Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống gây trồng cây re gừng (cinnamomum obtusifolium a.chev) tại phú thọ và lạng sơn (Trang 40 - 44)

3.1.1. Vị trí địa lý

* Huyện Chi Lăng: nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, có tọa độ địa lý từ 21o30’ - 21o50’ vĩ độ Bắc và từ 106o25’ - 106o50’ kinh độ Đông, cách thành phố Lạng Sơn hơn 30km về phía Nam. Phía Bắc giáp với huyện Văn Quan và Cao Lộc, phía Tây giáp huyện Hữu Lũng, phía Đông giáp với huyện Lộc Bình, phía Nam giáp với huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.

Huyện Chi Lăng có tổng diện tích tự nhiên là 70.310,00 ha, chiếm 8,46% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích rừng và đất rừng là 43.153,00 ha (chiếm 62,0% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích đất có rừng là 23.117,80 ha (rừng tự nhiên: 10.688,00 ha, rừng trồng: 12.429,80 ha).

* Huyện Tân Sơn: Là một huyện mới thành lập của tỉnh Phú Thọ (tách ra từ huyện Thanh Sơn theo Nghị định số 61/2007/ NĐ-CP, ngày 09/4/2007 của Chính Phủ). Huyện Tân Sơn nằm ở phía Tây Nam của Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 20o30’ - 21o24’ vĩ độ Bắc và từ 104o45’ - 105o10’ kinh độ Đông, cách thành phố Việt Trì 75km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La.

Huyện Tân Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 68.858,00 ha, chiếm 19,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích rừng và đất rừng là 61.089,00 ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

(chiếm 88,7% tổng diện tích tự nhiên), trong đó diện tích đất có rừng là 50.404,10 ha.

3.1.2. Địa hình

* Huyện Chi Lăng: Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, hang động khe suối. Phía Tây Bắc là vùng núi đá vôi thuộc vùng cung Bắc Sơn có nhiều sƣờn núi dốc đứng với độ cao trên 400m, giữa các núi đá là các cánh đồng tƣơng đối bằng phẳng xen kẽ. Phía Nam địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm nhiều đồi núi thấp, độ cao từ 200-350m.

* Huyện Tân Sơn: Tân Sơn là huyện vùng núi cao của tỉnh Phú Thọ, có địa hình phức tạp, là nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn, bị chia cắt bởi sông, suối và núi, đồi, khe, lạch…. độ dốc cao (trung bình là 20o), độ cao trung bình là 450 m.

3.1.3. Khí hậu

* Huyện Chi Lăng: Chi Lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mƣa nhiều ở phía Tây và tiểu vùng lạnh và mƣa ít ở phía Đông, chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng núi phía Bắc. Nhìn chung, miền nhiệt không quá cao, mang đặc trƣng của khí hậu Lạng Sơn, mùa Đông dài và khá lạnh, nhiệt độ không khí trung bình năm là 22,7oC, nhiệt độ tối cao trung bình: 33,1 oC, nhiệt độ tối thấp trung bình: 0,3 o

C. Lƣợng mƣa trung bình năm 1.379mm, mỗi năm có khoảng 135 ngày mƣa, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm tới 89% tổng lƣợng mƣa trong năm, mùa khô từ tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mƣa nhất là tháng 12. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%. Chi Lăng chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông thịnh hành hƣớng gió Bắc hoặc Đông Bắc, mùa hè thịnh hành gió hƣớng Nam và Đông Nam. Khí hậu Chi Lăng ít chịu ảnh hƣởng của bão nhƣng hay xảy ra một số hiện tƣợng thời tiết nhƣ sƣơng muối, sƣơng mù, mƣa phùn, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu

(Kế thừa số liệu của Trung tâm khí tƣợng thủy văn Lạng Sơn và Phú Thọ)

Yếu tố khí tƣợng Chi Lăng-Lạng Sơn Tân Sơn-Phú Thọ 1. Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ trung bình (oC):

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (oC): - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (oC): - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (oC):

- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (oC):

22,7 26,5 20,7 33,1 0,3 23,3 26,9 21,2 40,7 6,0 2. Chế độ ẩm: - Lƣợng mƣa (mm): - Số ngày mƣa (ngày): - Lƣợng bốc hơi (mm): - Độ ẩm không khí (%): - K= mƣa/bốc hơi (lần): 1.379 135 638,6 82 2,03 1.750 158 647,4 85 2,32

