Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống gây trồng cây re gừng (cinnamomum obtusifolium a.chev) tại phú thọ và lạng sơn (Trang 91 - 123)

c) Ảnh hƣởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh tự nhiên của Re gừng

4.5.3. Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc

Re gừng có thể sử dụng để trồng thuần loài, trồng hỗn giao với các loài cây lá rộng khác nhƣ Lát, Trám, Giổi, Dẻ, Lim..., hoặc làm giàu rừng theo đám, theo rạch, trồng trong các khoảng trống trong rừng. Đất trồng là đất rừng ngèo, rừng thứ sinh, khu vực trảng cỏ cây bụi, đất sau nƣơng rẫy, đất vƣờn rừng có tầng đất dày 30cm trở lên. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế từng khu vực để lựa chọn phƣơng thức trồng hợp lý.

+ Trồng thuần loài: Chỉ nên trồng Re gừng thuần loài tại những nơi có thảm thực bì khá cao để giai đoạn đầu Re gừng còn non đƣợc che sáng nhẹ. Trồng thuần loài nên trồng với cự ly cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m (mật độ 500 cây/ha).

+ Trồng theo rạch, rạch mở rộng 2 - 2,5m, rạch cách rạch 6m, cây cách cây 3m (mật độ 555 cây/ha), kích thƣớc hố là 30 x 30 x 30cm. Xử lý thực bì không nên phát trống, chú ý đảm bảo cho cây con trong giai đoạn đầu không bị phơi trống độ tàn che vào khoảng 25%.

+ Trồng theo đám tại những khoảng trống ở trong rừng, tiến hành trồng với cự ly cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m (mật độ 500 cây/ha). Nếu khoảng trống quá lớn và bị phơi sáng hoàn toàn thì có thể trồng cây phù trợ trƣớc 1 năm rồi mới tiến hành trồng Re gừng. Xử lý thực bì cần chú ý không để cho tán cây phù trợ che lấp và chèn ép cây trồng chính.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân trồng tháng 2 - 4, vụ Thu trồng tháng 7 - 9. Khi trồng dùng dao sắc rạch nhẹ dọc vỏ bầu, bóc bỏ vỏ bầu rồi mới trồng, tránh làm vỡ bầu gây tổn thƣơng rễ ảnh hƣởng đến sức sống và sinh trƣởng của cây con mới trồng. Trong thực tế sản xuất, căn cứ vào thời vụ trồng rừng và thời kỳ quả chín có thể lập kế hoạch gieo ƣơm cây con cho đúng thời vụ. Cụ thể, quả Re gừng chín vào khoảng tháng 8 - 9 thu hái về đem gieo ngay, đến khoảng tháng 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82

- 4 cây đƣợc 6 - 7 tháng tuổi có thể đem trồng vào vụ Xuân, khoảng tháng 7 - 9 cây đƣợc 11 - 12 tháng tuổi có thể đem trồng vụ Thu.

Chăm sóc nuôi dƣỡng: Trồng trong các thảm rừng nghèo, cây bụi, phải chăm sóc 3 năm liền và 2 lần/năm (lần đầu vào tháng 3-4, lần 2 vào tháng 10-11. Các lần chăm sóc tiến hành phát dọn dây leo, bụi rậm, không để dây leo, cây bụi chèn lấn Re gừng, xới xáo vun gốc lần 2 trƣớc và sau mùa mƣa. Đối với những khu vực có độ tàn che quá cao cần tiến hành tỉa thƣa điều chỉnh độ tàn che của tán rừng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Re gừng phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ tài liệu tổng hợp và những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Re gừng là loài cây gỗ lớn, thƣờng xanh, gỗ khá tốt, đƣợc nhân dân ƣa chuộng sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc, làm nông cụ. Thân, rễ, lá có thể chƣng cất tinh dầu làm dƣợc liệu. Bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng chống chịu với điều kiện khô hạn, nên có thể sử dụng để trồng rừng phòng hộ.

Tại Lạng Sơn và Phú Thọ Re gừng phân bố ở độ cao từ 190 - 450 m, mọc chủ yếu ở đất Feralit từ vàng nhạt đến vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét, trên đá vôi hoặc Granit, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,7- 23,5oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.379 - 2.000 mm, độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 85%. Tại Lạng Sơn Re gừng mọc rải rác trong các khu rừng tái sinh tự nhiên tại phía Tây huyện Chi Lăng, phía Bắc huyện Hữu Lũng (Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên), phía Nam huyện Bắc Sơn. Tại Phú Thọ Re gừng sống ở kiểu rừng thƣờng xanh cây lá rộng trong trạng thái rừng thứ sinh nghèo. Đặc biệt tại khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ, Re gừng và một số loài khác nhƣ Dẻ, Kháo, Trâm, Chẹo, Chò chỉ, Sâng... là những loài khá phổ biến ở cả tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Ở dƣới những tán rừng có cây mẹ và độ tàn che khoảng 0,25 - 0,5 thì khả năng tái sinh của Re gừng rất mạnh. Công thức tổ thành loài tầng cây cao tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:

