Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang (Trang 59 - 112)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2.Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, số dảnh đẻ tối đa, trỗ bông, thời gian sinh trưởng và chiều cao cây. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và chiều cao của từng giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính: Ngày STT Thời vụ Chỉ tiêu Giống

Thời gian từ gieo đến...

Vụ Mùa 2011 Vụ Xuân 2012 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ TG ST Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ TGST 1 HT1(đ/c) 25 47 75 106 35 70 100 135 2 HT 9 25 47 76 106 37 72 102 139 3 DT 65 26 48 75 103 37 70 100 137 4 NC 6 25 47 75 108 37 75 105 140 5 Thơm RVT 29 49 77 105 38 75 105 140 6 VS 1 27 47 76 104 37 70 100 137 7 TBR 45 25 45 74 105 39 74 102 139 8 HT 18 24 44 71 103 36 75 105 140

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra thông qua thông qua thời gian của các thời gian sinh trưởng của cây lúa chúng ta còn có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa,

tránh lúa trỗ vào các thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất của lúa.

- Thời gian đẻ nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào mùa vụ, bản chất di truyền của giống và kỹ thuật canh tác. Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm có sự khác nhau giữa vụ Xuân và vụ Mùa. Ở vụ mùa, do thời tiết thuận lợi nên đã tạo điều kiện cho cây lúa rút ngắn thời gian từ gieo đến đẻ nhánh xuống chỉ còn 25-29 ngày. Trong vụ Xuân, thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của các giống dao động từ 35-39 ngày.

- Thời gian từ gieo đến làm đòng và từ gieo đến trỗ của các giống có sự khác nhau. Trong vụ Mùa, thời gian từ gieo đến làm đòng của các giống dao động từ 44-49 ngày; thời gian từ gieo đến trỗ của các giống từ 71- 77 ngày; giống HT 18 có thời gian từ gieo đến làm đòng và trỗ ngắn hơn các giống lúa khác. Trong vụ Xuân, thời gian từ gieo đến làm đòng của các giống dao động từ 70 - 75 ngày; thời gian từ gieo đến trỗ của các giống từ 100- 105 ngày; giống đối chứng có thời gian từ gieo đến làm đòng và trỗ ngắn hơn các giống lúa khác. Thời gian trỗ của các giống lúa tham gia thí nghiệm đều từ 4 - 5 ngày, tương đương đối chứng và khá tập trung.

- Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, được bố trí gieo cấy vào trà Xuân muộn và Mùa chính vụ. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng tương đương nhau. Trong vụ Mùa, các giống DT 65 và HT 18 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng là 3 ngày, đây là điểm rất quan trọng đối với những vùng bố trí cơ cấu trồng cây vụ Đông (ngô, đậu tương) như ở huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn; các giống còn lại đều có thời gian sinh trưởng tương đương đối chứng.

Trong vụ Xuân, các giống đều có có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng từ 2-5 ngày. Giống Thơm RVT, HT 18 có thời gian sinh trưởng dài nhất 140 ngày, dài hơn đối chứng 5 ngày.

3.1.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Bảng 3.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

STT Giống Chiều cao cây (cm)

Vụ Mùa 2011 Vụ Xuân 2012 1 HT1(đ/c) 91,0 96,1 2 HT 9 82,5* 93,6* 3 DT 65 86,5* 95,5ns 4 NC 6 93,0* 99,7* 5 Thơm RVT 80,8* 93,6* 6 VS 1 80,2* 93,7* 7 TBR 45 80,2* 94,4ns 8 HT 18 80,6* 91,7* CV% 1,4 1,2 LSD05 2,0 2,0 P <0.05 <0.05 Ghi chú:

*: Sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. ns: Sai khác không có ý nghĩa.

