4. Những đóng góp mới của đề tài
1.1.10. caroten và xantophin trong thức ăn thực vật
Trong cơ thể thực vật nhóm sắc tố vàng gồm 2 nhóm nhỏ là caroten và xantophin. Caroten (C40H56), không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 3 loại: β, δ và α. Cắt đôi β -caroten sẽ được phân tử vitamin A, Xantophin C40H56On (n=1-6) là dẫn xuất của caroten. Có nhiều loại xantophin, ví dụ kriptoxantin (C40H56O4). Quang phổ hấp thụ 451 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
481nm. Phân ra 2 nhóm xantophin: nhóm carotenoit sơ cấp làm nhiệm vụ hoạt động quang hợp hoặc bảo vệ; nhóm carotenoit thứ cấp có trong các cơ quan như hoa, quả, các cơ quan hoá già hoặc bị bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng. Vai trò của carotenoit là lọc ánh sáng, bảo vệ clorophin. Xantophin tham gia vào quá trình phân li nước (H2O) và thải oxi (O2) thông qua sự biến đổi từ violaxantophin thành lutein. Nhóm carotenoit tham gia vào quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền năng lượng này cho clorophin và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.
Carotenoid là những sắc tố thực vật, có trong cây cối, trong tảo, trong nấm... Các chất này tạo nên màu sắc của sản phẩm như caroten dạng alpha và beta tạo màu đỏ trong cà rốt, gấc, lòng đỏ trứng gà; lycopen: sắc tố của cà chua, dưa đỏ; lutein đem lại màu vàng cho cam, đào... Tùy theo sắc màu mà có hàm lượng và thành phần carotenoid khác nhau.
Các carotenoid khi vào cơ thể người và vật nuôi mới chuyển thành vitamin A nên được coi là tiền sinh tố A, nó có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học tương tự vitamin A nhưng ở người và vật nuôi nó được dự trữ ở khắp các mô còn vitamin A được dự trữ ở gan. So với vitamin A thì carotenoid ít độc hại hơn, vì nó được chuyển dạng theo nhu cầu của cơ thể và ít bị phá hủy hơn. Một số nhà khoa học đã khuyến cáo nên dùng caroten hơn là vitamin A.
Tiền sinh tố A còn gọi là β - caroten, chủ yếu có trong thức ăn nguồn gốc thực vật, có ít trong thức ăn nguồn gốc động vật, được hấp thụ vào cơ thể nhờ các chất dầu mỡ, khi vào cơ thể được tồn trữ ở gan. Khi cơ thể thiếu sinh tố A, men carotenase ở gan và ruột sẽ chuyển β - caroten ra sinh tố A đủ nhu cầu cần thiết. Vì vậy nếu ăn vào một lượng lớn β - caroten, cơ thể không bị ngộ độc như lượng lớn sinh tố A. Sinh tố A và β - caroten là chất tan trong dầu mỡ, không tan trong nước. Vì vậy, trong khẩu phần ăn phải có đủ lượng dầu mỡ để hoà tan, nếu không sẽ bị thải ra ngoài theo phân. Do sinh tố A được dự trữ ở gan để sử dụng khi cần, do vậy, nếu đưa vào lượng lớn, quá sức dự trữ của gan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
sẽ sinh ngộ độc. Lượng tiền sinh tố A có trong 100g một số loại rau, củ tươi như rau lang 6.500 UI; rau muống 3.540 UI; gấc 8.330 UI; bí đỏ (quả già) 1.712 UI. Lượng sinh tố A có trong 100g thực phẩm động vật như: gan bò 45.000 UI, gan gà 32.000 UI, gan lợn 8.700 UI đến 15.000 UI, trứng gà (vịt) 616 UI. Màu của lòng đỏ trứng gà phụ thuộc vào sắc tố trong máu, từ thức ăn mang lại. Khi gà ăn nhiều, thức ăn chứa carotenoit thì lòng đỏ màu đậm. Như vậy, tuỳ theo màu của lòng đỏ có thể xác định hàm lượng vitamin của trứng. Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào tiền sinh tố A (caroten), hay nói cách khác phụ thuộc vào các loại thức ăn của gà.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Bogdan A. V (1977) [36], các nước ôn đới đã sử dụng nguồn bột cỏ chế biến từ cỏ Alfalfa (Medicago sativa). Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea), có hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàm lượng protein thô 17 - 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng, vitamin. Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá xanh khác như bột lá Bình Linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis).
Cỏ Alfalfa: Cỏ Alfalfa hay Cỏ Linh Lăng còn có tên là Mục Túc Braxin (tên khoa học là Lucern) là cây bộ đậu thân thảo, có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản,...được thế giới rất quan tâm, hiện nay, có trên 50 nước nghiên cứu [3].
Với hàm lượng β-caroten cao, nên cỏ Alfalfa chỉ cần tham gia từ 10-20% trong khẩu phần ăn thì gà mẹ, chim cảnh rất mắn đẻ, trứng có lòng đỏ to, màu lòng đỏ đậm, tỷ lệ nở con cao hơn hẳn. Nhờ các chất Ancaloid -Enzim dồi dào trong cỏ Alfalfa, nên bò sữa được ăn loại cỏ này sẽ tiết lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt hơn. Người ta dùng nó làm thức ăn cao cấp dành cho các vật nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
quan trọng như: bò đực sản xuất tinh, bò sữa, gia cầm bố mẹ, gà con, chim cảnh...Do những tác dụng lớn lao đó, các chuyên gia chăn nuôi trên thế giới đã suy tôn cỏ Alfalfa là "nữ hoàng" trong thức ăn chăn nuôi [3].
Cây Trichanthera gigantea: Cây Trichanthera có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90 - 95%. Cây phát triển vào mùa mưa, không kén đất, có kháng thể cao, chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật nuôi [3].
Ở Cu Ba, Fraga và Cs (1992) [40] đã thay thế 5% khẩu phần cơ sở dựa trên ngô và khô dầu đỗ tương bằng bột lá keo giậu phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để nuôi 540 gà thịt Cornish x Plymouth trong thời gian từ 0-4 tuần tuổi. Kết quả cho thấy: nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa bột lá keo giậu có mức tăng khối lượng lúc 6 tuần tuổi và hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở không có bột lá keo giậu
Hanif và Cs (1985) [42] đã sử dụng 5% bột lá keo giậu Ipil-ipil để thay thế một phần bột cá trong khẩu phần ăn của gà thịt giống Rhod (Ai-Len), từ sau 3 tuần tuổi. Các khẩu phần nuôi dưỡng đảm bảo đồng đều về protein và năng lượng trao đổi. Kết quả cho thấy, khẩu phần chứa 5% bột lá Ipil-ipil đã không ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, tiêu thụ thức ăn và tuổi thành thục về tính của gà so với khẩu phần đối chứng [5].
Chen và Lai (1981) [37] sử dụng bột lá keo giậu trên gà thịt và cho biết, hiệu suất sử dụng thức ăn và tăng khối lượng của gà thịt giảm dần với mức tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần và tỷ lệ tối đa thích hợp của bột lá keo giậu là ở mức 3% khối lượng khô của khẩu phần.
