4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4.2. Xây dựng mô hình trình diễn
Từ kết quả khảo nghiệm vụ Mùa năm 2011 với 8 giống lúa thuần chất lượng cao, chúng tôi sẽ lựa chọn từ 1-2 giống có nhiều ưu điểm và triển vọng nhất để xây dựng mô hình trình diễn với 25-30 hộ tham gia tại 2 xã của 2 huyện đặc trưng cho các tiểu vùng sinh thái của tỉnh, đồng thời đây là những huyện có nhiều điều kiện để phát triển và mở rộng diện tích lúa chất lượng.
Phương pháp bố trí và theo dõi mô hình: Trên cơ sở đất ruộng của nông dân, chúng tôi lựa chọn diện tích làm mô hình tương đối tập trung, đất có độ đồng đều cao, các hộ thực hiện theo kỹ thuật chung đã được hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang. Các hộ tham gia thử nghiệm giống lúa mới sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng nhiễm sâu bệnh hại và chất lượng gạo, đồng thời tham gia hội thảo đầu bờ. Căn cứ vào ý kiến thảo luận và kết quả phiếu đánh giá của nông dân tham gia mô hình sẽ xác định được giống có ưu điểm cao nhất để giới thiệu cho sản xuất.
Địa điểm: Thực hiện tại 2 điểm: xã Hào Phú huyện Sơn Dương và xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn.
Diện tích mỗi giống: 0,2ha/giống/huyện
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003.
- Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 4.0.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh các giống lúa
3.1.1. Sinh trưởng của mạ
Sinh trưởng và phát triển là đặc tính vốn có của cây lúa, tuỳ từng giống mà thời gian sinh trưởng và phát triển có thể dài hay ngắn. Thời gian sinh trưởng của cây lúa ngoài phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, còn phụ thuộc vào thời vụ sản xuất, như vụ Xuân thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa, phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh tác động đồng thời còn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc.
Để đánh giá về sức sinh trưởng của mạ chúng tôi theo dõi thí nghiệm và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy ở các thời vụ khác nhau và các gống khác nhau cho kết quả khác nhau về khả năng ra lá, chiều cao mạ và sức sinh trưởng của mạ, cụ thể:
- Số lá mạ khi cấy: trong vụ Mùa, do nhiệt độ thuận lợi cho việc ra lá của các giống nên số lá của các giống khi cấy đều đạt từ 3,8 - 4,0 lá. Trong cả vụ Xuân và vụ Mùa, giống NC 6 có khả năng ra lá chậm nhất so với đối chứng. Trong vụ Xuân, do nhiệt độ thấp ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại nên khả năng ra lá của các giống lúa tham gia thí nghiệm bị chậm, đến thời điểm cấy, số lá của các giống dao động từ 2,7 đến 3,1 lá và đều tương đương hoặc thấp hơn đối chứng.
- Chiều cao cây mạ khi cấy: Trong vụ Mùa, chiều cao của cây mạ khi cấy đạt từ 16,8 - 18,6 cm, thấp nhất là giống NC 6 và VS 1 chỉ cao 16,8 - 16,9 cm thấp hơn đối chứng 0,9 - 0,9 cm, các giống còn lại đều tương đương hoặc thấp hơn đối chứng từ 0,1 - 0,4 cm, riêng giống DT 65 cao hơn đối chứng 0,9 cm.
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng giai đoạn mạ các giống lúa thí nghiệm
Vụ Giống gieo mạ Ngày
Số lá mạ khi cấy (lá) Chiều cao cây mạ (cm) Sức sinh trƣởng của mạ (điểm) Khả năng chịu lạnh (điểm) Mùa 2011 HT1(đ/c) 8/7 3,5 17,7 1 - HT 9 8/7 3,2 17,5 1 - DT 65 8/7 3,4 18,6 5 - NC 6 8/7 3,0 16,8 1 - Thơm RVT 8/7 3,2 17,1 1 - VS 1 8/7 3,0 16,9 1 - TBR 45 8/7 3,4 17,6 1 - HT 18 8/7 3,1 17,1 1 - Xuân 2012 HT1(đ/c) 25/1 3,0 15,1 5 5 HT 9 25/1 3,0 15,2 5 5 DT 65 25/1 3,0 15,2 5 5 NC 6 25/1 2,8 15,0 5 5 Thơm RVT 25/1 2,7 13,8 5 5 VS 1 25/1 3,0 15,0 5 5 TBR 45 25/1 3,1 15,2 5 5 HT 18 25/1 2,8 14,0 5 5
Trong vụ Xuân, chiều cao của cây mạ khi cấy đạt từ 13,8 - 15,2 cm, thấp nhất là giống Thơm RVT chỉ cao 13,8 cm thấp hơn đối chứng 1,3 cm, các giống còn lại đều tương đương hoặc thấp hơn đối chứng từ 0,2 - 1,2 cm.
