Tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần chủ yếu của rừng tầng cây gỗ, hay đó là sự phủ định, sự thay thế cây gỗ già bằng thế hệ cây gỗ non diễn ra ở rừng. Tái sinh rừng là một biện pháp để thực hiện tái sản xuất tài nguyên rừng. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng để nắm đƣợc xu hƣớng, quy luật diễn thế, đồng thời giúp chúng ta có định hƣớng tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm dẫn thế hệ rừng tƣơng lai theo hƣớng có hiệu quả nhất. Trong thực tiễn nghiên cứu lâm nghiệp, hiệu quả tái sinh đƣợc đánh giá thông qua mật độ cây tái sinh có triển vọng, cấu trúc tổ thành, cấu trúc tuổi, chất lƣợng, nguồn gốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50
Bảng 4.5. Tổ thành loài tầng cây tái sinh ở trạng thái rừng IIb tại VQG Xuân Sơn - Phú Thọ
STT Loài cây Số lƣợng cây Mật độ (cây/ha) Cây triển vọng Mật độ cây triển vọng (c/ha) D% F% IV%
OTC 01 (Lô D; Khoảnh 4; Tiểu khu: 254)
1 Re gừng 33 2640 11 880 17,19 12,20 14,69 2 Dẻ 22 1760 6 480 11,46 12,20 11,83 3 Ngát 16 1280 7 560 8,33 12,20 10,26 4 Trâm 5 400 0 0 2,60 4,88 3,74 5 Kháo 30 2400 8 640 15,63 12,20 13,91 6 Sâng 10 800 3 240 5,21 7,32 6,26 7 Sấu 5 400 3 240 2,60 7,32 4,96 8 Gội 10 800 3 240 5,21 7,32 6,26 9 Máu chó 2 160 2 160 1,04 2,44 1,74 10 Phay 2 160 0 0 1,04 2,44 1,74 11 Thị rừng 2 160 0 0 1,04 2,44 1,74 12 Chò chỉ 3 240 0 0 1,56 4,88 3,22 13 9 loài khác 52 4160 6 480 27,08 12,20 19,64 Tổng 21 loài 192 15360 49 3920 100,00 100,00 100,00 OTC 02 (Lô C; Khoảnh 4; Tiểu khu: 254)
1 Dẻ 34 2720 12 960 19,32 14,29 16,80 2 Trâm 38 3040 12 960 21,59 14,29 17,94 3 Re gừng 13 1040 8 640 7,39 14,29 10,84 4 Kháo 6 480 0 0 3,41 8,57 5,99 5 Sâng 29 2320 6 480 16,48 14,29 15,38 6 Máu chó 7 560 2 160 3,98 8,57 6,27 7 Chò chỉ 4 320 4 320 2,27 5,71 3,99 8 Ngát 3 240 3 240 1,70 5,71 3,71 9 14 loài khác 42 3360 3 240 23,86 14,29 19,07 Tổng 22 loài 176 14080 50 4000 100,00 100,00 100,00 OTC 03 (Lô B; Khoảnh 4; Tiểu khu: 254)
1 Re gừng 27 2160 11 880 14,44 12,82 13,63 2 Dẻ 37 2960 6 480 19,79 12,82 16,30 3 Sâng 12 960 7 560 6,42 10,26 8,34 4 Trâm 7 560 0 0 3,74 7,69 5,72 5 Kháo 28 2240 8 640 14,97 12,82 13,90 6 Ngát 10 800 3 240 5,35 10,26 7,80 7 Máu chó 4 320 3 240 2,14 7,69 4,92 8 Chò chỉ 5 400 3 240 2,67 5,13 3,90 9 Thị rừng 2 160 2 160 1,07 2,56 1,82 10 Mý 1 80 0 0 0,53 5,13 2,83 11 12 loài khác 54 4320 6 480 28,88 12,82 20,85 Tổng 22 loài 187 14960 49 3920 100,00 100,00 100,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51
Do đó, đề tài nghiên cứu cấu trúc tổ thành cây tái sinh của các khu rừng tự nhiên có phân bố Re gừng nhằm tìm ra các quy luật cấu trúc tầng cây tái sinh, xác định đƣợc những loài cây tái sinh trong quần xã, tỷ lệ cây tái sinh tham gia trong công thức tổ thành. Làm cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho rừng tự nhiên và rừng trồng Re gừng.
