Những nghiên cứu SRI ở Mali

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 36 - 37)

Năm 2007, Chương trình Sáng kiến An ninh Lượng thực Goundam được Africare triển khai với nguồn tài trợ của tổ chức USAID đã lựa chọn 12 thôn tại Dire và Goundam với diện tích canh tác lúa khoảng hơn 1.900 hec-ta, chiếm hơn 10% tổng diện tích trồng lúa ở Timbuktu. Nông dân tự nguyện tham gia và tự lựa chọn kích thước thửa ruộng, giống lúa, phân bón và tự lo các nguyên liệu đầu vào. Africare cung cấp cho mỗi thôn một dụng cụ làm cỏ (một loại dụng cụ đơn giản mà trước đây chưa được biết đến tại những thôn này) và hỗ trợ kỹ thuật cho họ [25].

Các thửa ruộng gieo mạ SRI và các thửa ruộng đối chứng (trung bình khoảng 400 m2) được gieo cùng một loại giống vào cùng một ngày. Ruộng SRI cấy mạ non 10-12 ngày tuổi, cấy một dảnh. Trên các thửa ruộng đối chứng, cấy mạ khoảng 29 ngày tuổi, cấy 2-5 dảnh. Tất cả các nông dân áp dụng SRI đã bón phân chuồng và giảm lượng phân urê xuống mức 120 kg/ha so với 145 kg/ha trên các ruộng đối chứng. Năng suất tăng cùng với các lợi ích kinh tế của SRI đã được ghi nhận ở cả 12 thôn. 53 nông dân áp dụng SRI đã thu được năng suất bình quân 9,1 tấn/ha, cao hơn 66% so với năng suất bình quân thu được trên các ruộng đối chứng (5,5 tấn/ha). Năng suất bình quân trên các ruộng liền kề của các nông dân không áp dụng SRI là

Nông dân rất hưởng ứng phương pháp SRI và chỉ ra hàng loạt các lợi ích của phương pháp này như: sản lượng tăng, giảm giống, tiết kiệm thời gian làm cỏ (dùng dụng cụ cào cỏ thủ công), lúa sinh trưởng nhanh hơn, chất lượng tốt hơn. Phương pháp SRI chỉ mất 6kg hạt giống/ha trong khi đó các ruộng mẫu mất 40-60 kg hạt giống/ha, giảm 85-90%. Việc tăng cường bón phân chuồng giúp giảm 30% lượng phân hóa học và thuỷ lợi giảm 10% (do việc phân bổ nước được xây dựng trước theo kế hoạch tưới tiêu nên việc tiết kiệm nước không thực sự tối ưu). Các thửa ruộng SRI có thể cho thu hoạch sớm hơn từ 10-15 ngày so với các ruộng đối chứng, cho phép nông dân tránh được ảnh hưởng của mùa đông lạnh giá và chuyển từ các loại giống ngắn ngày cho sản lượng thấp sang các loại giống dài ngày cho sản lượng cao hơn, như giống BG90-2.

Tính đến năm 2009, trong vòng 3 năm với sự hỗ trợ của tổ chức BUF và AUSAID, Africare đã giúp 300 nông dân tiếp cận với SRI tại Timbuktu. Trong năm 2009, tổ chức AUSAID đã tài trợ cho dự án “Các sáng kiến cho tăng trưởng kinh tế ở Mali (IICEM)” để nhân rộng mô hình SRI trên địa bàn 04 tỉnh nữa. Quỹ nông nghiệp bền vững Syngenta hiện đang hỗ trợ Viện Kinh tế Nông thôn Mali trong việc đưa mô hình SRI trở thành một vùng trồng lúa chủ đạo trên cả nước [25].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 36 - 37)