- Sức sinh trưởng của mạ: Trong vụ Mùa, hầu hết các giống đều có sức sinh trưởng mạnh (điểm 1), riêng giống DT 65 sinh trưởng trung bình (điểm 5). Về cơ bản, các cây mạ đều có lá màu xanh, không có hiện tượng sâu bệnh hại.
Qua theo dõi cho thấy, trong vụ Xuân 2012, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại nên ở trong giai đoạn mạ các giống đều sinh trưởng trung bình (điểm 5). - Khả năng chịu lạnh: Vụ Xuân năm 2012, nhiệt độ xuống thấp, một số ngày nhiệt độ xuống dưới 100C, qua theo dõi các giống đều có khả năng chịu lạnh tương đương đối chứng (điểm 5).
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, số dảnh đẻ tối đa, trỗ bông, thời gian sinh trưởng và chiều cao cây. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và chiều cao của từng giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
Đơn vị tính: Ngày STT Thời vụ Chỉ tiêu Giống
Thời gian từ gieo đến...
Vụ Mùa 2011 Vụ Xuân 2012 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ TG ST Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ TGST 1 HT1(đ/c) 25 47 75 106 35 70 100 135 2 HT 9 25 47 76 106 37 72 102 139 3 DT 65 26 48 75 103 37 70 100 137 4 NC 6 25 47 75 108 37 75 105 140 5 Thơm RVT 29 49 77 105 38 75 105 140 6 VS 1 27 47 76 104 37 70 100 137 7 TBR 45 25 45 74 105 39 74 102 139 8 HT 18 24 44 71 103 36 75 105 140
Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra thông qua thông qua thời gian của các thời gian sinh trưởng của cây lúa chúng ta còn có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa,
tránh lúa trỗ vào các thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất của lúa.
- Thời gian đẻ nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào mùa vụ, bản chất di truyền của giống và kỹ thuật canh tác. Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm có sự khác nhau giữa vụ Xuân và vụ Mùa. Ở vụ mùa, do thời tiết thuận lợi nên đã tạo điều kiện cho cây lúa rút ngắn thời gian từ gieo đến đẻ nhánh xuống chỉ còn 25-29 ngày. Trong vụ Xuân, thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của các giống dao động từ 35-39 ngày.
- Thời gian từ gieo đến làm đòng và từ gieo đến trỗ của các giống có sự khác nhau. Trong vụ Mùa, thời gian từ gieo đến làm đòng của các giống dao động từ 44-49 ngày; thời gian từ gieo đến trỗ của các giống từ 71- 77 ngày; giống HT 18 có thời gian từ gieo đến làm đòng và trỗ ngắn hơn các giống lúa khác. Trong vụ Xuân, thời gian từ gieo đến làm đòng của các giống dao động từ 70 - 75 ngày; thời gian từ gieo đến trỗ của các giống từ 100- 105 ngày; giống đối chứng có thời gian từ gieo đến làm đòng và trỗ ngắn hơn các giống lúa khác. Thời gian trỗ của các giống lúa tham gia thí nghiệm đều từ 4 - 5 ngày, tương đương đối chứng và khá tập trung.
- Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, được bố trí gieo cấy vào trà Xuân muộn và Mùa chính vụ. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng tương đương nhau. Trong vụ Mùa, các giống DT 65 và HT 18 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng là 3 ngày, đây là điểm rất quan trọng đối với những vùng bố trí cơ cấu trồng cây vụ Đông (ngô, đậu tương) như ở huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn; các giống còn lại đều có thời gian sinh trưởng tương đương đối chứng.
