Khả năng đẻ nhánh của giống Bao thai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 78 - 88)

Kết quả nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh của giống lúa Bao thai trong vụ mùa 2011 được trình bày qua Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của SRI đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Bao thai - vụ mùa 2011

Công thức Dảnh tối đa

(dảnh/ khóm) Dảnh hữu hiệu (dảnh/ khóm) Tỷ lệ hữu hiệu (%) Sức đẻ nhánh hữu hiệu Đ/c 16,3 7,2 44,17 1,2 A1B1 16,6 9,8 59,04 9.8 A1B2 17,0 10,4 61,18 10,4 A1B3 16,9 11,3 66,57 11,3 A2B1 17,7 12,9 72,88 12,9 A2B2 19,4 13,2 68,22 13,2 A2B3 20,0 14,4 72,00 14,4 PCT < 0,05 < 0,05 - - LSD.05CT 0,795 0,7 - - TB A1 16,8 10,5 - - TB A2 19,0 13,5 - - P(A) < 0,05 < 0,05 - - LSD.05A 0,587 0,573 - - TB B1 17,1 11,3 - - TB B2 18,1 11,8 - - TB B3 18,4 12,8 - - P(B) < 0,05 < 0,05 - - LSD.05B 0,719 0,701 - - P(A*B) < 0,05 ns - - CV 3,0 4,2 - -

Qua Bảng 3.9 cho thấy:

Các công thức áp dụng kỹ thuật SRI có số dảnh/khóm, số dảnh hữu hiệu/khóm cao hơn so với đối chứng nên tỷ lệ dảnh hữu hiệu của các công thức SRI cũng cao hơn so với đối chứng.

Các công thức trong kỹ thuật SRI cấy với mật độ thưa làm tăng dảnh hữu hiệu của lúa Bao thai cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Các công thức có dảnh tối đa/khóm biến động từ 16,3 – 20,0 khóm, công thức có số dảnh cao nhất là công thức 7 và thấp nhất là công thức đối chứng.

Dảnh hữu hiệu/khóm đạt cao nhất ở tuổi mạ 2,5 lá, khoảng cách cấy 25 x 25cm, làm cỏ 3 lần đạt 14,4 dảnh, tỷ lệ hữu hiệu là 72% so với đối chứng là 7,2 dảnh và tỷ lệ hữu hiệu chỉ đạt 44,7%. Các công thức SRI đạt cao là do cấy mạ non, mật độ thưa cộng với sạch cỏ dại đã tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng mạnh ngay sau cấy. Còn đối chứng do cấy mạ già, cấy nhiều dảnh nên cây lúa đẻ nhánh kém, tỷ lệ dảnh hữu hiệu thấp.

Mật độ cấy và số lần làm cỏ có tương tác với nhau ảnh hưởng có ý nghĩa (P< 0,005) đến số dảnh tối đa của giống Bao thai. Nhưng mật độ cấy và số lần làm cỏ không có tương tương tác đến số dảnh hữu hiệu.

3.3.2. Một số chỉ tiêu về bộ rễ

3.3.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến sinh trưởng của bộ rễ

Kết quả nghiên cứu về chiều dài rễ của giống Bao thai vụ mùa 2011 được thể hiện qua Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng của bộ rễ giống lúa Bao thai - Vụ mùa 2011

