thành tỏa đi khắp mọi miền đất nước, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói nhờ ngôi trường này mà trình độ dân trí của địa phương được nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
Hiện nay bộ mặt của nhà trường được khang trang, môi trường xanh- sạch- đẹp, trường có đầy đủ các phòng chức năng, thực hành, tin học, thư viện, truyền thống v.v...với các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ học tập tương đối đầy đủ, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2005 và cũng là trường đầu tiên khối THCS của tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành công tác kiểm định chất lượng. Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, tập thể lao động xuất sắc, trường đã nhiều lần nhận được bằng khen của Bộ GD&ĐT, bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, giấy khen của Sở GD&ĐT, giấy khen của UBND thị xã Hương Thủy. Công đoàn trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc và được Công đoàn giáo dục Việt Nam khen.
Thủy Dương có truyền thống "con nhà nghèo, chăm học, tự vươn lên" mặc dù trước đây Thủy Dương là vùng nông thôn đa số phụ huynh làm nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nhưng chất lượng giáo dục không thua kém các trường có điều kiện thuận lợi hơn. Hiện nay trong xu thế đô thị hóa Thủy Dương đã trở thành một phường phát triển mạnh của thị xã Hương Thủy, vì thế phong trào học tập được quan tâm nhiều hơn. Do đó, trong nhiều năm học vừa qua trường đã có hàng chục học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo viên và học sinh của trường đều đã đạt được nhiều giải cao. Nhiều cựu học sinh của trường đã có học vị tiến sĩ, hàng chục thạc sĩ, hàng năm hơn trăm em thi đỗ vào đại học và cao đẳng các ngành nghề, đặc biệt đã có một vài thủ khoa trong các kỳ thi đại học cũng được ươm mầm từ ngôi trường này. Nhiều cựu học sinh đã và đang giữ vai vế chủ chốt trong các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, các ngành.
Năm học 2013- 2014 đội ngũ nhà trường có 45 người có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 1 thạc sĩ, 41 đại học và 3 trung cấp chuyên ngành. Đội ngũ giáo viên qua bao thế hệ đều có tay nghề vững vàng, tận tâm, tận lực với học sinh, luôn yêu nghề, mến trẻ. Với biết bao hoàn cảnh, bề bộn lo toan cuộc sống đời thường nhưng đội ngũ giáo viên nhà trường đều vượt qua để nghiêng mình trên từng trang giáo án, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học vì ai ai cũng cùng chung một lý tưởng "Tất cả vì học sinh thân yêu".Sự cống hiến của các thế hệ thầy cô giáo càng làm cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh học sinh, các thế hệ học sinh ghi nhớ và trân trọng mãi mãi.
Thực hiện kết luận số 51-KT/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng về Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Phát huy những thành quả đạt được, thầy và trò trường THCS Thủy Dương quyết tâm phấn đấu gặt hái những thành quả cao hơn góp phần xây dựng quê hương Thủy Dương sớm trở thành đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới.
1.2.2. Đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, cơ sở vật chất và khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh
1.2.2.1. Đội ngũ giáo viên
Tổng số cán bộ, giáo viên trong nhà trường có 45 người. Các tổ chuyên môn bao gồm:
+ Tổ Toán- Lý- Tin
+ Tổ Anh văn- Nhạc- Họa
+ Tổ Văn- Sử- Giáo dục công dân + Tổ Sinh- Hóa- Công Nghệ
Trong đó có 37 giáo viên trình độ Đại học, 4 giáo viên có trình độ Cao đẳng, 4 giáo viên có trình độ Trung cấp.
Riêng bộ môn Âm nhạc, trường có 2 giáo viên nữ là Phan Thị Thanh Hà, tham gia giảng dạy năm 2004, cử nhân Đại học Sư Phạm Âm nhạc và Phạm Thị Mỹ Hạnh - vào ngành năm 2001, cử nhân Đại học Sư Phạm Âm nhạc. Mặc dù được đào tạo chính quy về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; có cập nhật thông tin mới để bổ sung, tích lũy chuyên môn nghiệp vụ. Song, bên cạnh đó các giáo viên này cũng còn không ít những nhược điểm cần khắc phục như kinh nghiệm giảng dạy còn ít, phong cách đứng lớp chưa chững chạc, thiếu nhiệt huyết , chưa có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và các công tác liên quan được giao; bị động trong những tiết dạy, giáo án giảng dạy còn sơ sài, không có sự đầu tư. Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy hay vấp những lỗi khi dạy Tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương:
Một số bài giáo viên dạy sai kiến thức như: khi dạy những bài có quãng nghịch thì giáo viên đọc sai về cao độ và có những bài có chỗ trường độ ngân dài thì giáo viên lại không ngân đủ trường độ.
Giáo viên dạy Tập đọc nhạc chủ yếu bằng cách truyền khẩu, không đọc mẫu nhiều và biến Tập đọc nhạc thành hát tên nốt nhạc.
Đàn giai điệu quá nhiều hoặc giáo viên đọc mẫu bài Tập đọc nhạc trước khi học sinh tập đọc, làm giảm tính tích cực của học sinh, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.
Giáo viên xác định không đúng trọng tâm bài học, lúc luyện tập cao độ hoặc luyện tập tiết tấu mất thời gian quá nhiều. Theo tôi nên thực hiện 4 bước (đó là giới thiệu bài Tập đọc nhạc, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu) trong khoảng 10 phút, nếu kéo dài hơn có thể không đủ thời gian để đọc từng câu, đồng thời làm giảm hứng thú học của các.
Giáo viên thường xuyên dạy học sinh tập hát trước để các em nắm được giai điệu, rồi mới hướng dẫn đọc nhạc. Nếu dạy theo cách này thì mắc phải 2 lỗi, thứ nhất làm học sinh chú ý tập trung đến lời ca mà quên nốt nhạc, thứ hai vô tình làm các em không còn động lực nhớ và khám phá giai điệu của bản nhạc.
Giáo viên chủ yếu căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc và gõ đệm (ví dụ yêu cầu học sinh gõ đệm theo tiết tấu lời ca).
Hầu như các em học sinh ở đây khi học môn âm nhạc hay ghi tên nốt vào bài Tập đọc nhạc, dưới các nốt nhạc. Theo chúng tôi khi gáo viên giảng dạy cần nhắc các em luôn chú ý đến nốt nhạc, chứ không cho các em ghi tên nốt như vậy. Nếu học vậy sẽ thuộc từng bài theo kiểu học bắt chước chứ không có tư duy.
Ở đây giáo viên cũng hay mắc phải lỗi lúc bắt nhịp cho học sinh đọc nhạc ở một giọng (tức là lúc bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một
Trong chương trình học tập môn âm nhạc nói chung và môn Tập đọc nhạc nói riêng giáo viên thường yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài Tập đọc nhạc.
Giáo viên xác định nhầm mục tiêu: đó là lúc dạy Tập đọc nhạc là chủ