Trong vụ Xuân, các giống đều có có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng từ 2-5 ngày. Giống Thơm RVT, HT 18 có thời gian sinh trưởng dài nhất 140 ngày, dài hơn đối chứng 5 ngày.
3.1.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm
STT Giống Chiều cao cây (cm)
Vụ Mùa 2011 Vụ Xuân 2012 1 HT1(đ/c) 91,0 96,1 2 HT 9 82,5* 93,6* 3 DT 65 86,5* 95,5ns 4 NC 6 93,0* 99,7* 5 Thơm RVT 80,8* 93,6* 6 VS 1 80,2* 93,7* 7 TBR 45 80,2* 94,4ns 8 HT 18 80,6* 91,7* CV% 1,4 1,2 LSD05 2,0 2,0 P <0.05 <0.05 Ghi chú:
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. ns: Sai khác không có ý nghĩa.
Chiều cao cây của các giống có sự khác nhau giữa vụ Xuân và vụ Mùa. Trong vụ Mùa, các giống có chiều cao từ 80,2 - 93,0cm, trong khi giống NC 6 có chiều cao cây 93 cm ở mức tin cậy 95% tương đương với đối chứng, thì các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Trong vụ Xuân, các giống có chiều cao từ 91,7- 99,7 cm, duy nhất có giống NC6 (cao 99,7cm) có chiều cao hơn đối chứng và các giống khác ở mức tin cậy 95%; giống DT 65 và TBR 45 có chiều cao tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), 4 giống còn lại gồm HT 9, Thơm RVT, VS 1, HT 18 có chiều cao thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
3.1.4. Khả năng đẻ nhánh các giống lúa thí nghiệm
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh vật học của cây lúa, nó có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất sau này. Thời gian đẻ nhánh của lúa được tính từ khi bắt đầu bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm
đòng. Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời vụ, đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, đất đai, mật độ. Cấy ngửa tay, cấy nông và mật độ cấy hợp lý sẽ tạo điều kiện cho lúa bén rễ, hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, tập trung. Cấy sâu, cấy mật độ dầy sẽ làm cho lúa đẻ nhánh kém, chủ yếu đẻ ở mắt trên, làm cho dảnh nhỏ, bông bé dẫn đến năng suất thấp. Sau khi lúa hồi xanh nếu giữ mực nước từ 2 - 3 cm sẽ kích thích khả năng đẻ nhánh, mặt khác nước quá nhiều hoặc quá khô sẽ kìm hãm khả năng đẻ nhánh. Thời kỳ này nói chung cây lúa sinh trưởng nhanh, mạnh và tập trung vào các quá trình phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh.
Quan điểm hiện nay cho rằng: những giống đẻ ít hoặc vừa phải, đẻ tập trung, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, sự chênh lệch giữa số hạt trên bông chính và bông phụ càng thấp thì có khả năng cho năng suất và hệ số kinh tế lớn. Đối với những giống đẻ lai rai thì tỷ lệ nhánh vô hiệu cao, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp, lúa trỗ không tập trung, bông lúa không đều (bông to, bông nhỏ, bông chín trước, bông chín sau) gây khó khăn cho quá trình thu hoạch. Nếu để lúa chín hết mới thu hoạch thì những bông chín trước sẽ quá chín dẫn đến bị rụng gây thất thoát lớn, ngược lại nếu thu hoạch sớm thì những bông trỗ sau chưa chín làm giảm năng suất lúa và chất lượng gạo sau này.
Các nhánh lúa càng đẻ sau càng ít lá, nếu không đạt 3 lá trở lên thì không cho bông. Vì thế những nhánh đẻ muộn thường là những nhánh vô hiệu. Những nhánh đẻ trước có thời gian sinh trưởng dài, có sức cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng mạnh nên những nhánh này thường cho bông to và nhiều hạt.
