Điều kiện khí hậu, thời tiết năm 2011 tại CaoBằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 57 - 58)

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc nằm khá sâu trong lục địa, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu của tỉnh Cao Bằng có những nét riêng biệt, điều kiện thời tiết khí hậu chia ra làm hai mùa rõ rệt, một mùa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời tiết khá rét, ít mưa, có sương giá và chịu nhiều tác động của gió mùa đông bắc. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trong năm 2001 được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết khí hậu tại tỉnh Cao Bằng năm 2011

Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lƣợng mƣa (mm) 1 9,7 81 236 2 16,0 82 92 3 15,3 83 932 4 21,8 83 320 5 24,8 81 1672 6 27,7 84 2304 7 28,1 83 902 8 26,9 85 2121 9 26,1 82 1159 10 22,0 85 1059 11 20,3 84 192 12 13,9 78 157 TB 21,05 82,58 928,8

Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy : - Về nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm biến động từ 9,7 – 28,1. Nhiệt độ biến động qua các tháng trong năm theo quy luật: nhiệt độ thấp nhất là tháng 12- tháng 1, từ tháng 2 nhiệt độ tăng dần và đạt cao nhất vào các tháng 6 và 7, sau đó giảm dần đến tháng 12.

- Về ẩm độ: Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây lúa. Ẩm độ quá cao khí khổng bị thu hẹp gây khó khăn trong việc bốc hơi nước của cây, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm, tích lũy chất khô trong cây giảm. Ẩm độ quá thấp cây lúa sinh trưởng, phát triển kém. Độ ẩm không khí các tháng trong năm biến động từ 78 – 85% và phụ thuộc vào chế độ mưa. Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau thường có độ ẩm không khí trung bình thấp hơn các tháng khác trong năm. Ẩm độ cao thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng cũng thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát sinh phá hại nhất là bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ...

- Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình các tháng trong năm đạt 928.8mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu và tập trung từ tháng 4-tháng 9 với lượng mưa chiếm gần 85% tổng lượng mưa của cả năm, và thường đạt đỉnh điểm cao nhất vào tháng 6-tháng 7. Sang tháng 10 lượng mưa giảm dần, và đạt thấp nhất vào tháng 12 và tháng 2. Sang tháng 3, tháng 4 lượng mưa lại tăng dần lên, tạo điều kiện thuận lợi để lúa vụ xuân sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là ở những nơi không chủ động nguồn nước tưới cho lúa.

3.2. Kết quả thí nghiệm áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa SRI trên đất không chủ động nƣớc tại Cao Bằng đối với giống Đông triều 39 vụ xuân 2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 57 - 58)