Nhận xét về tính công tác của các HHBT

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG nghiên cứu chế tạo bê tông keramzit chịu lực có độ chảy cao (Trang 115 - 117)

- Yêu cầu cao hơn; giám sát chặt chẽ hơn

5.3.6.Nhận xét về tính công tác của các HHBT

289 BS EN 1464 9: 2005 Xếp hạng bền kiềm

5.3.6.Nhận xét về tính công tác của các HHBT

Kết quả thí nghiệm cho thấy, cấp phối sử dụng keramzit khô có tổn thất độ chảy theo thời gian rất lớn, do sự hút n−ớc mạnh của CLR trong hồ xi măng. Sau khoảng 60 phút độ chảy giảm gần 20% và bắt đầu mất khả năng tự lèn. Cấp phối này có l−ợng n−ớc trộn lớn hơn, nên HHBT có xu h−ớng phân tầng cốt liệu và tách vữa mạnh, dẫn đến khả năng tự lèn kém. Đối với các cấp phối sử dụng CLR

ngậm n−ớc, nhờ ngăn cản đ−ợc hiện t−ợng hút n−ớc tự do trong hồ xi măng của nó nên đã giảm đáng kể tổn thất độ chảy cho HHBT, đồng thời giảm hiện t−ợng tách vữa và tách CLR, HHBT đồng nhất và cố kết nội bộ tốt hơn, độ chảy và tổn thất độ chảy t−ơng đ−ơng với HHBT nặng tự lèn cùng mác. Nh−ợc điểm của cấp phối này là tính cố kết nội bộ của HHBT rất nhạy cảm với l−ợng dùng n−ớc. Việc sử dụng thêm phụ gia ổn định độ nhớt PGN (cấp phối Kwv) với hàm l−ợng rất nhỏ (0,03  0,05% CKD) đã khắc phục đ−ợc nh−ợc điểm nàỵ Thực nghiệm cho thấy cấp phối Kwv cho HHBT có độ chảy và tốc độ chảy cao, khả năng tự lèn tốt, mức độ phân tầng và tổn thất độ chảy cũng rất thấp. Tuy nhiên, khi có mặt PGN, do HHBT cuốn khí khá nhiều nên khối l−ợng thể tích của BT giảm và đồng thời c−ờng độ nén của nó cũng giảm đáng kể.

Khi giữ nguyên l−ợng n−ớc trộn, sự có mặt của cốt sợi đã làm giảm đáng kể độ chảy của HHBT so với cấp phối không sợị Hiệu ứng này xảy ra mạnh hơn đối với sợi ARG. Nguyên nhân của hiện t−ợng này là do sợi ARG và sợi PP đều là sợi mảnh, chỉ số h−ớng sợi cao, tuy nhiên sợi thuỷ tinh mảnh hơn nhiều và mức độ t−ơng thích dính bám của nó với hồ xi măng cao hơn sợi PP, do đó làm tăng độ nhớt và giảm độ chảy của HHBT. Trong quá trình thí nghiệm nhận thấy rằng, sự có mặt của sợi phân tán có tác dụng nh− một mạng l−ới ngăn cản sự nổi lên của keramzit, làm tăng tính dễ trộn của hỗn hợp. Sợi thuỷ tinh cũng thể hiện hiệu ứng này tốt hơn sợi PP. Mẫu sử dụng keramzit ngậm n−ớc kết hợp sợi thuỷ tinh hoặc phụ gia nhớt cho hiệu quả rất tốt, giảm đ−ợc khoảng 50% độ phân tầng cốt liệu so với mẫu sử dụng keramzit khô và không có sợị Tuy nhiên tất cả các mẫu BTK đều có độ phân tầng cao hơn so với bê tông nặng tự lèn. Khó khăn gặp phải khi cấp phối có mặt cốt sợi là phải tăng thời gian trộn để sợi có thể phân tán đồng nhất trong thể tích hỗn hợp.

Để kiểm tra tính công tác của HHBT tự lèn, th−ờng phải tiến hành nhiều thí nghiệm song song. Có thể đánh giá tính tự lèn của hỗn hợp BTK theo độ chảy sụt, Do, và độ chảy qua vòng J-ring, DJ, sau đó tính hiệu số Do - DJ; hoặc độ chảy Do và hệ số tự lèn H2/H1 thông qua dụng cụ L-box. Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ tính thống nhất giữa các ph−ơng pháp. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa BTTL thông th−ờng và BTCLR tự lèn khi sử dụng chỉ tiêu thời gian chảy

của HHBT qua thí nghiệm V-test. Đối với BT nặng tự lèn, giới hạn thời gian chảy qua V-test đ−ợc quy định từ gia 6  12 giây đối với T0 và 6  15 giây đối với T5. Trong khi đó HHBTK nghiên cứu có T0 và T5 lớn hơn nhiều giới hạn nêu trên. Nguyên nhân cơ bản của hiện t−ợng này là do BTK có khối l−ợng thể tích thấp, hơn nữa do sỏi keramzit nhẹ có xu h−ớng nổi lên trên nên trọng tâm của khối vữa bị dịch xuống thấp, do đó thế năng ban đầu của nó nhỏ hơn đáng kể so với BT th−ờng. Năng l−ợng này một phần chuyển thành động năng chảy của HHBT và phần khác dùng để thắng nội ma sát xuất hiện giữa các phần tử của hỗn hợp nhớt dẻo khi tr−ợt t−ơng đối với nhaụ Kết quả là tốc độ chảy của HHBT nhẹ sẽ nhỏ hơn hay thời gian chảy sẽ lớn hơn so với BT nặng.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG nghiên cứu chế tạo bê tông keramzit chịu lực có độ chảy cao (Trang 115 - 117)