4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Đánh giá của người dân đối với các giống xây dựng mô hình trong
vụ xuân 2012
Trong quá trình xây dựng mô hình, chúng tôi đã mở 2 lớp tập huấn với gần 40 học viên là các hộ trực tiếp tham gia mô hình và một số hộ nông dân trong vùng để hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và theo dõi đánh giá giống lúa mới.
Trong quá trình theo dõi, đánh giá giống mới chúng tôi đã cùng các hộ thống nhất các tiêu chí đánh giá, cho điểm, đồng thời tổ chức 2 hội nghị đầu bờ ở 2 điểm làm mô hình cho hơn 80 hộ nông dân đến thăm quan, đánh giá. Sau khi thu hoạch, chúng tôi đã cùng các hộ xác định năng suất thực thu, đánh giá chất lượng cơm nấu thông qua các phiếu chấm điểm do các hộ trực tiếp tham gia mô hình và một số hộ trong vùng tiến hành. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu, lợi nhuận, chất lượng gạo thương trường và cơm nấu, khả năng nhân rộng bằng phương pháp cho điểm, kết quả được trình bầy ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả lựa chọn giống lúa mới của nông dân
ĐVT: Điểm
STT Chỉ tiêu Các giống tham gia đánh giá Tổng
cộng
TBR 45 HT9
1 Khả năng chống chịu (sâu, bệnh,
chống đổ) 43 46 100
2 Thời gian sinh trưởng 43 47 100
3 Các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất 54 46 100
4 Màu sắc, hình dạng hạt lúa 51 49 100
5 Chất lượng gạo và cơm nấu 52 48 100
6 Hiệu quả kinh tế 59 31 100
7 Khả năng nhân rộng 55 45 100
Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy, trong 4 giống lúa chất lượng mới, giống TBR 45 được người dân cho điểm cao nhất (357 điểm) và lựa chọn vì giống này cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng; tiếp đến là giống HT9 (343 điểm), giống này tuy năng suất không bằng TBR45, nhưng do khả năng chống chịu tốt hơn, chất lượng gạo và cơm nấu khá ngon, bên cạnh đó hạt thóc có mầu sẫm gần giống với hạt thóc HT1 nên dễ bán trên thị trường hơn.