Công thức

Đường kính rễ Chiều dài rễ/khóm Chiều dài rễ/m2

(mm) (m/khóm) (m/ m2 ) Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đ/c 0,77 0,96 0,79 40,8 78,3 53,8 1591,8 3052,4 2099,5 A1B1 0,80 0,97 0,83 81,0 118,9 87,3 2025,2 2972,1 2183,3 A1B2 0,84 0,98 0,85 96,2 174,5 109,4 2404,6 4363,3 2735,6 A1B3 0,87 0,97 0,92 77,7 161,0 96,5 1942,7 4026,0 2413,5 A2B1 0,93 1,04 0,95 74,2 136,3 86,5 1187,3 2180,2 1383,8 A2B2 0,92 1,06 0,92 102,4 190,5 121,6 1638,6 3047,7 1945,5 A2B3 0,98 1,07 0,97 92,7 170,2 109,4 1482,8 2723,9 1751,3 PCT < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05CT 0,494 0,570 0,480 4,595 7,092 8,628 119,15 162,40 208,52 TB A1 0,83 0,97 0,87 84,9 151,5 97,8 2124,2 3787,1 2444,2 TB A2 0,94 1,05 0,94 89,8 165,7 105,8 1436,2 2650,6 1693,6 P(A) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05A 0,290 0,344 0,313 3,361 2,847 6,372 55,998 54,667 135,773 TB B1 0,87 1,00 0,88 77,6 127,6 86,9 1606,2 2576,1 1783,6 TB B2 0,88 1,02 0,89 99,3 182,5 115,5 2021,6 3705,5 2340,6 TB B3 0,92 1,02 0,94 85,2 165,6 103,0 1712,8 3374,9 2082,4 P(B) < 0,05 ns < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05B 0,356 - 0,384 2,910 3,487 7,804 68,584 66,966 166,287 P(A*B) ns ns ns < 0,05 ns ns < 0,05 < 0,05 ns CV(%) 3,8 3,8 3,6 3,8 3,2 6,1 4,6 3,4 6,8 Qua bảng 3.10 cho thấy:

* Đường kính rễ

Ở cả 3 thời kỳ (làm đòng, trỗ và chín), đường kính rễ có sự khác biệt rất lớn giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức sử dụng mạ 2,5 lá, mật độ cấy 16 khóm/m2

, có đường kính rễ lớn hơn so với các công thức còn lại.

Không có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy làm tăng đường kính rễ của các công thức thí nghiệm.

Các công thức SRI có đường kính lớn hơn đối chứng là do sử dụng mạ non tuổi để cấy, cấy với mật độ thưa, sạch cỏ dại hơn đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kích thước bề ngang của rễ, làm cho các bó mạch rễ phát triển lớn hơn nên khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, tạo tiền đề cho năng suất và sản lượng cao sau này. Cùng tuổi mạ, mật độ cấy càng thưa thì đường kính rễ càng lớn ở cả 3 thời kỳ: làm đòng, trỗ, chín. Ở cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, đường kính rễ tăng cùng với số lần làm cỏ với độ tin cậy 95%.

Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến đường kính rễ của các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%.

Tóm lại: Bộ rễ có đường kính lớn, khỏe, và nhiều rễ là những ưu thế của SRI đã làm tăng sự tiếp xúc của rễ với đất, tăng khả năng hút dinh dưỡng của lúa là tiền đề tăng năng suất.

* Chiều dài rễ/khóm.

Chiều dài rễ càng dài thì khả năng hút các chất dinh dưỡng và nước càng thuận lợi, khi đó lượng dinh dưỡng nuôi thân càng nhiều, các bó mạch phát triển thân càng to dẫn đến bông to sẽ làm cho năng suất tăng.

Chiều dài rễ/khóm ở tuổi mạ 2,5 lá ở cả 3 thời kỳ: làm đòng, trỗ và chín cao hơn ở tuổi mạ 6 lá ở mức độ tin cậy 95%.

Ở cùng tuổi mạ, mật độ cấy khác nhau, số lần làm cỏ khác nhau thì chiều dài rễ/khóm cũng có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Kết quả thống kê cho thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ làm tăng chiều dài rễ/khóm ở thời kỳ làm đòngnhưng không có sự tương tác ở thời kỳ trỗ và chín.

Các công thức theo SRI đạt cao là do tuổi mạ non, cây phát triển nhanh; đồng thời khoảng cách cấy thưa và sạch cỏ dại, cây có khoảng không và đủ dinh dưỡng giúp bộ rễ sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

* Chiều dài rễ/m2

Có sự khác biệt rất lớn về chiều dài rễ/m2

giữa công thức SRI và công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ở cả 3 thời kỳ.

