4. Những đóng góp mới của đề tài
3.2.6. Chi phí thức ăn cho gà thí nghiệm
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế bột ngọn,lá lạc vào khẩu phần ăn gà thí nghiệm, và thấy rõ tỷ lệ thay thế nào phù hợp hơn. Chúng tôi đã hạch toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (đ)
Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3 Bột lá s.dụng (kg) 0 41,48 61,91 78,85 Tiền bột lá 0 52807,8 78812,7 100379,6 Tiền TA gđ1 583975,7 560616,7 557761,8 538313,2 Tiền TA gđ2 5498027,8 5266450,5 5110042,1 4830714,5 Tổng tiền TA 6082003,5 5879875,0 5746616,6 5469407,3 Chi phí TA/kg tăng KL 25.156,3 24.638,2 24.273,0 24.299,9
So sánh 100,00 97,94 96,49 96,60
Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: Lô thí nghiệm 2 (6% bột ngọn, lá lạc) có mức chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng gà thấp nhất (24.273,0đ), tiếp sau là lô thí nghiệm 3 (24.299,9đ) và cao nhất là lô ĐC (25.156,3đ). So với lô ĐC thì lô TN 1, TN 2 và TN3 thấp hơn lần lượt là: 518,09đ; 883,22đ và 856,31đ. Nếu coi chi phí thức ăn ở lô đối chứng là 100%, thì các lô thí nghiệm 1 là 97,94%, lô TN 2 là 96,49%; lô TN 3 là 96,60%.
Từ các chỉ tiêu: Tiêu tốn thức ăn, tiêu tốn ME, protein và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho thấy: Sử dụng 4 - 6% bột ngọn, lá lạc vào khẩu phần ăn của gà thịt Ross 308, tăng trọng của gà không cao hơn lô đối chứng nhưng giảm chi phí thức ăn 2,05 – 3,51%, màu sắc da và thịt gà có màu vàng hấp dẫn hơn so với đối chứng (0% bột ngọn,lá lạc).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. Khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu phần đến tỷ lệ đẻ và chất lƣợng trứng của gà sinh sản Lƣơng Phƣợng
3.3.1. Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm
Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm là khối lượng sống của gà được theo dõi trước khi đưa yếu tố thí nghiệm vào và sau khi kết thúc thí nghiệm. Nhằm xác định được sự tăng, giảm khối lượng sống của gà trong quá trình thí nghiệm.
Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm là chỉ tiêu nhằm phản ánh sự ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm đến thể trọng của cơ thể.
Bảng 3.15. Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (g)
Lô TN Số mẫu (n) Khối lƣợng gà trƣớc TN Khối lƣợng gà sau TN Tăng, giảm khối lƣợng (%) ĐC 30 2660,33 2860,13 + 107,51 TN 1 30 2626 2845,33 + 108,35 TN 2 30 2609,67 2753,75 + 105,52 TN 3 30 2662,33 2803,30 + 105,29
Qua bảng số liệu trên cho thấy khối lượng của gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm có sự chênh lệch giữa các lô. Trong đó, lô TN 3 có sự tăng khối lượng so với ban đầu là nhỏ nhất: 140,97g (tương ứng 5,29%). Lô TN 1 có sự tăng khối lượng so với ban đầu nhiều nhất: 219,33g (tương ứng 8,35%).
Tuy nhiên, sự chênh lệch về khối lượng giữa lô ĐC và các lô TN là không rõ rệt.
3.3.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Sản lượng trứng là một đặc điểm phức tạp, nó phụ thuộc và liên quan trực tiếp với giống, dòng, sự phát triển, tuổi, độ béo, trạng thái sức khoẻ, thể trạng, sự thay lông, tính ấp bóng, độ thành thục, đặc tính di truyền và chọn giống, thức ăn dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và các yếu tố khí hậu khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất trứng của các lô thí nghiệm trong thời gian 12 tuần và thu được kết quả ở bảng 3.16
Bảng 3.16. Năng suất trứng qua các tuần tuổi (quả)
Tuần tuổi ĐC TN1 TN 2 TN 3 23 134 126 120 135 24 244 258 249 236 25 340 335 332 342 26 387 384 379 369 27 389 386 381 375 28 400 396 390 387 29 407 396 393 395 30 411 408 407 486 31 375 372 371 367 32 327 331 316 312 33 284 281 271 274 34 259 256 248 245 Tổng 3961a 3938a 3857a 3823a
* Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)
Qua bảng 3.16 cho thấy: Tuần 23 gà bắt đầu đẻ, năng suất trứng vẫn còn thấp đến tuần 26 các lô đẻ khá ổn định.
