Tổ thành loài cây là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây cũng nhƣ tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành loài quyết định tính chất quần xã thực vật rừng cũng là đặc trƣng cơ bản để giám định, phân biệt các loại hình quần xã thực vật rừng khác nhau. Thông qua tổ thành loài cây chúng ta có thể xác định đƣợc mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định và độ bền vững của hệ sinh thái rừng. Vì thế, việc nghiên cứu tổ thành loài của tầng cây cao hoặc tổ thành tầng cây tái sinh trong rừng tự nhiên có phân bố Re gừng sẽ rất có ý nghĩa cho việc xác định mối quan hệ qua lại giữa các loài trong rừng tự nhiên với nhau hoặc giữa các loài với Re gừng, từ đó có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong các lâm phần rừng tự nhiên, đồng thời cũng làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các loài cây trồng cùng Re gừng trong trồng rừng hỗn loài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tiến hành nghiên cứu tổ thành loài tầng cây cao tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Qua điều tra sơ bộ ban đầu thì loài Re gừng có xuất hiện khá nhiều và thƣờng ở các trạng thái IIb, bao gồm cả tầng cây cao và cây tái sinh. Do đó, đề tài lựa chọn những khu vực rừng có trạng thái IIb để điều tra xác định tổ thành loài khu vực có Re gừng phân bố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47
Bảng 4.4. Tổ thành loài tầng cây cao ở trạng thái rừng IIb tại VQG Xuân Sơn - Phú Thọ
STT Loài cây G (m2) Số lƣợng (cây) Mật độ cây/ha N% G% F% IV% OTC 01 1 Re gừng 0,2751 15 75 20,83 25,07 20,00 21,97 2 Dẻ 0,1591 9 45 12,50 14,50 20,00 15,67 3 Kháo 0,2090 13 65 18,06 19,05 20,00 19,04 4 Trâm 0,1111 10 50 13,89 10,13 20,00 14,67 4 loài ƣu thế 0,7543 47 235 65,28 68,75 80,00 71,34 17 loài còn lại 0,3430 25 125 34,72 31,25 20,00 28,66 Tổng 21 loài 1,0973 72 360 100,00 100,00 100,00 100,00 OTC 02 1 Dẻ 0,2200 12 60 17,65 21,91 14,29 17,95 2 Re gừng 0,1900 11 55 16,18 18,74 14,29 16,40 3 Trâm 0,1400 9 45 13,24 13,99 14,29 13,84 4 Kháo 0,0800 7 35 10,29 7,96 14,29 10,85 5 Chẹo 0,0714 6 30 8,82 7,17 14,29 10,09 6 Chò chỉ 0,0524 4 20 5,88 5,26 14,29 8,48 6 loài ƣu thế 0,6229 39 195 57,35 62,59 71,43 63,79 19 loài còn lại 0,2485 19 95 27,94 24,97 14,29 22,40 Tổng 25 loài 0,9951 68 340 100,00 100,00 100,00 100,00 OTC 03 1 Re gừng 0,1607 12 60 15,38 14,04 14,29 14,57 2 Dẻ 0,1834 12 60 15,38 16,01 14,29 15,23 3 Kháo 0,1329 7 35 8,97 11,61 14,29 11,62 4 Sâng 0,0578 5 25 6,41 5,05 14,29 8,58 5 Trâm 0,0665 5 25 6,41 5,81 14,29 8,83 6 Chẹo 0,1136 7 35 8,97 9,91 14,29 11,06 6 loài ƣu thế 0,5349 36 180 46,15 46,71 71,43 54,76 17 loài còn lại 0,4303 30 150 38,46 37,57 14,29 30,11 Tổng 23 loài 1,1453 78 390 100,00 100,00 100,00 100,00
Theo kết quả điều tra (bảng 4.4) cho thấy đối với trạng thái rừng IIb tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có từ 21 đến 25 loài tham gia vào tầng cây cao của rừng, trong mỗi ô điều tra có từ 4 đến 6 loài ƣu thế. Trong đó, các loài Re gừng, Dẻ, Kháo và Trâm là những loài xuất hiện nhiều nhất ở cả 3 vị trí điều tra. Ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48
ra, còn một số loài khác cũng thƣờng gặp nhƣ Chẹo, Chò chỉ, Sâng, nhƣng số lƣợng cây xuất hiện của những loài này ở các ô điều tra không đều nhau, có loài tham gia vào công thức tổ thành tại OTC này nhƣng không tham gia và công thức tổ thành của OTC khác. Mật độ lâm phần dao động từ 340-390 cây/ha. Đối với loài Re gừng có mật độ vào khoảng từ 60-75 cây/ha, trị số quan trọng (Importance Value) IV% từ 14,57 - 21,97%. Nhƣ vậy, ở trạng thái IIb tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn thành phần các loài cây khá đa dạng và phong phú, ở các vị trí khác nhau nhƣng cùng trạng thái IIb thì thành phần loài cũng nhƣ hệ số tổ thành chƣa đồng nhất. Tuy nhiên, sự biến động về số lƣợng loài không lớn. Trong đó, các loài Re gừng, Dẻ, Kháo, Trâm là những loài cây chiếm ƣu thế, tham gia vào công thức tổ thành loài tầng cây cao và có vai trò rất quan trọng để cấu thành nên trữ lƣợng rừng tự nhiên ở đây. Kết quả này là những cơ sở khoa học ban đầu cho việc lựa chọn những biện pháp kỹ thuật hợp lý đối với những lâm phần tự nhiên Re gừng và trong việc lựa chọn loài cây trồng hỗn giao cùng Re gừng.
Công thức tổ thành loài tầng cây cao ở trạng thái rừng IIb tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:
OTC1: 2,2Reg + 1,9D + 1,6Kh + 1,5Tr + 2,9Lk(17 loài)
OTC2: 1,8D + 1,6Reg + 1,4Tr + 1,1Kh + 1,0Ch + 0,8Chc + 2,2Lk(19 loài)
OTC3: 1,5Reg + 1,5D + 1,2Kh + 1,1S + 0,9Tr + 0,9Ch + 3,0Lk(17 loài)
Ghi chú: Reg: Re gừng; D: Dẻ; Kh: Kháo; Tr: Trâm; Ch: Chẹo; Chc: Chò chỉ; S: Sâng; Lk: Loài khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49
Ảnh 4.3. Một số quần thể tự nhiên Re gừng tại VQG Xuân Sơn - Phú Thọ