D'Mello và Cs (1987) [38] đã nhận thấy, bột lá keo giậu đã có tác dụng cải thiện màu sắc thân thịt của gà và sử dụng 5% bột lá keo giậu thay thế một phần khẩu phần ăn cơ sở đã không gây ra ảnh hưởng xấu nào về sinh trưởng của gà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002) [19], cho biết: Sử dụng bột cỏ khô hỗn hợp trong thức ăn cho gia cầm, lợn, trâu, bò rất tốt, vừa phòng trừ giun sán lại vừa đỡ công chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và Cs (2007) [29]: Bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của trâu tơ 13-18 tháng tuổi đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Bột lá sắn có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho trâu tơ để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các thí nghiệm trên gia cầm cho thấy, sử dụng lá cây Trichathera ở dạng bột lá hoặc tươi trong khẩu phần ăn sẽ tạo nguồn cung cấp protein và caroten hiệu quả. 150 gà đẻ thương phẩm, 800 chim cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có bổ sung 2-4% bột lá Trichathera và 0,2-0,3% carophyll trong khẩu phần. Kết quả trung bình về năng suất và chất lượng của trứng gà và chim cút giữa thí nghiệm và đối chứng tương đối giống nhau. Nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấp hơn. Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30-90 ngày tuổi có dùng lá Trichathera trong khẩu phần, kết quả cho thấy, dùng lá Trichathera làm da vịt có màu vàng tốt hơn so với vịt ở nghiệm thức đối chứng.
Tạ An Bình (1973) đã sử dụng bột lá keo giậu nuôi gà con và cho biết, ở tỷ lệ 4% trong khẩu phần, keo giậu đã có tác dụng tốt tới sinh trưởng của gà. Dương Thanh Liêm và Bộ môn Thức ăn và dinh dưỡng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm nuôi gà Broiler với các khẩu phần chứa tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau, kết quả cho thấy, khẩu phần chứa 4% bột lá keo giậu có tác dụng tốt tới sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà. Khi tỷ lệ bột lá keo giậu nâng lên tới mức 6% khẩu phần, tăng khối lượng của gà bắt đầu có xu hướng giảm. Ở tỷ lệ 10% bột lá keo giậu trong khẩu phần, nuôi gà đến 9 tuần tuổi bắt đầu có hiện tượng rụng lông và sưng tuyến giáp trạng, nhưng nếu thêm 0,5 ppm muối KI hay casein vào khẩu phần ăn, sẽ hạn chế hiện tượng rụng lông và sưng tuyến giáp của gà, do hạn chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
độc tính của mimosine có trong keo giậu (Trích theo Từ Quang Hiển và Cs, 2008) [9].
Theo Từ Quang Hiển và Cs (2008) [9] nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu để nuôi gà broiler dòng HV35 cho biết: Sử dụng bột lá keo giậu thay thế 3-5% khẩu phần cơ sở tương ứng với 2 giai đoạn nuôi (0 - 28 và 29 - 56 ngày tuổi) đối với gà broiler HV35 đã có tác dụng cải thiện sinh trưởng của gà thêm 8,72%, giảm tiêu tốn thức ăn cho sinh trưởng là 5,86%) và giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng đến 7,10%.
Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu ở các tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần ăn của gà broiler dòng Ross 208, cho thấy, tiêu thụ thức ăn của gà có xu hướng giảm liên tục, với sự tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần. Khi bột lá keo giậu trong khẩu phần tăng từ 0 - 12%, tiêu thụ thức ăn của gà đã giảm từ 4010 g/con xuống còn 3453 g/con. Tuy nhiên, nhóm gà được nuôi với khẩu phần 3% bột lá keo giậu không giảm tiêu thụ thức ăn so với nhóm đối chứng (P>0.05), nhưng các nhóm gà được nuôi với khẩu phần chứa từ 6% bột lá keo giậu trở lên đã làm giảm khá rõ rệt so với đối chứng (P<0.01). Hiệu suất sử dụng thức ăn cho sinh trưởng của gà cũng giảm liên tục với sự tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần [9].
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia), đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá Rô Phi dòng Gift, cho biết: Dùng bột lá sắn phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng. Sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá Rô Phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76-90%. Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần ăn cho cá Rô Phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm [48].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Ngọn, lá cây lạc được trồng tại huyện Phổ Yên, Thái Nguyên gồm 3 giống là: MD7, Sen lai Nghệ An và L14.
- 352 gà bố mẹ Lương Phượng - 800 gà thương phẩm Ross 308 - Trứng gà
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ 03/2010 – 9/2011 - Địa điểm nghiên cứu:
+ Phân tích thành phần hoá học tại Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm.
+ Tiến hành thí nghiệm tại Trại gà thương phẩm gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh (xóm Bá Sơn, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) và Trại gà giống gia đình ông Nguyễn Thế Hiệp, (xóm Ngò, xã Tân Hoà, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định năng suất, sản lượng ngọn, lá lạc sau khi thu hoạch củ ở Thái Nguyên và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
- Nghiên cứu chế biến bột ngọn, lá lạc bằng các phương pháp khác nhau. - Phân tích thành phần hoá học của ngọn, lá một số giống lạc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất thịt, tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và chất lượng con giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Xác định năng suất, sản lượng ngọn, lá lạc; thành phần hoá học, vitamin và giá trị dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc sau khi chế biến bằng các phương pháp phơi, sấy khác nhau.
- Mục tiêu: Xác định được năng suất, sản lượng, thành phần hóa học, vitamin, giá trị dinh dưỡng và phương pháp chế biến tốt nhất, ít hao hụt dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc.
- Các chỉ tiêu:
+ Năng suất (tạ/ha) + Sản lượng (tấn) + Vật chất khô (%) + Protein thô (%) + Lipit (%) + Xơ (%) + Khoáng tổng số (%)
+ Vitamin: Caroten, Vitamin C, B1.
- Phương pháp chế biến bột ngọn, lá lạc:
Ngọn, lá lạc sau khi thu cắt được chế biến theo các phương pháp sau: + Phơi nắng trực tiếp trên nền gạch, xi măng : 100kg phơi trên diện tích 40m2, hai ngày đầu dàn mỏng, từ ngày thứ ba vun thành những đống nhỏ để ngọn, lá lạc khô dần.
+ Phơi dưới mái che bằng tôn, fibro xi măng với mật độ tương tự như phơi nắng trực tiếp.
+ Sấy thủ công bằng lò quay với khối lượng 10kg/mẻ.
+ Sấy bằng lò bán tự động: Mỗi mẻ sấy được 3 tấn ngọn, lá tươi.
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: * Năng suất:
Năng suất chất xanh (kg/m2
hoặc tấn/ha): là khối lượng chất xanh thu được trên một đơn vị diện tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
KLCX thu được NSCX (kg/m2 hoặc tấn/ha) =
Diện tích một ô thí nghiệm (m2) Năng suất VCK (kg/m2
hoặc tấn/ha): Là khối lượng vật chất khô thu được trên một đơn vị diện tích.
Năng suất VCK (tấn/ha) = Năng suất chất xanh x tỷ lệ VCK * Sản lượng:
Sản lượng chất xanh của ngọn, lá lạc: Là tổng khối lượng chất xanh thu cắt được trong 1 năm (tấn).
Sản lượng VCK (tấn/ha/năm): = Sản lượng chất xanh x tỷ lệ VCK%
- Phương pháp phân tích thành phần hóa học:
+ Hàm lượng nước: Sấy mẫu ở nhiệt độ 100 – 1050C, thời gian sấy dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích. Sấy cho đến khi cân lần thứ ba vẫn không thay đổi khối lượng. Hàm lượng nước là tỷ lệ % giữa khối lượng nước mất đi và khối lượng mẫu đem phân tích (TCVN – 4326 – 86) [23]
+ Protein thô: Xác định hàm lương Nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN – 4328 – 2001. Sau đó tính hàm lương protein thô bằng cách nhân Nitơ tổng số với hệ số 5,83 [24]
+ Lipid thô: Xác định bằng phương pháp chiết rút chất béo qua dung môi Ete bằng hệ thống Soxhlet theo tiêu chuẩn TCVN – 4331 – 86 [25]