Lô ĐC có năng suất trứng là cao nhất, cụ thể là 3961 quả, lô TN 1 là 3938 quả, lô TN 2 là 3857 và lô TN 3 là 3823 quả. Lô ĐC cao hơn lô TN 1 là 23 quả, cao hơn lô TN 2 là 104 quả và lô TN 3 là 138 quả. Lô TN 1 cao hơn lô TN 2 và lô TN 3 lần lượt là 81 quả, 115 quả. Tuy nhiên, sự sai khác giữa các lô thí nghiệm không rõ rệt (P>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.3. Năng suất trứng giống và tỷ lệ trứng giống
Tỷ lệ trứng giống là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng giống của gia cầm. Tỷ lệ trứng giống có mối tương quan đến năng suất trứng giống. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Nếu chế độ chăm sóc đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao.
Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống là hai chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Năng suất trứng giống và tỷ lệ trứng giống phụ thuộc vào giống, hướng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của từng cá thể gia cầm.
Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Năng suất và tỷ lệ trứng giống qua các tuần đẻ
Tuần tuổi ĐC TN 1 TN 2 TN 3 Trứng giống (quả) Tỷ lệ (%) Trứng giống (quả) Tỷ lệ (%) Trứng giống (quả) Tỷ lệ (%) Trứng giống (quả) Tỷ lệ (%) 24 158 64,75 157 60,85 160 64,26 156 66,10 25 270 79,41 261 77,91 272 81,93 268 78,36 26 310 80,10 326 84,90 321 84,70 330 89,43 27 369 94,86 359 93,01 358 93,96 368 98,13 28 380 95,00 371 93,69 378 96,92 382 98,71 29 379 93,12 372 93,94 374 95,17 385 97,41 30 390 94,89 383 93,87 386 94,84 376 94,01 31 364 94,93 360 96,77 351 94,61 345 96,15 32 315 93,27 320 96,68 305 96,52 300 96,35 33 277 96,13 268 95,37 265 97,79 264 94,51 34 243 93,82 245 95,70 240 96,77 233 94,03 Tổng 3455a 3422a 3410a 3407a Trung bình 87,27 a 86,90a 88,41a 89,12a
* Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu, các số có số mũ giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng số liệu 3.17 cho thấy:
Lô TN 3 có tổng số trứng giống thấp nhất, thấp hơn lô ĐC là 48 quả, thấp hơn lô TN 1 là 15 quả và thấp hơn lô TN 3 là 3 quả.
Lô ĐC có tổng số trứng giống cao nhất (3455 quả) nhưng tỷ lệ trứng giống cao nhất là lô TN 3 với 89,12%; sau đó đến lô TN 2 với 88,41%; thấp hơn là ĐC với 87,23% và thấp nhất là lô TN 1 với 86,90%. Lô TN 3 cao hơn lô TN 2 là 0,71%, cao hơn lô TN 1 là 2,22%, và cao hơn lô ĐC là 1,89%.
So sánh thống kê cho thấy tỷ lệ trứng giống ở các lô không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05)
3.3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc trong khẩu phần đến khối lượng trứng của gà thí nghiệm trứng của gà thí nghiệm
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó là cơ sở để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của một cá thể hay cả đàn. Khối lượng trứng phụ thuộc vào lứa tuổi gia cầm, mùa vụ, dinh dưỡng và chu kỳ đẻ trứng.
