c) Ảnh hƣởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh tự nhiên của Re gừng
4.3. Kết quả nhân giống vô tính bằng phƣơng pháp ghép nêm
GHÉP NÊM
Ghép cây là một trong những hình thức nhân giống vô tính nhằm tạo ra cây con có đặc điểm di truyền giống nhƣ cây mẹ đã chọn lọc. Kết hợp giữa kỹ thuật nhân giống vô tính với công tác chọn giống nhằm cải thiện giống, nâng cao chất lƣợng giống cây trồng nói chung và giống Re gừng nói riêng là rất cần thiết. Để góp phần nâng cao chất lƣợng giống Re gừng, đề tài đã thử nghiệm nhân giống vô tính bằng phƣơng pháp ghép nhằm phục vụ xây dựng rừng giống và vƣờn giống Re gừng có khả năng cung cấp nguồn giống có chất lƣợng cao phục vụ sản xuất. Trong đó, 3 loại kích thƣớc đƣờng kính gốc ghép khác nhau đƣợc lựa chọn để thử nghiệm, độ tàn che thống nhất từ 25 - 50%, vật liệu ghép là cành ghép đƣợc lấy từ những cây mẹ có phẩm chất tốt tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, đó là những cành nằm ở ngoài mặt tán cây và trên độ cao 1/3 tán. Kết quả theo dõi sau 6 tháng (bảng 4.15) cho thấy tỷ lệ bật chồi ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau khá rõ, ở công thức có đƣờng kính gốc ghép từ 0,81-1,00 cm có tỷ lệ bật chồi cao nhất, đạt 83,33%, còn ở công thức có đƣờng kính gốc ghép từ 0,40 - 0,60 cm có tỷ lệ bật chồi khá thấp, chỉ đạt 64,81%. Nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72
vậy, kích thƣớc đƣờng kính gốc ghép có ảnh hƣởng rõ đến tỷ lệ bật chồi của Re gừng.
Bảng 4.15. Tỷ lệ bật chồi và chiều cao chồi mới của Re gừng ghép ở các cấp đường kính gốc ghép STT Đƣờng kính gốc ghép (cm) Tổng số cây ghép (cây) Số cành bật chồi (cành) Tỷ lệ bật chồi (%) choi H (cm) Sh (%) 1 0,40-0,60 108 70 64,81 8,39 33,51 2 0,61-0,80 108 79 73,15 9,14 34,38 3 0,81-1,00 108 90 83,33 9,10 37,04
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ bật chồi trên các kích thước gốc ghép cây Re gừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 8.39 9.14 9.10 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 Hmam (cm) 0,40-0,60cm 0,61-0,80cm 0,81-1,00cm
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh sinh trưởng chiều cao mầm mới trên các kích thước gốc ghép cây Re gừng
Đối với khả năng sinh trƣởng về chiều cao chồi mới của Re gừng ghép (bảng 4.15) cho thấy chiều cao trung bình chồi mới giữa các công thức chênh lệch nhau không đáng kể từ 8,39 - 9,14 cm. Qua phân tích cụ thể sự sai khác và chênh lệch về chiều cao của chồi mới giữa các cấp đƣờng kính gốc ghép theo cặp đôi, kết quả tại phụ lục 03 - bảng ANOVA và bảng Multiple Comparisons cho thấy xác xuất kiểm tra sự sai khác về chiều cao chồi mới giữa các công thức theo tiêu chuẩn F (Sig > 0,05), chứng tỏ chƣa có sự khác biệt về sinh trƣởng chiều cao chồi mới ở các cấp đƣờng kính gốc ghép. Nhƣ vậy, đƣờng kính gốc ghép không tác động đến khả năng sinh trƣởng về chiều cao chồi mới. Xét về hệ số biến động của chiều cao chồi mới giữa các công thức thì không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, ở cả 3 công thức thì hệ số biến động chiều cao chồi mới tƣơng đối lớn, chứng tỏ sự phân hóa về chiều cao của chồi mới của các công thức diễn ra khá mạnh, điều này có thể do thời gian nảy mầm của các cành ghép còn chƣa đồng nhất.
Tổng hợp các kết quả phân tích về tỷ lệ bật chồi và chiều cao mầm ghép ta có thể kết luận đƣờng kính gốc ghép cây Re gừng từ 0,81 - 1,00cm là tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74
Do đó, khi lựa chọn gốc ghép để nhân giống Re gừng bằng phƣơng pháp ghép nêm ta nên lựa chọn những cây có đƣờng kính gốc từ 0,81 - 1,00cm để đạt đƣợc tỷ lệ bật chồi nhƣ mong muốn.