Số bông/khóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 92 - 95)

Số bông/khóm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Các công thức tham gia thí nghiệm có số bông/khóm dao động trong khoảng từ 7,2 – 14,4 bông, đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở mật độ cấy 16 khóm/m2

số bông trung bình đạt 13,6 bông/khóm cao gấp gần 2 lần so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do cấy mạ non, mật độ cấy thưa và sạch cỏ dại, cây ít phải cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng nên đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh nhiều hơn, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn đã làm tăng số bông/khóm.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy mật độ cấy và số lần làm cỏ không có sự tương tác đến số bông/khóm.

3.3.5.2. Số bông/m2

Số bông/m2

của các công thức thí nghiệm có sự sai khác giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ ở mức độ tin cậy 95%.

Số bông/m2

của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 206,4 – 280,8 bông. Trong đó công thức đạt cao nhất là công thức 1, công thức đạt thấp nhất là công thức 5. Các công thức theo SRI có số bông /m2

thấp là do mật độ cấy thưa làm số bông/khóm tăng, nhưng số khóm/m2

lại giảm, dẫn đến làm giảm số bông/m2

.

Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến số bông/m2 ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.5.3. Số hạt/bông

Qua bảng 3.14 cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có tổng số hạt/ bông cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Có sự sai khác về tổng số hạt /bông giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.5.4. Hạt chắc/bông

Các công thức SRI đều có tổng số hạt chắc/bông cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức thí nghiệm có số hạt chắc/bông dao động từ 115,7 – 137,9 hạt, trong đó công thức 5 ( tuổi mà 2,5 lá, mật độ 25 x 25cm, làm cỏ 1 lần) có tổng số hạt chắc/bông cao nhất.

Không có sự tương tác giữa mật độ với số lần làm cỏ đến số hạt chắc/bông ở mức độ 95%.

3.3.5.5. Tỷ lệ chắc

Các công thức cấy theo phương pháp SRI đều có tỷ lệ chắc thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ 95%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến tỷ lệ chắc/bông ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.5.6. Trọng lượng 1.000 hạt

Các công thức tham gia thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt không có sự sai khác so với công thức đối chứng, dao động trong khoảng từ 20,1 – 20,4 gam. Không có sự khác biệt về khối lượng 1000 hạt giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ.

3.3.5.7. Năng suất lý thuyết

Qua tính toán cho thấy giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau thì năng suất lý thuyết cũng có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Có sự tương tác giữa mật độ với số lần làm cỏ đến năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 56,42- 75,35 tạ/ha. Cao nhất là công thứctuổi mạ 2,5 lá, mật độ 20 x 20cm, làm cỏ 3 lần và thấp nhất là công thức tuổi mạ 2,5 lá, mật độ 25 x 25 cm, làm cỏ 1 lần.

3.3.5.8. Năng suất thực thu

Các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau thì năng suất thực thu có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất thực thu của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 40,75 – 53,48 tạ/ha. Trong đó năng suất cao nhất là công thức ở tuổi mạ 2,5 lá, mật độ 20 x 20cm, làm cỏ 3 lần và thấp nhất là công thức tuổi mạ 2,5 lá, mật độ 25 x 25 cm, làm cỏ 1 lần.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 92 - 95)