Các công thức có mật độ cấy khác nhau thì chiều dài rễ/m2

cũng có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Công thức SRI cấy ở mật độ cấy 25 khóm/m2 có chiều dài rễ/m2 lớn hơn so với đối chứng. Công thức cấy ở mật độ 16 khóm/m2 có chiều dài rễ/m2

thấp nhất. Nguyên nhân là do mật độ cấy thưa dẫn đến làm giảm số khóm/m2

làm cho chiều dài rễ/m2 cũng giảm theo.

Có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ làm tăng chiều dài rễ/m2

ở thời kỳ đòng và trỗ, nhưng không có sự tương tác giữa 2 nhân tố này ở thời kỳ chín.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến trọng lượng khô của bộ rễ lúa.

Kết quả nghiên cứu trọng lượng khô của bộ rễ qua các tầng đất 0- 5cm, 5-10cm, 10-20cm của giống Bao thai được thể hiện qua Bảng 3.11.

* Tầng 0-5cm

Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 – 5cm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Các công thức cấy theo SRI có trọng lượng khô của rễ đạt cao hơn so với công thức đối chứng.

Qua phân tích thống kê cũng cho thấy không có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy làm tăng trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 – 5cm ở mức độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ làm đòng: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 - 5 cm của các công thức theo SRI đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức đạt cao nhất là công thức 7, công thức có trọng lượng khô của rễ đạt thấp nhất là công thức 1.

- Thời kỳ trỗ: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 – 5cm của các công thức dao động trong khoảng 1,78 – 2,29 gam/khóm, trong đó công thức 2 có trọng lượng khô của rễ không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức theo SRI đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ chín: Trọng lượng khô của rễ ở thời kỳ này giảm hơn so với thời kỳ làm đòng và trỗ, dao động trong khoảng từ 1,54 – 1,86 gam/khóm. Trong đó các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 - 5 cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ giống lúa Bao thai qua các tầng đất 0- 20cm - vụ mùa 2011

Đơn vị: gam/khóm Công thức Tầng đất 0-5cm Tầng đất 5-10cm Tầng đất 10-20cm Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đ/c 1,58 1,78 1,54 0,75 0,89 0,73 0,64 0,75 0,63 A1B1 1,70 1,84 1,56 0,90 0,96 0,87 0,77 0,86 0,78 A1B2 1,79 2,01 1,59 0,95 1,30 0,88 0,84 1,05 0,77 A1B3 1,86 2,09 1,65 1,09 1,35 0,93 0,88 1,16 0,81 A2B1 1,85 2,15 1,63 1,21 1,35 0,93 0,88 1,12 0,82 A2B2 1,92 2,24 1,71 1,27 1,47 0,96 0,89 1,15 0,86 A2B3 2,05 2,29 1,86 1,29 1,53 1,05 0,94 1,16 0,88 PCT < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05CT 0,130 0,133 0,139 0,102 0,643 0,625 0,531 0,465 0,504 TB A1 1,78 1,98 1,60 0,98 1,20 0,89 0,83 1,02 0,79 TB A2 1,94 2,23 1,74 1,26 1,45 0,98 0,91 1,14 0,85 P(A) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05A 0,875 0,355 0,769 0,427 0,508 0,391 0,324 0,413 0,356 TB B1 1,77 2,00 1,59 1,05 1,15 0,90 0,83 0,99 0,79 TB B2 1,85 2,12 1,65 1,11 1,38 0,92 0,87 1,10 0,81 TB B3 1,96 2,19 1,76 1,19 1,44 0,99 0,91 1,16 0,84 P(B) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 ns LSD.05B 0,107 0,435 0,943 0,523 0,622 0,479 0,396 0,506 - P(A*B) ns ns ns < 0,05 < 0,05 ns ns < 0,05 ns CV(%) 4,8 4,4 5,7 6,5 3,4 4,6 4,3 3,0 4,3 * Tầng 5-10cm

Ở cả 3 thời kỳ (làm đòng, trỗ và chín) trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 –10 cm có sự khác biệt giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Qua kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ với mật độ cấy làm tăng trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 – 10cm ( thời kỳ làm đòng và trỗ), không có sự tương tác giữa 2 nhân tố này ở thời kỳ chín với mức độ tin cậy 95%.

- Ở thời kỳ làm đòng: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 – 10cm dao động từ 0,75 – 1,29 gam/khóm. Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 - 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ trỗ: Tất cả các công thức tham gia thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 - 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, trong đó công thức có trọng lượng khô của rễ cao nhất là công thức 7, và thấp nhất là công thức 1.

- Thời kỳ chín: Các công thức thí nghiệm theo SRI có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 – 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, dao động trong khoảng từ 0,73 – 1,05 gam/khóm.

* Tầng 10-20cm

Giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau thì trọng lượng khô của rễ ở cả 3 thời kỳ có sự khác nhau ở mức tin cậy 95%.

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ với mật độ cấy làm tăng trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 10 – 20cm( thời kỳ làm đòng và chín), không có tương tác giữa 2 nhân tố này ở thời kỳ trỗ.

- Thời kỳ làm đòng: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 10 – 20cm dao động từ 0,64 – 0,94 gam/khóm. Công thức có trọng lượng khô cao nhất là công thức 7 và thấp nhất là công thức 1.

- Thời kỳ trỗ: trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 10 – 20cm của các công thức theo SRI đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ chín: Tất cả các công thức thí nghiệm cấy theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của thân, lá và toàn khóm của thân, lá và toàn khóm

3.3.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của thân, lá thân, lá

Kết quả nghiên cứu về khả năng tích lũy vật chất khô của thân lá trong vụ mùa 2011 được thể hiện qua bảng 3.12.

Qua Bảng 3.12 cho thấy khả năng tích lũy chất khô của các công thức SRI ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ bông, chín đều cao hơn so với đối chứng ở mức chắc chắn 95%. Trong đó, công thức 7 đạt tổng tích lũy vật chất khô của thân, lá cao nhất (ở cả 3 thời kỳ), công thức đạt thấp nhất là công thức 1.

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá, thân và toàn khóm giống lúa Bao thai - vụ mùa 2011

Đơn vị: gam/khóm

Công thức Lá lúa Thân lúa Toàn khóm Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đ/c 15,95 19,04 16,06 21,58 25,76 22,44 40,51 48,23 41,39 A1B1 18,92 20,96 18,33 22,84 26,93 25,01 45,13 51,56 46,55 A1B2 19,96 23,06 19,05 24,94 27,96 26,46 48,48 55,37 48,74 A1B3 21,77 24,74 19,89 26,68 30,03 27,50 52,30 59,37 50,78 A2B1 20,67 22,96 19,24 27,07 30,56 28,48 51,69 58,15 51,11 A2B2 21,71 23,94 20,82 27,22 30,97 28,69 53,01 59,78 53,06 A2B3 21,36 25,01 21,02 28,19 32,02 29,13 53,85 62,02 53,95 PCT < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05CT 1,129 1,333 1,176 1,278 1,005 1,103 1,860 1,577 1,546 TB A1 20,22 22,92 19,09 24,82 28,30 26,32 48,63 55,43 48,69 TB A2 21,25 23,98 20,36 27,49 31,18 28,77 52,85 59,98 52,71 P(A) < 0,05 ns < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05A 1,006 - 0,794 0,719 0,428 0,571 1,541 1,343 1,123 TB B1 19,8 21,96 18,79 24,95 28,74 26,74 48,41 54,85 48,83 TB B2 20,8 23,50 19,93 26,07 29,46 27,57 50,75 57,57 50,90 TB B3 21,6 24,8 20,45 27,44 31,03 28,31 53,07 60,69 52,37 P(B) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05B 1,232 1,772 0,972 0,880 0,525 0,699 1,887 1,645 1,375 P(A*B) ns ns ns < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 ns ns CV(%) 3,8 3,9 4,1 3,4 2,3 2,8 2,5 1,9 2,1

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến trọng lượng khô của lá lúa (ở cả 3 thời kỳ), và có sự

tương tác giữa 2 nhân tố này đến trọng lượng khô của thân lúa ở cả 3 thời kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 78 - 88)