4. Những đóng góp mới của đề tài
3.1.1. Xác định năng suất và sản lượng ngọn,lá lạc khi thu hoạch củ
Để xác định được năng suất và sản lượng ngọn, lá lạc có thể tận dụng cho chăn nuôi sau khi thu hoạch củ, chúng tôi chọn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có diện tích trồng lạc tập trung để tiến hành điều tra.
Với năng suất chất xanh trung bình của 2 giống lạc MD7 và Sen lai Nghệ An là 138,0 tạ/ha trong vụ Xuân Hè và 117,0 tạ/ha trong vụ Thu Đông, năng suất trung bình là 127 tạ/ha. Năng suất chất khô trung bình là 27% năng suất chất xanh. Chúng tôi ước tính tổng sản lượng chất xanh và chất khô của ngọn, lá lạc thu cắt được trong năm của một số tỉnh miền Bắc, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ước tính sản lượng ngọn, lá lạc ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2009
Địa phƣơng Diện tích* (Nghìn ha) Sản lƣợng chất xanh (Nghìn tấn) Sản lƣợng vật chất khô (Nghìn tấn) Thái Nguyên 4,5 57,15 15,43 Bắc Giang 11,2 142,2 38,39 Đồng bằng Sông Hồng 31,3 397,5 107,33
Trung du & miền
núi phía Bắc 50,4 640,08 172,82
Cả nƣớc 249,2 3164,8 854,50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với sản lượng chất xanh ngọn, lá lạc thu cắt được trước khi lấy củ ở Thái Nguyên là 57.150 tấn/năm, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 640.080 tấn. Trong đó, Bắc Giang là tỉnh trồng nhiều lạc nhất ở vùng Trung du và miền núi, sản lượng chất xanh đạt 142.200 tấn/năm. Vùng Đồng bằng Sông Hồng đạt khoảng 397.500 tấn. Sản lượng chất xanh cả nước đạt khoảng 3.164.800 tấn, sản lượng vật chất khô là 854.500
tấn/năm. Đây là nguồn thức ăn bổ sung caroten và các chất dinh dưỡng khác rẻ tiền cho chăn nuôi, góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nếu bổ sung cho gia súc, thì sản lượng thân và lá lạc còn tận dụng được nhiều hơn đáng kể. Hiện nay, việc sử dụng thân, lá lạc làm thức ăn chăn nuôi gia súc chủ yếu là ủ chua, nhưng chưa được phổ biến, do người dân chưa biết cách chế biến, mà chỉ để làm phân bón. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp chế biến bột ngọn, lá lạc để phối trộn vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm không chỉ làm giảm chi phí thức ăn, mà còn là nguồn bổ sung vitamin cần thiết cho vật nuôi.