OTC1: 2,2Reg + 1,9D + 1,6Kh + 1,5Tr + 2,9Lk(17 loài)

OTC2: 1,8D + 1,6Reg + 1,4Tr + 1,1Kh + 1,0Ch + 0,8Chc + 2,2Lk(19 loài)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

Công thức tổ thành loài tầng cây tái sinh tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ:

OTC1: 1,5Reg + 1,2D + 1,0Ng + 1,3Kh + 0,6S + 0,6G + 1,9Lk(9 loài)

OTC2: 1,7D + 1,8Tr + 1,1Reg + 0,6Kh + 1,5S + 0,6Mch + 1,9Lk(14 loài)

OTC3: 1,4Reg + 1,6D + 0,8S + 0,6Tr + 1,3Kh + 0,8Ng + 2,1Lk(12 loài) 2. Thời kỳ ra chồi và ra lá non của Re gừng ở Lạng Sơn và Phú Thọ từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1 năm sau, cây ra nụ hoa bắt đầu từ đầu tháng 2 và kết thúc vào giữa tháng 3, nở hoa từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5, thời kỳ kết quả từ khoảng đầu tháng 6 kéo dài tới cuối tháng 9. Tại Lạng Sơn các pha vật hậu của Re gừng sớm hơn so với Phú Thọ khoảng 3-5 ngày.

Re gừng trong giai đoạn vƣờn ƣơm và giai đoạn còn non có đặc tính ƣa sáng nhẹ, trong 4 tháng đầu cây thích nghi với mức độ che sáng 50%, sau 4 tháng trở đi cây thích nghi nhất với mức độ che sáng 25%.

Về chế độ chăm sóc tƣới phân cho Re gừng, trong 2 tháng đầu chỉ cần cung cấp đầy đủ nƣớc cho cây con, đến tháng thứ 4 trở đi nên tƣới bổ sung NPK sẽ đảm bảo đƣợc tỷ lệ sống của cây, đồng thời giúp cho cây sinh trƣởng tốt nhƣ mong đợi.

3. Đối với nhân giống Re gừng bằng phƣơng pháp ghép nêm, kích thƣớc đƣờng kính gốc ghép từ 0,81 - 1,00cm sau 6 tháng có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, đạt 83,33%, chiều cao chồi mới đạt 9,10cm.

4. Trong các mô hình trồng Re gừng thuần loài và hỗn giao với các loài cây bản địa lá rộng nhƣ Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh thì Re gừng đều có tỷ lệ sống cao đạt trên 90%, khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt, tốc độ tăng trƣởng về đƣờng kính cũng nhƣ chiều cao tại các phƣơng thức trồng khá đồng đều, mức độ tăng trƣởng bình quân về đƣờng kính (D) đạt từ 0,96-0,97 cm/năm, tăng trƣởng về chiều cao (H) đạt từ 0,56-0,57 m/năm.

TỒN TẠI

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đề tài còn một số tồn tại sau:

- Hạn chế về thời gian và địa điểm nghiên cứu, các số liệu điều tra, nghiên cứu về Re gừng chỉ tập trung chủ yếu ở hai khu vực (trong rừng tự nhiên Vƣờn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85

quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ và rừng trồng tại Chi Lặng - Lạng Sơn). Đề tài chƣa có điều kiện nghiên cứu cụ thể trong thời gian dài trên nhiều địa điểm, lập địa và các vùng khác nhau để kiểm chứng, nên những kết quả đạt đƣợc chỉ là kết quả bƣớc đầu.

- Đề tài mới chỉ nghiên cứu một số nhân tố sinh thái, vật hậu cơ bản về loài Re gừng nhƣ sự ảnh hƣởng của độ tàn che, chế độ chăm sóc đến khả năng sinh trƣởng của cây con trong vƣờn ƣơm, ảnh hƣởng của gốc ghép đến tỷ lệ sống của cây con. Nhƣng chƣa có sự nghiên cứu so sánh các phƣơng pháp nhân giống cây con.

- Diện tích các mô hình trồng Re gừng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này còn ít, chƣa đa dạng về phƣơng thức trồng, đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu 1 số mô hình trồng Re gừng tại huyện Chi Lăng - Lạng Sơn, ở những vùng khác của Lạng Sơn còn chƣa đƣợc nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ

Căn cứ vào những tồn tại chính đã nêu trên, đề tài đề xuất một số khuyến nghị sau:

- Re gừng là loài cây bản địa có giá trị, nên cần phải đƣợc quan tâm phát triển và bổ sung loài cây này vào danh mục cây cây bản địa đƣợc sử dụng trồng rừng, làm giàu rừng tại Lạng Sơn và Phú Thọ cũng nhƣ các vùng lân cận.