Chiều cao cây của các giống có sự khác nhau giữa vụ Xuân và vụ Mùa. Trong vụ Mùa, các giống có chiều cao từ 80,2 - 93,0cm, trong khi giống NC 6 có chiều cao cây 93 cm ở mức tin cậy 95% tương đương với đối chứng, thì các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Trong vụ Xuân, các giống có chiều cao từ 91,7- 99,7 cm, duy nhất có giống NC6 (cao 99,7cm) có chiều cao hơn đối chứng và các giống khác ở mức tin cậy 95%; giống DT 65 và TBR 45 có chiều cao tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), 4 giống còn lại gồm HT 9, Thơm RVT, VS 1, HT 18 có chiều cao thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.1.4. Khả năng đẻ nhánh các giống lúa thí nghiệm

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh vật học của cây lúa, nó có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất sau này. Thời gian đẻ nhánh của lúa được tính từ khi bắt đầu bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm

đòng. Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời vụ, đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, đất đai, mật độ. Cấy ngửa tay, cấy nông và mật độ cấy hợp lý sẽ tạo điều kiện cho lúa bén rễ, hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, tập trung. Cấy sâu, cấy mật độ dầy sẽ làm cho lúa đẻ nhánh kém, chủ yếu đẻ ở mắt trên, làm cho dảnh nhỏ, bông bé dẫn đến năng suất thấp. Sau khi lúa hồi xanh nếu giữ mực nước từ 2 - 3 cm sẽ kích thích khả năng đẻ nhánh, mặt khác nước quá nhiều hoặc quá khô sẽ kìm hãm khả năng đẻ nhánh. Thời kỳ này nói chung cây lúa sinh trưởng nhanh, mạnh và tập trung vào các quá trình phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh.

Quan điểm hiện nay cho rằng: những giống đẻ ít hoặc vừa phải, đẻ tập trung, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, sự chênh lệch giữa số hạt trên bông chính và bông phụ càng thấp thì có khả năng cho năng suất và hệ số kinh tế lớn. Đối với những giống đẻ lai rai thì tỷ lệ nhánh vô hiệu cao, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp, lúa trỗ không tập trung, bông lúa không đều (bông to, bông nhỏ, bông chín trước, bông chín sau) gây khó khăn cho quá trình thu hoạch. Nếu để lúa chín hết mới thu hoạch thì những bông chín trước sẽ quá chín dẫn đến bị rụng gây thất thoát lớn, ngược lại nếu thu hoạch sớm thì những bông trỗ sau chưa chín làm giảm năng suất lúa và chất lượng gạo sau này.

Các nhánh lúa càng đẻ sau càng ít lá, nếu không đạt 3 lá trở lên thì không cho bông. Vì thế những nhánh đẻ muộn thường là những nhánh vô hiệu. Những nhánh đẻ trước có thời gian sinh trưởng dài, có sức cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng mạnh nên những nhánh này thường cho bông to và nhiều hạt.

Ở vụ xuân, nhất là trà lúa Xuân muộn, sau cấy nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh sớm, gặp những năm thời tiết bất thuận giai đoạn đầu sau cấy thời tiết rét đậm kéo dài làm cho lúa lâu bén rễ hồi xanh, thậm chí lúa mới cấy có thể bị chết rét do nền nhiệt độ thấp, nhất là khi gặp sương muối. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo sản xuất năm nào thời tiết giai đoạn làm mạ và sau cấy gặp nhiều đợt rét đậm cây lúa chậm sinh trưởng, nhưng đến giai đoạn làm đòng,

trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì vụ đó thường cho năng suất cao. Qua theo dõi khả năng đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả ở bảng 3.3.

Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm

Vụ Chỉ tiêu Giống Dảnh tối đa (dảnh /khóm) Dảnh hữu hiệu (dảnh /khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ hữu hiệu Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) Khả năng đẻ nhánh (điểm) Mùa 2011 HT1(đ/c) 8,9 4,6 4,4 2,3 51,6 7 HT 9 9,1ns 4,8ns 4,5 2,4 52,7 7 DT 65 9,8* 5,0ns 4,9 2,5 51,0 7 NC 6 8,3* 4,5ns 4,1 2,2 54,2 7 Thơm RVT 9,4* 5,1ns 4,7 2,5 54,2 7 VS 1 9,6* 5,3ns 4,8 2,6 49,7 7 TBR 45 9,6* 4,6ns 4,8 2,3 55,2 7 HT 18 8,8* 5,0ns 4,4 2,5 56,8 7 CV% LSD05 P 2,5 0,4 <0.05 1,0 0,8 <0.05 Xuân 2012 HT1(đ/c) 10,8 5,9 HT 9 9,5* 6,0 5,4 3 55,5 5 DT 65 9,6* 5,4* 4,7 2,7 56,8 7 NC 6 9,6* 6,0ns 4,8 3 62,5 7 Thơm RVT 8,7* 5,8* 4,8 2,9 60,4 7 VS 1 9,7* 4,8* 4,3 2,4 55,1 7 TBR 45 8,9* 6,2* 4,8 3,1 63,9 7 HT 18 9,4* 5,4* 4,4 2,7 60,6 7 CV% LSD05 P 3,9 0,6 <0.05

Ghi chú: *: Sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Qua bảng 3.4 cho thấy, khả năng đẻ nhánh của các giống là khác nhau. Trong vụ mùa, số dảnh tối đa trên khóm của các giống dao động từ 8,3-9,8 dảnh; các giống DT 65, Thơm RVT, TBR 45, VS 1 có số dảnh đẻ trên khóm cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giống HT9 có số dảnh đẻ tối đa trên khóm tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), các giống NC 6, HT 18 có số dảnh tối đa trên khóm thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%... Dảnh hữu hiệu biến động từ 4,5 -5,3 dảnh/khóm, và tất cả các giống đều có số dảnh hữu hiệu tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Tỷ lệ đẻ hữu hiệu ở vụ mùa, biến động từ 47,6% - 56,8%, giống có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao nhất là giống HT 18 và thấp nhất là giống VS 1.

Trong vụ Xuân số dảnh tối đa trên khóm của các giống dao động từ 8,7- 10,8 dảnh, các giống đều có số dảnh tối đa thấp hơn đối chứng từ 0,9-2.1 dảnh chắn ở mức tin cậy 95%. Dảnh hữu hiệu biến động từ 4,8- 6,2 dảnh/ khóm, giống có số dảnh hữu hiệu cao nhất là giống TBR 45 (6,2 dảnh/ khóm) và thấp nhất là giống VS 1 4,8 (dảnh/ khóm). So với giống đối chứng, các giống DT 65, HT 18 có số dảnh hữu hiệu tương đương (sai khác không có ý nghĩa); các giống còn lại có số dảnh thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Tỷ lệ đẻ hữu hiệu ở vụ xuân biến động từ 55,1% - 63,9% và giống có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao là giống TBR 45 đạt 63,9%, thấp nhất là giống VS 1 chỉ đạt 55,1%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5. Về khả năng nhiễm sâu bệnh hại và tính chống đổ của các giống thí nghiệm

Sâu bệnh hại là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của các giống lúa, là yếu tố hạn chế năng suất. Theo thống kê của FAO, hàng năm sâu bệnh hại làm giảm 30% sản lượng lương thực.

Đây là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà khoa học là phải tìm ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Với điều kiện khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều rất thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển.

Do đó, việc chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh đang là xu hướng chủ đạo để giảm việc sử dụng thuốc hóa học, giảm chi phí sản xuất lúa, tăng chất lượng các loại nông sản phẩm đồng thời đảm bảo sự an

toàn cho môi trường. Chính vì vậy chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề chống chịu dịch của các giống nghiên cứu.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Mùa xuất hiện một số sâu bệnh hại chính sau: rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn...

