Điểm qua các công trình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới cho thấy, Re gừng có tên khoa học là Cinnamomum obtusifolium A.Chev hoặc
Cinnamomum bejolghota (Buch - Hamex Ness) Sweet, thuộc chi Cinnamomum, họ Long não - Lauraceae, bộ Long não - Laurales, lớp Ngọc lan -
Magnoliopsida (lớp hai lá mầm - Dicotyledoneae), ngành Ngọc lan -
Magnoliophyta. Đây là loài gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, gỗ mềm, màu từ sáng hồng nhạt đến xám sẫm, tỷ trọng 0,42-0,47, ít bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt, gỗ dùng để đóng đồ gia dụng, làm nhà, làm nông cụ và rất đƣợc nhân dân ƣa chuộng. Rễ, vỏ thân, lá có nhiều tinh dầu có thể chƣng cất để sử dụng để làm dƣợc liệu. Cây có tán lá xanh quanh năm, hệ rễ cọc và rễ bên phát triển mạnh, có thể dùng để làm giàu rừng theo đám, theo rạch, trồng dặm trong rừng khoanh nuôi phục hồi, trồng rừng phòng hộ.
Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về phân loại, hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử dụng của Re gừng tƣơng đối đồng nhất. Có thể nói đây là những cơ sở khoa học quan trọng để nhận biết, phân biệt Re gừng với những loài khác, đồng thời cũng là cơ sở khoa học ban đầu để tìm hiểu nhân giống gây trồng loài cây này. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về Re gừng còn rất ít, mới chỉ mô tả khái quát về phân loại, hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử dụng, nhƣng chƣa đi sâu vào nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng. Đối với một số đặc điểm của Re gừng nhƣ về độ cao phân bố, đặc điểm vật hậu còn có nhiều quan điểm khác nhau là do các nghiên cứu đƣợc tiến hành ở các vùng sinh thái và tại các thời điểm khác nhau. Ở nƣớc ta, cây Re gừng đƣợc nghiên cứu thí nghiệm trồng thử nghiệm ở một số nơi, một số mô hình trồng thử nghiệm đƣợc đánh giá là có triển vọng thì chƣa đƣợc nhân rộng, hiện nay vẫn chƣa có quy trình kỹ thuật gây trồng rừng Re gừng, vì vậy chƣa có cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18
Để có cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này thì cần phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề nhƣ: chọn giống theo hình dạng, tỷ lệ, chất lƣợng nhƣ thế nào là tốt nhất, kỹ thuật tạo giống bằng phƣơng pháp vô tính để xây dựng rừng giống vƣờn giống nhằm nâng cao chất lƣợng giống, các nghiên cứu bổ sung thêm về đặc điểm sinh vật học của loài Re gừng kể cả đặc điểm sinh lý, sinh thái, vật hậu, nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, chăm sóc bảo vệ rừng... Từ đó, hoàn thiện quy trình kỹ thuật gây trồng rừng Re gừng. Tuy nhiên, những vấn đề trên là rất rộng lớn. Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài chỉ tham vọng giải quyết một số vấn đề nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện các nội dung sau:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tự nhiên của cây Re gừng (đặc điểm một số quần thể tự nhiên, đặc điểm khí hậu, đất đai dƣới những quần thể Re gừng tự nhiên và rừng trồng, tổ thành loài tầng cây cao, tổ thành loài tầng cây tái sinh, ảnh hƣởng của độ tàn che tầng cây cao tới khả năng tái sinh tự nhiên của Re gừng ở Lạng Sơn và Phú Thọ).
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính Re gừng (đặc điểm vật hậu chủ yếu thời kỳ ra hoa, kết quả, kỹ thuật tạo cây con từ hạt, nghiên cứu những ảnh hƣởng của độ che sáng, chăm sóc bón phân đến sinh trƣởng cây con trong vƣờn ƣơm).
Thử nghiệm nhân giống vô tính bằng phƣơng pháp ghép nêm nối đỉnh. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của một số mô hình rừng trồng Re gừng ở Lạng Sơn và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng Re gừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU