Tình hình nghiên cứu vμ sử dụng BTK.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG nghiên cứu chế tạo bê tông keramzit chịu lực có độ chảy cao (Trang 32 - 35)

Năm 1985, Nguyễn Đình Nghị và công tác viên [19] đã nghiên cứu công nghệ sản xuất keramzit từ nguồn đất sét Phú Long và cũng đã có một số nghiên cứu về bê tông sử dụng sản phẩm đó. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, sau khi sản xuất thành công sỏi nhẹ KRZ, nhiều công trình nghiên cứu về bê tông keramzit đã đ−ợc thực hiện. Năm 1997, đã có tiêu chuẩn TCVN 6220-97 quy định các tính chất của sỏi, dăm sỏi và cát keramzit [29]. Gần đây Nguyễn Văn Chánh và Lê Phúc Lâm (ĐH Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu chế tạo sỏi keramzit từ một số nguồn sét phía Nam đất n−ớc [3]. Đề tài đã lựa chọn đ−ợc nguyên liệu, tính toán đ−ợc thành phần phối liệu và đề xuất công nghệ nung hợp lý, tuy nhiên sản phẩm đang ở mức độ thử nghiệm.

Tận dụng tính chất cách nhiệt và chịu nhiệt tốt hơn của KRZ so với cốt liệu từ đá thiên nhiên, Nguyễn Minh Đức đã tiến hành nghiên cứu chế tạo bê tông keramzit chịu nhiệt dùng trong xây dựng công nghiệp [11]. Tác giả đã nghiên cứu khả năng chịu nhiệt của KRZ và BTK, trên cơ sở dùng chất kết dính là xi măng pooclăng hỗn hợp có phụ gia sa mốt nghiền mịn. Bằng nghiên cứu này tác

giả kết luận, có thể sử dụng BTK với chất kết dính phù hợp để xây dựng một số hạng mục cách nhiệt và chịu nhiệt.

Năm 2001, bằng một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về BTK sử dụng keramzit của BEMES, tác giả Nguyễn Văn Đỉnh (ĐHXD) đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ kỹ thuật [10]. Tác giả đã nghiên cứu ảnh h−ởng của tính chất và thành phần cốt liệu, cũng nh− điều kiện khí hậu nóng ẩm của n−ớc ta đến hầu hết các tính chất của BTK chịu lực có độ sụt thấp. Công trình nghiên cứu này đã xác định đ−ợc các thông số công nghệ chế tạo BTK: nên sử dụng máy trộn c−ỡng bức để trộn HHBT; xác lập đ−ợc công nghệ trộn hai giai đoạn và thời gian chờ của HHBT không nên quá 45 phút; thời gian đầm hợp lý từ 15  45 giây tuỳ theo độ sụt; xác định đ−ợc các thông số trong công nghệ đầm lại; vv...

Tính chất biến dạng và chế độ bảo d−ỡng BTK trong điều kiện khí hậu Miền Bắc Việt Nam đã đ−ợc nghiên cứu [7], [10], [18]. Từ kết quả nghiên cứu về biến dạng thể tích của BTK mác M15 - M20, hỗn hợp bê tông có độ sụt 6  8cm tác giả đã rút ra các nhận xét sau:

“BTK co ngót nhiều hơn bê tông nặng có cùng mác, trị số độ co của BTK giảm khi mác bê tông tăng. Trong điều kiện khí hậu nước ta bê tông nhẹ keramzit sau khi tạo hình, nếu không được bảo d−ỡng sẽ bị mất nước, đặc biệt vào những ngày hè. Tốc độ mất n−ớc càng nhanh, l−ợng hồ xi măng càng lớn thì tốc độ co mềm của bê tông càng lớn. Giá trị co ngót đạt cực đại trong 5h đầu đối với mẫu có mô đun hở Mh = 30 m-1 từ 1,153  1,367 mm/m mùa hè, còn mùa đông sau 7h đạt từ 1,1  1,27 mm/m. Mẫu đ−ợc phủ kín có giá trị co mềm đạt rất thấp, từ 0,265  0,364 mm/m vào mùa hè, và từ 0,22  0,36mm/m vào mùa đông, tuỳ theo mác bê tông. Do đặc điểm của khí hậu nóng ẩm n−ớc ta, bê tông keramzit không chỉ có biến dạng co mà còn nở mềm. Quá trình nở mềm xảy ra ngay sau khi co mềm kết thúc và có thể kéo dài vài giờ sau đó trong mùa hè, nh−ng giá trị nở mềm nhỏ hơn nhiều so với bê tông nặng cốt liệu đặc chắc“.