* Huyện Tân Sơn: Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu Trung du Bắc Bộ nhƣng có ảnh hƣởng mạnh của khí hậu Tây Bắc, có nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 23,3°C, mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam, nhiệt độ tối cao trung bình là 40,7oC, nhiệt độ tối thấp trung bình là 6,0oC. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500-2.000 mm, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng ít mƣa nhất là tháng 12, lƣợng mƣa cực đại có thể tới 2.453 mm/năm nhƣng có năm ít mƣa chỉ đo đƣợc 1.414mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Tân Sơn chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông thịnh hành hƣớng gió Bắc hoặc Đông Bắc, mùa hè thịnh hành gió hƣớng Nam và Đông Nam. Ngoài ra, Tân Sơn còn chịu ảnh hƣởng của gió Lào từ phía Tây thổi sang, mang theo hơi nóng, tháng 8, 9 thƣờng có mƣa bão, lốc xoáy gây lũ quét, lũ ống sạt lở đất; vào mùa đông thƣờng có sƣơng muối, giá rét, nhiệt độ xuống dƣới 5°C gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

3.1.4. Thủy văn

* Huyện Chi Lăng: Chi Lăng có sông Thƣơng chảy qua theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, sông rất hẹp, độ rộng bình quân 6m, độ cao trung bình 176m, độ dốc lƣu vực 12,5%, dòng chảy năm là 6,46m3/s lƣu lƣợng vào mùa lũ chiếm 67,6-74,9% còn mùa cạn là 25,1-32,45%. Nhờ tác động của đập Cấm Sơn, nên mùa cạn sông vẫn có độ sâu 5-6m. Sông Thƣơng là nguồn nƣớc chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu vực nông thôn. Ngoài sông Thƣơng, Chi Lăng còn có hệ thống các suối, hồ ao, các mạch nƣớc ngầm chảy lộ thiên... cung cấp nƣớc sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

* Huyện Tân Sơn: Tân Sơn có sông Bứa chảy qua với lƣu vực khá rộng. Địa hình lƣu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Bứa có hai chi lƣu lớn, là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La và Sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình. Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực. Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 200m có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ thƣợng nguồn về sông Hồng khá thuận lợi.

3.1.5. Thổ nhƣỡng

* Huyện Chi Lăng: Tổng diện tích đất tự nhiên của Chi Lăng là 70.310,00ha, chiếm 8,46% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là đất feralít có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn, và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng diện tích 55.948,00ha chia làm 4 nhóm chính: Đất feralít màu vàng nhạt trên núi có 410,00ha, đất ferelít vàng núi cao có 30.166,00ha, đất feralít điển hình nhiệt đới có 21.725,00ha, đất lúa nƣớc vùng đồi núi phân bổ chủ yếu ven sông Thƣơng và xen kẽ giữa các đồi núi có 3.683,00ha.

* Huyện Tân Sơn: Huyện Tân Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 68.858,00ha, chiếm 19,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

Tân Sơn có nhiều loại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá Granít, tầng đất dày, ít đã lẫn.

3.1.6. Thực vật rừng

* Huyện Chi Lăng: Chi Lăng có 23.117,80 ha rừng độ che phủ đạt 32,9%. Trong đó, rừng tự nhiên 10.688,00 ha, rừng trồng 12.429,80 ha. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp huyện Chi Lăng quy hoạch theo 3 loại rừng gồm rừng sản xuất 35.678,20 ha, rừng phòng hộ 7.212,80 ha và rừng đặc dụng 262,00 ha. Thực vật tƣơng đối phong phú và đa dạng. Rừng núi đá ở Chi Lăng có nhiều loại gỗ quý, hiếm nhƣ Trắc, Nghiến, Hoàng đàn, Chò chỉ... Rừng núi đất có Chẹo, Sau sau, Trám, Dẻ, Re gừng... Rừng trồng chủ yếu là rừng thuần loài nhƣ Thông mã vĩ, Keo, Bạch đàn...

* Huyện Tân Sơn: Tân Sơn 50.404,10 ha rừng độ che phủ đạt 73,2%. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp huyện Tân Sơn quy hoạch theo 3 loại rừng gồm: rừng sản xuất 36.590,70 ha, rừng phòng hộ 9.450,30 ha và rừng đặc dụng 15.048,00ha.

Tân Sơn có Vƣờn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình, và Sơn La. Ở đây có hệ thực vật khá phong phú, đã xác định đƣợc 180 họ, 680 chi, 1.217 loài. Trong đó, có 40 loài đã đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam (năm 2002 mới chỉ xác định đƣợc 726 loài).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống gây trồng cây re gừng (cinnamomum obtusifolium a.chev) tại phú thọ và lạng sơn (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)