c) Ảnh hƣởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh tự nhiên của Re gừng
4.4.2. Ảnh hƣởng của vị trí địa hình đến khả năng sinh trƣởng của Re gừng trồng
gừng trồng thuần loài
Trong trồng rừng để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất về năng suất và chất lƣợng rừng trồng, việc lựa chọn hƣớng phơi, độ cao, vị trí phù hợp với loài cây trồng cũng rất cần thiết. Do đó, trong nội dung đề tài tiến hành nghiên cứu sự sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều cao, chất lƣợng cây Re gừng trồng thuần loài ở các vị trí khác nhau (chân, sƣờn, đỉnh) tại Chi Lăng - Lạng Sơn.
Đây là mô hình trồng rừng cây bản địa thuộc Dự án trồng rừng Việt Đức KFW. Đối với rừng trồng Re gừng thuần loài tuổi 3 (trồng tháng 7 năm 2007), đƣợc trồng với mật độ 500 cây/ha (cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét). Những khu vực đất đƣợc lựa chọn để trồng Re gừng đều còn tính chất đất rừng, hàm lƣợng dinh dƣỡng còn khá, lƣợng mùn còn khoảng 3 -5%. Trƣớc khi trồng tiến hành phát băng theo đƣờng đồng mức, hố trồng đƣợc cuốc theo hình nanh sấu (hàng trên và hàng dƣới so le nhau), kích thƣớc hố là 30 x 30 x 30 cm, hố đƣợc lấp trƣớc khi trồng từ 10 - 15 ngày, lớp đất mặt đƣợc đập nhỏ và lấp xuống trƣớc, sau đó vun lớp đất mặt xung quanh cho đầy hố và tạo hình mai rùa để tránh đọng nƣớc. Thời vụ trồng là vụ Thu (tháng 7 năm 2007), trồng cây khi đã có mƣa, đất đủ ẩm, trồng vào những ngày râm mát. Tiêu chuẩn cây con đem trồng đạt 12 tháng tuổi, chiều cao từ 50 - 70 cm, đƣờng kính từ 0,5 - 0,7 cm. Sau khi trồng, rừng đƣợc chăm sóc 3 năm liên tục, mỗi năm chăm sóc 2 lần (lần 1 vào tháng 3 - 4, lần 2 vào tháng 10 - 11, tổng số 6 lần chăm sóc trong 3 năm), mỗi lần chăm sóc tiến hành phát dây leo bụi rậm, cây bụi lấn át, vun gốc, xới đất xung quanh gốc rộng 50 - 60 cm, sâu 3 - 4 cm, lần chăm sóc đầu tiên sau khi trồng 1 - 2 tháng, kết hợp trồng dặm những cây bị chết, lần chăm sóc thứ 2 kết hợp làm đƣờng băng cản lửa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78
Bảng 4.18. Sinh trưởng của Re gừng tại các vị trí chân sườn đỉnh tại Chi Lăng - Lạng Sơn
STT Vi trí Tỷ lệ sống (%) Doo TB (cm) Hvn TB (m) Tuổi 1 Chân 94,55 3,73 2,58 3 2 Sƣờn 92,73 3,69 2,33 3 3 Đỉnh 90,91 3,52 2,27 3 Sig. FDoo 0,210 Sig. FHvn 0,004
Tại kết quả phân tích về khả năng sinh trƣởng của Re gừng trồng thuần loài tại Chi Lăng - Lạng Sơn (bảng 4.18) cho thấy ở vị trí chân các chỉ số về tỷ lệ sống, đƣờng kính (Doo)và chiều cao (Hvn)đều cao hơn. Các chỉ số này giảm dần từ vị trí chân đến đỉnh, nhƣng mức độ chênh lệch không đáng kể.
Qua phân tích cụ thể sự sai khác và chênh lệch giữa các vị trí chân, sƣờn đỉnh, kết quả tại phụ lục 04 - bảng ANOVA và bảng Multiple Comparisons cho thấy đƣờng kính có xác xuất kiểm tra sự sai khác giữa các vị trí theo cặp đôi bằng tiêu chuẩn F (Sig > 0,05). Nhƣ vậy, khả năng sinh trƣởng về đƣờng kính của Re gừng tại chân, sƣờn, đỉnh không có sự khác biệt, còn đối với chiều cao cây, xác xuất kiểm tra sự sai khác (Sig < 0,05) chứng tỏ rằng có sự sai khác về chiều cao giữa các vị trí.
Kết quả phân tích tại phụ lục 04 - bảng Duongkinh, bảng Chieucao cho thấy tại 3 vị trí sự tăng trƣởng về đƣờng kính gốc của Re gừng không chênh lệch nhau, đều đạt từ 3,52 - 3,73 cm, Tuy nhiên, tại vị trí chân đồi Re gừng sinh trƣởng về chiều cao nhanh hơn so với các vị trí khác, chiều cao Hvn ở vị trí chân đồi trung bình đạt 2,57 m, còn tại đỉnh đồi Hvn đạt 2,27 m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79