Kết quả tổng hợp tại bảng 4.5 cho thấy ở trạng thái rừng IIb tại VQG Xuân Sơn xuất hiện từ 21-22 loài cây tái sinh với mật độ khá cao từ 14.080 - 15.360 cây/ha. Trong đó, mật độ cây tái sinh triển vọng từ 3.920 - 4.160 cây/ha. Có thể coi đây là nguồn giống tự nhiên quan trọng để thay thế dần những cây già sau này. Đối với loài Re gừng thì mật độ tái sinh vào khoảng từ 2.160 - 2.720 cây/ha, mật độ cây Re gừng tái sinh có triển vọng là từ 880 - 960 cây/ha, đồng thời Re gừng cũng là 1 trong 3 loài có chỉ số IV% (Importance Value) cao nhất, từ 13,63% - 16,60%. Qua đó có thể thấy Re gừng tại khu vực này không chỉ có tầng cây cao chiếm ƣu thế mà ở tầng cây tái sinh cũng chiếm ƣu thế nhất trong lâm phần. Ngoài ra, các loài cây tái sinh khác nhƣ Dẻ, Kháo, Trâm, Sâng, Ngát... cũng luôn xuất hiện trong các ô điều tra và có chỉ số IV% cao, đều là những loài cây tƣơng đối có giá trị kinh tế. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng các loài Re gừng, Dẻ, Kháo, Trâm, Sâng, Ngát... là những loài khá phổ biến ở trạng thái rừng IIb tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ. Căn cứ kết quả tính toán trị số IV% của các OTC ta có thể viết công thức tổ thành loài tầng cây tái sinh ở trạng thái rừng IIb tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:
OTC1: 1,5Reg + 1,2D + 1,0Ng + 1,3Kh + 0,6S + 0,6G + 1,9Lk(9 loài)
OTC2: 1,7D + 1,8Tr + 1,1Reg + 0,6Kh + 1,5S + 0,6Mch + 1,9Lk(14 loài)
OTC3: 1,4Reg + 1,6D + 0,8S + 0,6Tr + 1,3Kh + 0,8Ng + 2,1Lk(12 loài)
Ghi chú: Reg: Re gừng; D: Dẻ; Ng: Ngát; Kh: Kháo; S: Sâng; G: Gội; Mch: Máu chó; Lk: Loài khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52
Nhƣ vậy, mặc dù số loài cây tái sinh xuất hiện trong các ô điều tra là từ 21 đến 22 loài nhƣng mỗi ô chỉ có 6 loài có mặt trong công thức tổ thành, hầu hết cả 6 loài này đều là những loài chiếm ƣu thế ở tầng cây cao và cũng có mặt trong công thức tổ thành của tầng cây cao ở trạng thái rừng IIb tại VQG Xuân Sơn - Phú Thọ.
Ảnh 4.4. Re gừng tái sinh tự nhiên tại VQG Xuân Sơn - Phú Thọ
c) Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh tự nhiên của Re gừng
Tái sinh tự nhiên là quá trình xuất hiện thế hệ rừng mới bằng con đƣờng tự nhiên, về cơ bản không có sự tác động của con ngƣời. Khả năng tái sinh phụ thuộc rất nhiều yếu tố bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm..., có nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến khả năng tái sinh, có nhân tố ảnh hƣởng gián tiếp và quyết định khả năng tái sinh thông qua nhân tố khác. Đối với Re gừng, là cây ƣa bóng nhẹ ở giai đoạn đầu nên khả năng tái sinh tự nhiên phụ thuộc rất lớn vào độ tàn che của rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53
Theo Nguyễn Bá Chất (2002) [8], Re gừng tái sinh tự nhiên khá mạnh dƣới rừng có cây mẹ, mật độ cây con tái sinh trung bình từ 1.500 - 2.300 cây/ha, cây con có đủ các cấp chiều cao. Nhƣng hiện nay vẫn chƣa có tài liệu nào đề cập đến sự ảnh hƣởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh tự nhiên của Re gừng.
Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của đề tài này, căn cứ vào điều kiện thực tế của lâm phần rừng tự nhiên có phân bố loài cây Re gừng tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, tiến hành nghiên cứu và đánh giá sự tác động của các cấp độ tàn che khác nhau đến khả năng tái sinh của Re gừng.