- Trong thực tế Re gừng có phân bố rất rộng, đối với công tác giống cần tiến hành thu thập giống ở các vùng sinh thái khác nhau để tiến hành nhân giống và trồng thử nghiệm, lựa chọn những nguồn giống tốt phục vụ cho công tác sản xuất giống Re gừng. Cần nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dƣỡng và chuyển hóa những lâm phần có Re gừng tham gia vào tổ thành tầng cây cao thành rừng cung cấp hạt.

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật gieo ƣơm, nhân giống và trồng rừng Re gừng để xây dựng quy trình kỹ thuật về trồng rừng loài cây này.

- Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, các kết quả nghiên cứu đƣợc chỉ ra tại đề tài này sẽ là những tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao giá trị và tính thiết thực của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Việt Nam

1. Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt Đức KFW (2001), Những đặc trưng nhận biết và giá trị sử dụng của 15 loài cây rừng phân bố trong vùng Dự án, trang 17-18.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Gỗ Việt Nam – tên gọi và đặc tính cơ bản phần I, Quyết định số 10/2004/QĐ-BNN, ngày 01 tháng 4 năm 2004, Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành lĩnh vực công nghiệp rừng.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), "Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN, ngày 09 tháng 8 năm 2010, về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009".

5. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Bá Chất (1994), "Kỹ thuật trồng Re gừng" Tập san Lâm nghiệp số 6/1994.

7. Nguyễn Bá Chất (2002), "Bổ sung cây Re gừng vào danh mục cây trồng rừng lâm nghiệp" Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10/2002, trang 939-940.

8. Nguyễn Bá Chất (2002), Cây Re gừng, Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 165-170.

9. Nguyễn Bá Chất (2002), Cây Lim xanh, Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 80.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87

10.Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học, trang 917.

11.Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, trang 940.

12.Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 670-671.

13.Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, trang 162.

14.Danh lục thực vật Vƣờn quốc gia Cát Tiên.

15.Nguyễn Anh Dũng (2001), Kết quả xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn tại Hoà Bình và Hà Giang, Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng từ nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 84- 93.

16.Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam quyển 1, Nhà xuất bản trẻ, trang 350.

17.Bảo Huy (2007), Thống kê và tin học trong lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên.

18.Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính (2009), "Kết quả đánh giá sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng trên các mô hình rừng trồng", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4, trang 1076 - 1080.

19.Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Báo cáo tổng kết đề tài Bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 2001-2005, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

20.Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), "Nghịch lý cây bản địa" Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

21.Đỗ Đình Sâm (2001), Cơ sở khoa học bổ sung những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng xuất rừng tự nhiên sau khai thác và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

rừng trồng công nghiệp, Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng từ nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 5-24.

22.Hoàng Văn Thắng (2003), "Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên" Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp số 1/2003, trang 2-5.

23.Hoàng Văn Thắng (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.

24.Phạm Quang Thu (2003), "Bệnh khô đầu lá cây Re gừng" Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 6/2003, trang 796, 801.

25.Đào Thế Trung (2009), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ sinh học, Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, trang 49.

26.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

27.Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để sử lý số liệu nghiên cứu trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28.Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29.Viện điều tra quy hoạch (1980), Cây gỗ rừng Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp.

30.Viện điều tra quy hoạch rừng (2001), Khảo sát nhanh Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé – Lai Châu, Báo cáo bảo tồn số 26, Chƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89

trình BirdLife quốc tế tại Việt Nam và Viện điều tra quy hoạch rừng với sự trợ giúp tài chính của Cộng đồng Châu Âu.

31.Viện điều tra quy hoạch rừng (2001), Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 120, 228, 286.

32.Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 73-74.

33.Vụ KHCN và chất lƣợng sản phẩm - Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 120, 286.

Tài liệu nƣớc ngoài

34.Ashish Kumar, Bruce G.Marcot and Ajai Saxena (2006), Tree species diversity and distributionpatters in tropical forests of Garo Hills, Current Science No.10, 25 November, Pages 1376.

35.Chaya Deori, Samim Sofika Begum & AA Mao (2007), Botanical Survey of India, Indian Journal of Traditionnal Knowledge. Vol. 6 (1), January 2007, Pages 121-125.

36.Forest inventory and planning institute (1996), VietNam forest trees, Agricultural publishing house, Ha Noi, page 264.

37.Indian J Exp Biol (1990), Screening of Indian plants for biological activity. Part XIV, Indian Journal of Experimental Biology. Vol. 28, July 1990, Pages 619-637.

38.Lecomte M. H. (1910-1928), Flore générale de L'indo - Chine, Tome V, Pascicule 3, Paris, 1949, page 1032-1033.

39.Lecomte M. H. (1929 - 1931), Flore générale de L’ Indo - China,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống gây trồng cây re gừng (cinnamomum obtusifolium a.chev) tại phú thọ và lạng sơn (Trang 91 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)