Bảng 3.18. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g)
Tuần tuổi ĐC TN 1 TN 2 TN 3 X X m (n = 840) Cv (%) X X m (n = 840) Cv (%) X X m (n = 840) Cv (%) X X m (n = 840) Cv (%) 23 53,990,36 2,97 54,850,38 3,14 54,100,31 2,57 53,330,38 3,18 24 54,990,35 2,93 55,660,35 2,91 54,840,39 3,29 54,190,35 2,96 25 55,600,32 2,71 56,640,29 2,44 55,690,29 2,44 54,850,34 2,81 26 55,880,33 2,73 56,390,32 2,64 55,880,34 2,83 54,960,32 2,66 27 55,720,33 2,75 56,810,29 2,40 55,840,32 2,67 54,780,29 2,39 28 56,310,34 2,81 56,820,33 2,78 56,540,30 3,00 55,270,28 2,38 29 56,360,32 2,71 57,100,28 2,36 56,120,33 2,77 55,440,32 2,68 30 56,390,33 2,77 56,810,29 2,42 56,410,29 2,39 55,570,27 2,23 31 56,470,38 3,21 57,060,28 2,31 56,500,33 2,77 55,120,28 2,35 32 56,400,33 2,75 57,250,29 2,43 56,050,33 2,79 55,000,28 2,37 33 56,020,35 2,96 56,520,30 2,47 56,390,29 2,41 55,100,29 2,42 34 56,160,33 2,75 57,110,29 2,44 55,960,34 2,86 54,870,33 2,31 Trung bình 55,86 a 56,58b 55,85ab 54,87c
* Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu, các số có số mũ khác nhau có sự sai khác khá rõ rệt (P<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.18 cho thấy: Khối lượng trứng ở các lô thí nghiệm tăng dần qua các tuần từ 23 đến tuần 30-31, sau đó, khối lượng trứng giảm dần. Điều đó phù hợp với quy luật đẻ trứng của gia cầm.
Khối lượng trứng trung bình ở lô TN 1 là lớn nhất với 56,58g, sau đó đến lô ĐC là 55,86g, TN 2 là 55,85g và thấp nhất là lô TN 3 với 54,87g.
Qua so sánh thống kê cho thấy: Lô TN 2 và lô ĐC có khối lượng trứng trung bình chỉ chênh lệch có 0,01g, sự sai khác là không rõ rệt (P>0,05). Còn lô ĐC thấp hơn lô TN 1 là 0,72g, sự sai khác là rõ rệt (P<0,05). So sánh lô TN 3 có khối lượng trứng là thấp nhất với 54,87g, thấp hơn lô ĐC là 0,99g. Sự sai khác về khối lượng trứnggiữa lô ĐC và TN 3 là rõ rệt (với P<0,05).
Như vậy, việc thay thế bột ngọn, lá lạc ở mức 8% đã làm giảm khối lượng trứng so với ĐC và các tỷ lệ thay thế khác.
3.3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc trong khẩu phần đến chất lượng trứng lượng trứng
Chất lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dinh dưỡng, lứa tuổi gia cầm, mùa vụ và chu kỳ đẻ trứng. Và nó là một chỉ tiêu để đánh giá sức sản xuất tuyệt đối của gia cầm.
Lòng đỏ là một tế bào trứng gia cầm, có dạng hình cầu và đường kính vào khoảng 35 - 40 mm, khối lượng lòng đỏ chiếm khoảng 32% khối lượng trứng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, cá thể, lứa tuổi, giống, loài, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, mùa vụ…
β caroten lòng đỏ là một chỉ tiêu phản ánh nên màu sắc của lòng đỏ trứng. Đối với trứng gà công nghiệp thương phẩm thì đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. β caroten lòng đỏ phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn được cung cấp hàng ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của bột ngọn, lá lạc đến chất lượng trứng
Chỉ tiêu Khối lƣợng trứng (g) Khối lƣợng vỏ (g) Tỷ lệ vỏ trứng β caroten lòng đỏ (mg/100g lòng đỏ) X Xm Cv (%) X Xm Cv (%) X Xm Cv (%) X Xm Cv (%) ĐC 55,56a0,16 1.20 6,56ab0,07 0,52 11,810,11 0,82 934,7d11.1 8,43 TN 1 56,26b0,13 0,98 6,69a0,06 0,46 11,890,09 0,69 1234,2c24,9 14,27 TN 2 55,77ac0,08 0,61 6,77a0,07 0,53 12,140,12 0,90 1605,6b23,6 10,38 TN 3 55,41ad0,12 0,91 6,48bc0,07 0,57 11,690,13 0,93 2050a38,6 13,31
* Ghi chú: Theo hàng dọc cùng chỉ tiêu, các số có số mũ khác nhau có sự sai khác khá rõ rệt (P<0,05).
Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy:
Khối lượng trứng trung bình của các lô thí nghiệm có sự sai khác nhất định nên khối lượng các thành phần của trứng cũng có sự chênh lệch ít nhiều.