Ở vụ xuân, nhất là trà lúa Xuân muộn, sau cấy nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh sớm, gặp những năm thời tiết bất thuận giai đoạn đầu sau cấy thời tiết rét đậm kéo dài làm cho lúa lâu bén rễ hồi xanh, thậm chí lúa mới cấy có thể bị chết rét do nền nhiệt độ thấp, nhất là khi gặp sương muối. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo sản xuất năm nào thời tiết giai đoạn làm mạ và sau cấy gặp nhiều đợt rét đậm cây lúa chậm sinh trưởng, nhưng đến giai đoạn làm đòng,
trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì vụ đó thường cho năng suất cao. Qua theo dõi khả năng đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả ở bảng 3.3.
Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm
Vụ Chỉ tiêu Giống Dảnh tối đa (dảnh /khóm) Dảnh hữu hiệu (dảnh /khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ hữu hiệu Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) Khả năng đẻ nhánh (điểm) Mùa 2011 HT1(đ/c) 8,9 4,6 4,4 2,3 51,6 7 HT 9 9,1ns 4,8ns 4,5 2,4 52,7 7 DT 65 9,8* 5,0ns 4,9 2,5 51,0 7 NC 6 8,3* 4,5ns 4,1 2,2 54,2 7 Thơm RVT 9,4* 5,1ns 4,7 2,5 54,2 7 VS 1 9,6* 5,3ns 4,8 2,6 49,7 7 TBR 45 9,6* 4,6ns 4,8 2,3 55,2 7 HT 18 8,8* 5,0ns 4,4 2,5 56,8 7 CV% LSD05 P 2,5 0,4 <0.05 1,0 0,8 <0.05 Xuân 2012 HT1(đ/c) 10,8 5,9 HT 9 9,5* 6,0 5,4 3 55,5 5 DT 65 9,6* 5,4* 4,7 2,7 56,8 7 NC 6 9,6* 6,0ns 4,8 3 62,5 7 Thơm RVT 8,7* 5,8* 4,8 2,9 60,4 7 VS 1 9,7* 4,8* 4,3 2,4 55,1 7 TBR 45 8,9* 6,2* 4,8 3,1 63,9 7 HT 18 9,4* 5,4* 4,4 2,7 60,6 7 CV% LSD05 P 3,9 0,6 <0.05
Ghi chú: *: Sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Qua bảng 3.4 cho thấy, khả năng đẻ nhánh của các giống là khác nhau. Trong vụ mùa, số dảnh tối đa trên khóm của các giống dao động từ 8,3-9,8 dảnh; các giống DT 65, Thơm RVT, TBR 45, VS 1 có số dảnh đẻ trên khóm cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giống HT9 có số dảnh đẻ tối đa trên khóm tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), các giống NC 6, HT 18 có số dảnh tối đa trên khóm thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%... Dảnh hữu hiệu biến động từ 4,5 -5,3 dảnh/khóm, và tất cả các giống đều có số dảnh hữu hiệu tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Tỷ lệ đẻ hữu hiệu ở vụ mùa, biến động từ 47,6% - 56,8%, giống có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao nhất là giống HT 18 và thấp nhất là giống VS 1.
Trong vụ Xuân số dảnh tối đa trên khóm của các giống dao động từ 8,7- 10,8 dảnh, các giống đều có số dảnh tối đa thấp hơn đối chứng từ 0,9-2.1 dảnh chắn ở mức tin cậy 95%. Dảnh hữu hiệu biến động từ 4,8- 6,2 dảnh/ khóm, giống có số dảnh hữu hiệu cao nhất là giống TBR 45 (6,2 dảnh/ khóm) và thấp nhất là giống VS 1 4,8 (dảnh/ khóm). So với giống đối chứng, các giống DT 65, HT 18 có số dảnh hữu hiệu tương đương (sai khác không có ý nghĩa); các giống còn lại có số dảnh thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Tỷ lệ đẻ hữu hiệu ở vụ xuân biến động từ 55,1% - 63,9% và giống có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao là giống TBR 45 đạt 63,9%, thấp nhất là giống VS 1 chỉ đạt 55,1%.
3.1.5. Về khả năng nhiễm sâu bệnh hại và tính chống đổ của các giống thí nghiệm
Sâu bệnh hại là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát