Phương hướng chọn tạo giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang (Trang 35 - 38)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.3.Phương hướng chọn tạo giống lúa

Phương hướng chọn tạo giống lúa cạn thay đổi tuỳ theo vùng sinh thái nhưng phương hướng chung có thể thay đổi như sau:

- Có nhiều dạng hình phong phú, thích nghi với từng điều kiện sinh thái cụ thể của vùng.

- Chiều cao cây trung bình (110-130 cm), khả năng đẻ nhánh khá từ 3-4 dảnh/khóm lên dần tới 20 dảnh/khóm.

- Thân cứng, chống đổ tốt .

- Có đặc điểm về chất lượng hạt phong phú.

- Chuyển từ dạng bông to sang dạng nhiều bông trong điều kiện sinh thái thuận lợi.

- Mạ khoẻ, bộ rễ khoẻ, ăn sâu.

- Tỷ lệ hạt lép thấp, hạt mẩy, đều, chín tập trung. - Phản ứng với quang chu kỳ ở các mức độ khác nhau. - Chịu hạn tốt, khả năng cạnh tranh được với cỏ dại.

- Chống chịu được với bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, bệnh biến màu hạt, chống sâu đục thân, rày nâu.

- Chịu được đất nhiều dinh dưỡng, thiếu lân, thừa nhôm hoặc đất chua. Theo Chang T.T và cs (1984) [35] thì mục tiêu chung của các nhà chọn tạo giống lúa cạn ở vùng Đông Nam Á và IRRI như sau:

- Nâng cao năng suất bằng cách phát triển kiểu hình có chiều cao cây trung bình, đẻ nhánh khá để thay thế các giống lúa cổ truyền cao cây thân yếu.

- Giữ được cơ chế chống hoặc chịu có liên quan đến ổn định năng suất, tính chống chịu hoặc chịu được với bệnh đạo ôn, chịu hạn, khả năng phục hồi đẻ nhánh sau mỗi đợt hạn.

- Tạo ra được những giống có thời gian sinh trưởng khác nhau để thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau.

- Đặc tính nhạy cảm với quang chu kỳ có thể là một yêu cầu cho một số vùng như ở Đông Bắc Thái Lan.

- Giữ được đặc tính nông học tốt: Bông dài, dinh dưỡng bông cao, hạt không hở vỏ, hàm lượng amylose thấp đến trung bình.

- Giữ được hoặc nâng cao tính chống chịu với các yếu tố bất lợi của đất: thiếu lân, độc tố nhôm, mangan trong đất chua, mặn và thiếu kẽm, sắt trong đất kiềm.

- Nâng cao tính chống chịu sâu bệnh.

Kiểu cây mới được đặc trưng nhờ sự kết hợp nào đó giữa các tính trạng của lá, thân và bông lúa. Các giống lúa có nhiều kiểu cây khác nhau, các nhà chọn giống cho rằng có thể chia các giống lúa thành “kiểu cây nhiều bông” và “kiểu cây bông to”. Kiểu cây trên có nhiều bông nhưng nhỏ hơn kiểu cây dưới.

Dựa vào quan hệ giữa kiểu cây và năng suất, Jennings (1979) [36] đã nhấn mạnh rằng biện pháp chọn giống có thể tiến đến một kiểu cây cải tiến (nửa lùn) cho vùng nhiệt đới đó là những giống chín sớm, chống được bệnh bạc lá và đạo ôn, thấp cây, chống đổ, ngoài những giống nhiệt đới tương tự hiện có. Mặt khác ông cũng cho rằng nhờ biện pháp chọn giống có thể tạo được những giống nhiệt đới có năng suất cao, có phản ứng với đạm và có cả những đặc trưng đặc biệt mà không thường thấy ở những giống thương mại trồng ở vùng nhiệt đới là:

- Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 100-125 ngày (từ khi gieo mạ đến chín) và không mẫm cảm với quang chu kỳ chiếu sáng.

- Những đặc trưng dinh dưỡng kể cả mọc khoẻ vừa phải và có số nhánh vừa phải, kết hợp với lá tương đối nhỏ, màu lục sẫm, mọc thẳng đứng.

- Thân rạ thấp và cứng, chống đổ tốt.

- Chống được những nòi nấm bệnh đạo ôn đã được phát hiện. Kết quả nghiên cứu của IRRI cho thấy hiện tượng lốp đổ có ảnh hưởng rất lớn đên năng suất, có thể làm giảm đến 75% nếu lúa đổ trước chín 30 ngày hoặc sớm hơn. Phần lớn năng suất bị giảm khi đổ sớm là do tỷ lệ hạt thui tăng lên. Nên cần chọn tạo giống thích hợp, thấp cây, thân cứng, chống đổ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược cải tạo giống của IRRI (Nguyễn Xuân Hiển và cs, 1976)[18]. Mục đích của những nhà chọn tạo giống là tạo ra các giống lúa vừa có năng suất cao, vừa chống chịu được với sâu bệnh để đảm bảo hiệu quả kinh tế lớn. Painter (1951) (theo Nguyễn Xuân Hiển và cs, 1976) [18] đã nghiên cứu trong

việc chọn giống chống sâu, ông cho rằng tính chống chịu sâu hại của cây thường có cơ chế phức tạp nhưng có thể chia thành 3 dạng như sau:

- Không ưa thích: cây có những yếu tố làm sâu hại không thích đẻ trứng, ăn hoặc đến trú ẩn.

- Không duy trì sự sống: cây chịu ảnh hưởng xấu đến sự sống, sinh trưởng và sinh sản của sâu hại.

- Chịu đựng: khả năng cây chủ bị thiệt hại ít khi có một quần thể sâu đông đủ để gây ra thiệt hại nặng cho những cây chủ mẫn cảm.

Theo Nguyễn Xuân Hiển và cs [18] trước năm 1960, ở Ấn Độ người ta đã có nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo giống lúa. Kết quả của những công trình đó đã đi tới những hướng chọn giống sau:

- Chọn giống có năng suất cao.

- Chọn giống theo khả năng phản ứng mạnh với việc bón nhiều phân. - Chọn giống theo tính chín sớm.

- Chọn giống chịu nước và chịu úng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọn giống theo tính chống mặn và chống kiềm của đất. - Chọn giống theo tính chống hạn.

- Chọn giống theo tính chống đổ. - Chọn giống lúa không rụng hạt. - Chọn giống lúa để chống lúa dại. - Chọn giống lúa theo tính chống bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang (Trang 35 - 38)