Tỷ lệ vỏ trứng giữa các lô thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều, trong đó lô TN 3 có tỷ lệ vỏ thấp nhất với 11,69%; lô TN 2 có tỷ lệ cao nhất với 12,14% (hơn lô TN 3 là 0,45%).
Hàm lượng β-caroten lòng đỏ của lô ĐC là thấp nhất với 934,7mg/100g lòng đỏ, và lô TN 3 là cao nhất với 2050mg/100g lòng đỏ, cao hơn lô ĐC là 1115,3mg. Thấp hơn lô TN 3 là lô TN 2 rồi đến lô TN 1 với 1065,6mg và 1234,2mg. Lô TN 1 và 2 cao hơn lô ĐC lần lượt là 459,3mg và 670,9mg. Ta thấy rằng hàm lượng β-caroten giữa lô ĐC và các lô thí nghiệm có sự khác nhau rất rõ rệt. Có thể nói, hàm lượng β-caroten lòng đỏ tỷ lệ thuận với tỷ lệ bột ngọn, lá lạc trong khẩu phần.
Như vậy, việc thay thế 4%, 6%, 8% bột ngọn, lá lạc trong khẩu phần của gà đẻ đã ảnh hưởng tới khối lượng trứng, đặc biệt làm tăng hàm lượng β-caroten lòng đỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.6. Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so với số trứng đem ấp. Đây là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời con, tỷ lệ nở của trứng không những chứng minh có đặc tính di truyền về sinh học của giống mà còn là sự xác minh về sự liên quan đến tỷ lệ nở với cấu tạo của trứng. Những quả trứng lớn hoặc quá nhỏ đều có khả năng nở kém hơn những quả trứng có khối lượng trung bình.
Chúng tôi tiến hành theo dõi kết qủa ấp trứng trong suốt quá trình thí nghiệm và thu được kết quả ở bảng 3.20:
Bảng 3.20. Tỷ lệ ấp nở của trứng gà thí nghiệm
Chỉ tiêu ĐC TN 1 TN 2 TN 3
Số trứng ấp (quả) 3455 3422 3410 3407
Số lượng trứng có phôi (quả) 3052 3034 3048 3055
Tỷ lệ phôi (%) 88,33 88,66 89,39 89,66
Số lượng gà con nở (con) 2441 2427 2439 2455
Tỷ lệ nở (%) 79,98 80,01 80,03 80,38
Gà loại I (con) 2105 2091 2132 2147
Tỷ lệ gà loại I (%) 86,25 86,14 87,41 87,45
Gà loại II (con) 336 336 307 308
Tỷ lệ gà loại II (%) 13,75 13,86 12,59 12,55
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Tỷ lệ trứng có phôi khá cao, lô ĐC có tỷ lệ phôi thấp nhất với 88,33%, lô TN 1 có tỷ lệ cao hơn với 88,66%; lô TN 2 với 89,39% và TN 3 có tỷ lệ phôi cao nhất là 89,66% (cao hơn lô ĐC là 1,33%; hơn lô TN 1 và lô TN 2 là 1,0% và 0,27%. Qua so sánh thống kê cho thấy, thay thế BLL ở mức 4% không làm tăng số lượng trứng có phôi. Còn khẩu phần thay thế ở mức 6% và 8% so với khẩu phần cơ sở có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ trứng có phôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tỷ lệ nở/ trứng có phôi của lô TN 3 là cao nhất với 80,38%; cao hơn lô TN 2 là 0,35%; hơn lô TN 1 là 0,37%; hơn lô ĐC là 0,4%. Lô đối chứng có tỷ lệ nở thấp nhất. Ta thấy rằng thay thế mức 8% BNLL trong khẩu phần làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở.
- Tỷ lệ gà loại 1 của lô TN 3 là cao nhất với 87,45%; cao hơn lô ĐC là 1,2% hơn lô TN 1 là 1,28%; hơn lô TN 2 là 0,06%. Khi so sánh thống kê thấy, thì tỷ lệ gà con loại 1 giữa các lô không có sự sai khác rõ rệt.
- Tỷ lệ gà loại 2 của lô TN 1 là cao nhất với 13,86%; cao hơn lô ĐC là 0,11%; hơn lô TN 2 là 1,27%; hơn lô TN 3 là 1,31%. Như vậy, lô TN 3 có tỷ lệ gà con loại 2 là thấp nhất với 12,55%. Tuy nhiên, khi so sánh giữa các lô TN và lô ĐC thì không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05).