Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên (Trang 34 - 36)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Bogdan A. V (1977) [36], các nước ôn đới đã sử dụng nguồn bột cỏ chế biến từ cỏ Alfalfa (Medicago sativa). Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea), có hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàm lượng protein thô 17 - 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng, vitamin. Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá xanh khác như bột lá Bình Linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis).

Cỏ Alfalfa: Cỏ Alfalfa hay Cỏ Linh Lăng còn có tên là Mục Túc Braxin (tên khoa học là Lucern) là cây bộ đậu thân thảo, có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản,...được thế giới rất quan tâm, hiện nay, có trên 50 nước nghiên cứu [3].

Với hàm lượng β-caroten cao, nên cỏ Alfalfa chỉ cần tham gia từ 10-20% trong khẩu phần ăn thì gà mẹ, chim cảnh rất mắn đẻ, trứng có lòng đỏ to, màu lòng đỏ đậm, tỷ lệ nở con cao hơn hẳn. Nhờ các chất Ancaloid -Enzim dồi dào trong cỏ Alfalfa, nên bò sữa được ăn loại cỏ này sẽ tiết lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt hơn. Người ta dùng nó làm thức ăn cao cấp dành cho các vật nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng như: bò đực sản xuất tinh, bò sữa, gia cầm bố mẹ, gà con, chim cảnh...Do những tác dụng lớn lao đó, các chuyên gia chăn nuôi trên thế giới đã suy tôn cỏ Alfalfa là "nữ hoàng" trong thức ăn chăn nuôi [3].

Cây Trichanthera gigantea: Cây Trichanthera có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90 - 95%. Cây phát triển vào mùa mưa, không kén đất, có kháng thể cao, chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật nuôi [3].

Ở Cu Ba, Fraga và Cs (1992) [40] đã thay thế 5% khẩu phần cơ sở dựa trên ngô và khô dầu đỗ tương bằng bột lá keo giậu phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để nuôi 540 gà thịt Cornish x Plymouth trong thời gian từ 0-4 tuần tuổi. Kết quả cho thấy: nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa bột lá keo giậu có mức tăng khối lượng lúc 6 tuần tuổi và hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở không có bột lá keo giậu

Hanif và Cs (1985) [42] đã sử dụng 5% bột lá keo giậu Ipil-ipil để thay thế một phần bột cá trong khẩu phần ăn của gà thịt giống Rhod (Ai-Len), từ sau 3 tuần tuổi. Các khẩu phần nuôi dưỡng đảm bảo đồng đều về protein và năng lượng trao đổi. Kết quả cho thấy, khẩu phần chứa 5% bột lá Ipil-ipil đã không ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, tiêu thụ thức ăn và tuổi thành thục về tính của gà so với khẩu phần đối chứng [5].

Chen và Lai (1981) [37] sử dụng bột lá keo giậu trên gà thịt và cho biết, hiệu suất sử dụng thức ăn và tăng khối lượng của gà thịt giảm dần với mức tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần và tỷ lệ tối đa thích hợp của bột lá keo giậu là ở mức 3% khối lượng khô của khẩu phần.

D'Mello và Cs (1987) [38] đã nhận thấy, bột lá keo giậu đã có tác dụng cải thiện màu sắc thân thịt của gà và sử dụng 5% bột lá keo giậu thay thế một phần khẩu phần ăn cơ sở đã không gây ra ảnh hưởng xấu nào về sinh trưởng của gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)