Năm 2001, Nguyễn Tiến Đích, Nguyễn Đăng Do và các cộng tác viên đã thực hiện một ch−ơng trình nghiên cứu khá đầy đủ về vật liệu nhẹ dùng cho nhà và công trình, trong đó có phần nghiên cứu về BTK chịu lực [7]. Đề tài chủ yếu

nghiên cứu khảo sát các tính chất cơ lý của kết cấu BTK chịu lực chế tạo từ HHBT có độ sụt thấp. Các tác giả đã cho thấy khả năng ứng dụng tốt của BTK với c−ờng độ nén từ 15  30 MPa, khối l−ợng thể tích từ 1600  1800 kg/m3, trong chế tạo các kết cấu chịu lực. Không những tính chất công nghệ và ứng xử của bê tông keramzit d−ới tác dụng của tải trọng đ−ợc nghiên cứu, mà ph−ơng pháp tính toán kết cấu BTK cũng đã đ−ợc đề xuất. Việc ứng dụng thử làm dầm sàn cho công trình Trụ sở Công ty bê tông xây dựng Hà Nội cho thấy các thông số công nghệ đã xác lập là phù hợp với thực tế thi công.

Để góp phần mở rộng phạm vi sử dụng BTK một số công trình khác đã và đang đ−ợc các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu nh− khả năng chế tạo BTK vận chuyển bằng bơm [12], công nghệ tái đầm chặt BTK [15], công nghệ chế tạo BTK cấu tạo rỗng, vv...

Gần đây, d−ới sự h−ớng dẫn của NCS, một số nhóm sinh viên thuộc Tr−ờng ĐHKT Hà Nội đã tiến hành một số nghiên cứu về BTK chịu lực [15], [16], [17]. Công trình nghiên cứu [15] đã xác lập đ−ợc công nghệ tái đầm chặt để chế tạo BTK có độ sụt (6  8cm), mác theo c−ờng độ chịu nén M15 và M20, khối l−ợng thể tích khô 1500 – 1700 kg/m3. Sử dụng bàn rung tiêu chuẩn tạo mẫu bê tông nặng trong phòng thí nghiệm, hai thông số quan trọng đã đ−ợc xác định là thời điểm và thời gian đầm lại mẫu BTK. Thời điểm đầm lại phụ thuộc thời gian đông kết của bê tông; Thời gian đầm lại phụ thuộc tỷ lệ N/X; sau khi đầm lại hợp lý, c−ờng độ nén của BTK tăng khoảng 5  15% tuỳ theo tỷ lệ N/X. Tỷ lệ N/X càng lớn, hiệu quả tăng c−òng độ do đầm lại càng tăng [15]. Từ một cấp phối BTK mác M30, nhóm nghiên cứu [16], [17] đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng, khi sử dụng thêm cốt sợi thuỷ tinh hoặc sợi PP phân tán với hàm l−ợng và chiều dài nhất định, sẽ có hiệu quả trong việc giảm phân tầng và co ngót cho BTK tự lèn.

Nhận thức đ−ợc đặc tính −u việt của BTK chịu lực nên gần đây, ở n−ớc ta, một số đơn vị đã mạnh dạn đầu t− nghiên cứu và triển khai sản xuất BTK chịu lực với nguồn sỏi nhẹ trong n−ớc hoặc nhập từ Trung Quốc. Sản phẩm đã đ−ợc ứng dụng trong xây lắp và cải tạo một số công trình nh−: sàn và chân t−ờng Nhà

hát Lớn (BTK mác M30) [21]; sàn mái đổ liền khối, kết cấu 3D, dầm và cột, công son khách sạn Hintơn, khách sạn Fortuna, Hà Nội Club ... với BTK cấp độ bền B20, B25.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG nghiên cứu chế tạo bê tông keramzit chịu lực có độ chảy cao (Trang 32 - 35)