Vai trò của giống mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang (Trang 32 - 33)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.1.Vai trò của giống mới

Trong sản xuất nông nghiệp, giống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất.

Giống cây trồng là khâu quan trọng nhất trong sản xuất trồng trọt. Đặc tính của giống (kiểu gen), yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định năng suất của giống. Những sự thay đối về khí hậu, đất, nước ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Có sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trường. Vì vậy đánh giá tính ổn định của và thích nghi của của giống với môi trường thường được sử dụng để đánh giá giống (Nguyễn Văn Hiển, 2000)[21].

Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng thì trong sản xuất chưa bao giờ đáp ứng đủ. Hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu về giống. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế - International Rice Research Institute (IRRI) đã có chương trình nghiên cứu lâu dài về chọn giống, tạo giống nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như: thời gian sinh trưởng, tính chống bệnh, sâu hại, năng suất, chất lượng gạo…[18].

Giống lúa mới được coi là giống lúa tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh hại, năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ.

Hiện nay với kỹ thuật sinh học phát triển con người ngày càng can thiệp sâu hơn, thúc đẩy nhanh quá trình chọn tạo giống mới có lợi cho con người bằng phương pháp tạo giống như: Lai hữu tính, xử lý đột biến đặc biệt là kỹ thuật di truyền đang đóng góp có hiệu quả vào việc cải tiến giống lúa. Việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày (xu hướng của sản xuất nông nghiệp hiện nay), đã cho phép làm nhiều vụ trong năm và cũng cho phép bố trí thời vụ gieo cấy trong vụ Xuân muộn hơn nhằm kéo dài thời gian sản xuất cây vụ Đông, đồng thời cũng là hướng tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên (bức xạ mặt trời, đất đai, nguồn nước..), để tăng khả năng quang hợp thuần của ruộng lúa, tạo năng suất ngày càng cao. Nghiên cứu vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp cho thấy: Giống luôn là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm [18].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang (Trang 32 - 33)