Sử dụng thân lá lạc trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên (Trang 31 - 32)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.1.9.Sử dụng thân lá lạc trong chăn nuôi

Khi thu hoạch củ, phần thân và lá lạc còn xanh, nên thu cắt để sử dụng cho chăn nuôi. Thân lá lạc có thể ủ chua cho trâu bò hoặc phơi, sấy khô nghiền làm bột lá. Nên sử dụng thân lá lạc làm thức ăn bổ sung cho gia súc và tỷ lệ sử dụng tốt nhất là 25-30% trong tổng số vật chất khô, khối lượng thức ăn thô xanh gia súc ăn trong một ngày (Theo Bùi Văn Chính và cs, 2002) [3].

Trong chăn nuôi đại gia súc để phát triển nhanh số lượng gia súc cho thịt và cho sữa thì cần một khối lượng lớn thức ăn. Nếu tính trung bình lượng cỏ tươi gia súc tiêu thụ khoảng 20-30 kg/con/ngày thì sản lượng cỏ phải sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất ra hàng năm để cung cấp cho tổng đàn gia súc là rất lớn. Trước kia, cỏ dùng trong chăn nuôi thường được người dân tận dụng từ nhiều nguồn khác nhau như cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp, ngành chế biến thực phẩm. Nhưng hiện nay nguồn thực phẩm này đang bị khan hiếm dần, trong khi đó số lượng gia súc lại tăng nhanh (đàn bò thịt tăng 4,72%, bò sữa tăng 43,43%).

Thân lá lạc có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao: 26,45% VCK, 14,17% protein thô, 28,99% xơ thô, 2289 Kcal ME/kgVCK (Bùi Văn Chính và cộng sự (2002) [3]. Ngoài ra, thân lá lạc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, trong đó có caroten rất cần thiết đối với mọi loài vật nuôi. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu chế biến, sử dụng thân lá lạc dưới dạng ủ chua trong chăn nuôi trâu, bò và lợn, mà chưa có công trình nào nghiên cứu chế biến bột lá lạc và sự thay đổi về thành phần hoá học qua chế biến. Việc nghiên cứu chế biến, bảo quản, sử dụng bột cây keo giậu, lá sắn, cỏ stylo làm thức ăn bổ sung đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Cây bộ đậu làm tăng chất lượng thức ăn và độ mầu mỡ cho đất. Thực tế cho thấy, tất cả các loại cỏ hòa thảo không có đủ lượng đạm thỏa mãn nhu cầu phát triển cuả gia súc. Ở động vật dạ cỏ, nếu bữa ăn kém chất lượng, mức đạm dưới 7% thì các sinh vật ở dạ cỏ không thể phân hủy thức ăn một cách hiệu quả và động vật sẽ bị sút cân. Vì vậy, bổ sung đạm vào thức ăn gia súc là điều không thể thiếu. Giải pháp phù hợp và rẻ nhất là nguồn đạm cung cấp từ cây bộ đậu. Loại thức ăn này có thể cho ăn tươi, phơi khô hoặc làm bột lá bộ đậu. Theo Bùi Văn Chính và cs (2002) [3], thêm 10-15% cây bộ đậu vào khẩu phần ăn, gia súc có thể tăng trọng gấp đôi so với mức bình thường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên (Trang 31 - 32)