Bảng 4.6. Mức độ tái sinh tự nhiên của Re gừng tại 1 số khu vực có độ tàn che khác nhau ở VQG Xuân Sơn - Phú Thọ
OTC Độ tàn che
Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha) Số cây triển vọng (cây/ha) Tỷ lệ cây triển vọng (%) Tỷ lệ cây chồi (%) 0-30 cm 30-50 cm 50-100 cm >100 cm Tổng số cây 1 0,26 959 795 487 479 2720 318 11,69 0 2 0,42 952 754 479 455 2640 291 11,25 0 3 0,73 420 316 233 158 1127 84 7,45 0 TB 777 622 400 364 2162 233 10,78 0
Theo kết quả điều tra (bảng 4.6) cho thấy số lƣợng cây Re gừng tái sinh tự nhiên ở các khu vực có độ tàn che khác nhau tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn biến động rất lớn, tại nơi có độ tàn che 0,26 thì mật độ cây tái sinh lên đến 2.720 cây/ha, số cây có chiều cao trên 1m rất nhiều là 479 cây/ha. Trong đó, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng tƣơng đối cao đạt 11,69%, Nhƣng tại nơi độ tàn che lớn là 0,73 thì mật độ cây tái sinh giảm xuống đáng kể là 1.127 cây/ha, số lƣợng cây cao trên 1m rất ít (158 cây/ha) và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng cũng thấp hơn rất nhiều là 7,45%. Điều này chứng tỏ độ tàn che của rừng có ảnh hƣởng mạnh mẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54
đến khả năng tái sinh của Re gừng, đồng thời cũng khẳng định lại về khả năng thích hợp của Re gừng với độ tàn che ở mức khoảng từ 25-50%. Vì vậy, để phục hồi rừng Re gừng khi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng cần chú ý điều chỉnh ở độ tàn che hợp lý để tăng khả năng tái sinh, sinh trƣởng của Re gừng, nhƣ tiến hành tỉa thƣa mở tán, trồng bổ sung làm giàu rừng bằng Re gừng tại các khu vực có khoảng trống nhỏ và vẫn đảm bảo độ tàn che phù hợp để Re gừng sinh trƣởng, phát triển tốt.
4.2. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH
4.2.1. Đặc điểm vật hậu
Vật hậu là một đặc điểm sinh học có tính chu kỳ của các cơ quan dinh dƣỡng (rụng lá, ra lá non) và cơ quan sinh sản (ra nụ hoa, nở hoa, kết quả,...) của thực vật. Theo các tài liệu khoa học đã công bố thì Re gừng là loài có phân bố khá rộng, giữa các vùng có điều kiện khí hậu khác nhau thì dẫn đến sự biến động giữa các pha vật hậu cũng khác nhau. Mùa ra hoa của Re gừng từ tháng 11 - 12, có quả tháng 3 - 5 hoặc ra hoa tháng 3 - 5 và quả chín tháng 6 - 9 hàng năm. Trong nội dung đề tài này chủ yếu nghiên cứu về thời gian ra hoa kết quả của Re gừng tại Lạng Sơn và Phú Thọ.
Từ kết quả điều tra, theo dõi tại Lạng Sơn và Phú Thọ (bảng 4.7) cho thấy một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu của Lạng Sơn và Phú Thọ nơi có Re gừng phân bố gồm vĩ độ, độ cao trung bình, nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa trung bình không có sự chênh lệch đáng kể. Vì thế, thời kỳ thay lá, ra chồi non, ra nụ, nở hoa, kết quả, quả chín của Re gừng tại Lạng Sơn và Phú Thọ tƣơng đối nhƣ nhau, các pha vật hậu của Re gừng tại Lạng Sơn sớm hơn so với Phú Thọ khoảng từ 3 đến 5 ngày. Các thời kỳ của cơ quan sinh dƣỡng nhƣ thời kỳ ra chồi và ra lá non chủ yếu kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1 năm sau ở cả 2 khu vực Lạng Sơn và Phú Thọ, sau khi chồi xuất hiện đƣợc khoảng 5 ngày thƣờng cây bắt đầu ra lá non tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55
Bảng 4.7. Các điều kiện khí hậu và vật hậu của Re gừng
Các đặc điểm Lạng Sơn Phú Thọ Khí hậu Vị trí địa lý 21o23’-21o50’N 106o12’-106o50’E 20o30’-21o24’N 104o45’-105o27’E Độ cao trung bình (m) 190-350 300-450 Nhiệt độ trung bình (to C) 22,7-22,9 23,3-23,5 Lƣợng mƣa (mm) 1.379-1.400 1.500-2.000 Cơ quan
dinh dƣỡng Thời kỳ ra chồi Thời kỳ ra lá non 15/12-05/01 năm sau 20/12-13/01 năm sau 20/12-10/01 năm sau 25/12-15/01 năm sau
Cơ quan
sinh sản Thời kỳ ra nụ 08/2 - 16/3 12/2 - 18/3
Thời kỳ nở hoa 28/3 - 25/5 27/3 - 29/5 Thời kỳ ra quả 05/6 - 12/8 09/6 - 15/8 Thời kỳ quả chín 12/8 - 25/9 15/8 - 30/9
Bảng 4.8. Quá trình các pha vật hậu loài Re gừng trong năm 2009
Địa điểm Đặc điểm Thời gian (tháng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lạng Sơn Cơ quan sinh dƣỡng ra chồi ra lá non ♠ ♠ Cơ quan sinh sản ra nụ nở hoa kết quả quả chín Phú Thọ Cơ quan sinh dƣỡng ra chồi ra lá non ♠ ♠ Cơ quan sinh sản ra nụ nở hoa kết quả quả chín
Ghi chú: Ra chồi; ♠ Ra lá non; Ra nụ hoa; Nở hoa; Kết quả; Quả chín
Đối với các thời kỳ của cơ quan sinh sản cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa 2 địa điểm. Thời kỳ ra nụ hoa bắt đầu từ đầu tháng 2 và kết thúc vào giữa tháng 3, trong khi đó thời kỳ nở hoa bắt đầu từ cuối tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 5. Thời kỳ kết quả bắt đầu xuất hiện vào khoảng đầu tháng 6 kéo dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56
tới cuối tháng 9, đây là thời gian dài nhất của pha vật hậu, cũng là thời gian sinh trƣởng phát triển của quả từ non tới già. Căn cứ vào đặc điểm vật hậu ở 2 địa điểm này có thể chủ động thu hái quả làm giống đảm bảo trong sản xuất.
