Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 31 - 32)

Thử nghiệm ban đầu về SRI tại Thái Lan do trung tâm MCC (Multiple Cropping Center) tại đại học Chiangmai, nhưng thử nghiệm ban đầu đã không thành công. MCC tiếp tục làm thí nghiệm với phương pháp SRI cung với MRC (Mckean Rehabilitation Center) tại Chiangmai cùng với các tổ chức khác tại Thái Lan. Một mạng lưới về SRI quốc gia đã được hình thành.

Thí nghiệm SRI đầu tiên tại MCC bằng việc thử nghiệm hai giống lúa nếp và ba giống lúa tẻ, với đặc điểm sinh trưởng mẫn cảm với ánh sáng, đã được trồng theo phương pháp canh tác truyền thống và theo chế độ quuản lý của SRI, như cấy mạ non 17 ngày tuổi so với phương pháp canh tác truyền thống là cấy mạ già 34 ngày tuổi. Cấy theo khoảng cách rộng 25 x 25 cm, và cấy 1 dảnh/khóm. Một cuộc hội thảo đầu bờ đã diễn ra ngày 10/5/2001, những người nông dân đã nhìn thấy hiệu quả của việc mạ non và cấy 1 dảnh với năng suất đạt được là 5,11 tấn/ha so với phương pháp truyền thống chỉ đạt 4,3 tấn/ha.

Đội ngũ cán bộ nông nghiệp của MCC đã chia sẻ những báo cáo kinh nghiệm có được về SRI từ Madagasca và Srilanka với các thành viên khác của mạng lưới nông nghiệp bền vững miền bắc Thái Lan (Northern Thai Sustainable Agriculture Network). Đội ngũ này cũng bắt đầu dự thảo một cuốn sách giáo khoa nhỏ bằng tiếng Thái để phổ biến về SRI được dễ dàng. Khi kỹ thuật SRI đã trở nên phổ biến thì những người nông dân địa phương đã quan tâm rất nhiều về các vấn đề như: nguồn cung cấp dinh dưỡng hữu cơ, sâu bệnh hại, kiểm soát ốc bươu vàng…, đặc biệt người dân quan tâm đến chế độ quản lý nước và diệt trừ cỏ dại [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng (Trang 31 - 32)