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh và tính chống đổ của các giống thí nghiệm

Đơn vị tính: Điểm TT Thời vụ Chỉ tiêu Giống lúa Vụ Mùa 2011 Vụ Xuân 2012 Sâu cuốn Sâu đục thân Rầy nâu Khô vằn Đạo ôn Bạc Chống đổ Sâu cuốn Sâu đục thân Rầy nâu Khô vằn Đạo ôn Bạc Chống đổ 1 HT1(đ/c) 1 1 1 3 1 1 3 1 1 1 3 1 3 3 2 HT 9 1 1 1 3 1 1 3 1 1 1 5 1 3 3 3 DT 65 1 1 1 3 1 1 3 1 1 1 3 1 3 3 4 NC 6 1 1 1 1 1 0 3 1 1 1 1 1 3 3 5 Thơm RVT 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 3 1 3 1 6 VS 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 3 1 3 1 7 TBR 45 1 1 1 3 1 1 3 1 1 1 3 1 1 3 8 HT 18 1 1 1 3 1 1 3 1 1 1 5 1 3 1

Qua bảng 3.5 cho thấy:

- Trong cả vụ Xuân và vụ Mùa, các giống đều nhiễm rất nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục thân và rầy nâu (điểm 1).

- Bệnh khô vằn gây hại ở cả vụ Xuân và vụ Mùa. Trong vụ Xuân, hầu hết các giống đều nhiễm khô vằn tương đương đối chứng (điểm 3), riêng có các giống NC 6, Thơm RVT , VS 1 bị nhiễm khô vằn nhẹ hơn (điểm 1). Trong vụ Mùa, do mưa ẩm nên mức độ nhiễm khô vằn nặng hơn so với vụ Xuân, các giống HT 9, HT 18 bị nhiễm nặng hơn so với đối chứng (điểm 5), các giống còn lại đều nhiễm tương đương hoặc thấp hơn đối chứng (điểm 1-3).

- Bệnh đạo ôn gây hại nhẹ ở cả 2 vụ Xuân và Mùa, mức độ nhiễm của các giống đều tương đương đối chứng (điểm 1).

- Bệnh bạc lá: qua theo dõi hầu hết các giống thí nghiệm đều nhiễm nhẹ bạc lá. Trong vụ Xuân, trừ 3 giống NC 6, Thơm RVT, VS 1 chưa phát hiện nhiễm bạc lá, các giống còn lại đều nhiễm bạc lá tương đương đối chứng (điểm 1); trong vụ Mùa, mức độ nhiễm bạc lá nhẹ hơn so với vụ Xuân, trừ giống TBR 45 nhiễm bạc lá ở điểm 1, các giống còn lại đều nhiễm bạc nặng hơn và tương đương đối chứng (điểm 3).

* Về khả năng chống đổ: ở cả vụ Xuân và vụ Mùa hầu hết các giống đều có khả năng chống đổ tốt, qua theo dõi chúng tôi thấy giai đoạn chín có một số đợt gió nhẹ, đã làm hầu hết giống thí nghiệm bị lướt nhẹ và phục hồi ngay sau đó. Khả năng chống đổ của các giống đều ở cấp 1-3, riêng giống Thơm RVT có khả năng chống đổ kém hơn giống đối chứng và các giống khác (điểm 5).

3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Cũng như tất cả các cây trồng khác, trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa. Mặt khác, năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2

, số hạt chắc/bông, khối lượng 1.000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2

phụ thuộc vào quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích. Dựa vào điều kiện đất đai, chế độ dinh dưỡng, khí hậu ở địa phương và đặc điểm của từng giống để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó sẽ quyết định số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và năng suất cuối cùng.

3.1.6.1. Số bông/m2

Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Theo Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng (1997) cho rằng: số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và khối lượng 1.000 hạt đóng góp 26%. Số bông được hình thành do 3 yếu tố:

- Số nhánh đẻ (số nhánh hữu hiệu).

- Điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác như: nhiệt độ, ánh sáng, phân bón, tưới nước…làm 2 yếu tố trên phát huy tác dụng hay hạn chế. Với vai trò quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu số bông hữu hiệu/khóm là việc làm vô cùng quan trong không thể thiếu được trong công tác chọn tạo giống lúa.

Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang (Trang 59 - 112)