4.2.2. Kỹ thuật tạo cây con từ hạt.
Qua tổng hợp từ các nguồn tài liệu và các kinh nghiệm thực tế trong vƣờn ƣơm, đề tài đƣa ra một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con từ hạt nhƣ sau:
Phương pháp xử lý hạt giống: Hạt giống sau khi thu hái về ủ 1-2 ngày, làm sạch lớp thịt quả, rải đều hạt thành một lớp mỏng 5-10 cm cho róc nƣớc, sau đó ủ vào cát ẩm. Sau 5-7 ngày thì hạt nảy mầm, đem cấy vào bầu. Hạt Re gừng tƣơng đối khó bảo quản, sau khi thu hái nên xử lý và đem gieo ngay vào cát ẩm, 1kg hạt có 3.200 - 3.500 hạt và có thể tạo đƣợc khoảng 1.500 - 2.000 cây con với tỷ lệ nảy mầm đạt 70-85%.
Phương pháp tạo bầu: Bầu bằng túi PE, có kích thƣớc 8x12 cm, ruột bầu là đất tầng B trong rừng, có thành phần cơ giới nhẹ, trộn 10-15% phân chuồng hoai. Bầu xếp theo luống nổi, có chiều rộng 70-80 cm, mỗi bầu chỉ cấy 1 hạt đã nứt nanh.
Phương pháp cấy cây: Khi hạt đã nứt nanh đem cấy thẳng vào bầu, 1 bầu chỉ nên cấy 1 hạt. Trƣớc khi cấy nên tƣới qua nƣớc trên luống bầu để đất trong bầu mềm (dễ cấy hơn), dùng que chọc nhẹ vào mặt đất trên miệng bầu tạo thành lỗ nhỏ có kích thƣớc tƣơng đƣơng với hạt, đặt hạt vào lỗ vun đất nhẹ lại để ôm lấy hạt. Sau khi cấy cây cần tƣới nƣớc để lấp những chỗ trống trong bầu và để đất bám và hạt.
Phương pháp chăm sóc cây con trong vườn ươm: Sử dụng lƣới nilon đen có độ che sáng khoảng 40-50% để làm dàn che cho cây con trong giai đoạn đầu, sau 10-20 ngày cây mầm ra lá thật. Khi cây con đƣợc 3-4 tháng tuổi điều chỉnh bớt độ che sáng, nâng dàn che lên cao và thay lƣới nilon có độ che sáng khoảng 25% để che.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Khi cây con đƣợc 6 - 7 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi đều có thể xuất vƣờn. Tiêu chuẩn cây con xuất vƣờn đối với cây 6 - 7 tháng tuổi phải có đƣờng kính đạt 0,4 - 0,5 cm, chiều cao đạt 35 - 45 cm, hoặc cây 12 tháng tuổi có đƣờng kính đạt 0,7 - 0,9 cm, chiều cao đạt 60 - 70 cm. Ngoài ra, cây con phải là những cây thẳng, 1 ngọn, không cong queo, không sâu bệnh. Trong sản xuất cây giống, căn cứ vào những tiêu chuẩn này có thể lập kế hoạch gieo ƣơm cây con cho đúng thời vụ. Cụ thể, tiến hành gieo ƣơm vào tháng 8 - 9 đến khoảng tháng 2 - 4 cây đƣợc 6 - 7 tháng tuổi có thể đem trồng vào vụ Xuân, đến khoảng tháng 7 - 9 cây đƣợc 11 - 12 tháng tuổi có thể đem trồng vụ