Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên (Trang 38 - 81)

4. Những đóng góp mới của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định năng suất, sản lượng ngọn, lá lạc sau khi thu hoạch củ ở Thái Nguyên và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

- Nghiên cứu chế biến bột ngọn, lá lạc bằng các phương pháp khác nhau. - Phân tích thành phần hoá học của ngọn, lá một số giống lạc.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất thịt, tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và chất lượng con giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Xác định năng suất, sản lượng ngọn, lá lạc; thành phần hoá học, vitamin và giá trị dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc sau khi chế biến bằng các phương pháp phơi, sấy khác nhau.

- Mục tiêu: Xác định được năng suất, sản lượng, thành phần hóa học, vitamin, giá trị dinh dưỡng và phương pháp chế biến tốt nhất, ít hao hụt dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc.

- Các chỉ tiêu:

+ Năng suất (tạ/ha) + Sản lượng (tấn) + Vật chất khô (%) + Protein thô (%) + Lipit (%) + Xơ (%) + Khoáng tổng số (%)

+ Vitamin: Caroten, Vitamin C, B1.

- Phương pháp chế biến bột ngọn, lá lạc:

Ngọn, lá lạc sau khi thu cắt được chế biến theo các phương pháp sau: + Phơi nắng trực tiếp trên nền gạch, xi măng : 100kg phơi trên diện tích 40m2, hai ngày đầu dàn mỏng, từ ngày thứ ba vun thành những đống nhỏ để ngọn, lá lạc khô dần.

+ Phơi dưới mái che bằng tôn, fibro xi măng với mật độ tương tự như phơi nắng trực tiếp.

+ Sấy thủ công bằng lò quay với khối lượng 10kg/mẻ.

+ Sấy bằng lò bán tự động: Mỗi mẻ sấy được 3 tấn ngọn, lá tươi.

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: * Năng suất:

Năng suất chất xanh (kg/m2

hoặc tấn/ha): là khối lượng chất xanh thu được trên một đơn vị diện tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

KLCX thu được NSCX (kg/m2 hoặc tấn/ha) =

Diện tích một ô thí nghiệm (m2) Năng suất VCK (kg/m2

hoặc tấn/ha): Là khối lượng vật chất khô thu được trên một đơn vị diện tích.

Năng suất VCK (tấn/ha) = Năng suất chất xanh x tỷ lệ VCK * Sản lượng:

Sản lượng chất xanh của ngọn, lá lạc: Là tổng khối lượng chất xanh thu cắt được trong 1 năm (tấn).

Sản lượng VCK (tấn/ha/năm): = Sản lượng chất xanh x tỷ lệ VCK%

- Phương pháp phân tích thành phần hóa học:

+ Hàm lượng nước: Sấy mẫu ở nhiệt độ 100 – 1050C, thời gian sấy dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích. Sấy cho đến khi cân lần thứ ba vẫn không thay đổi khối lượng. Hàm lượng nước là tỷ lệ % giữa khối lượng nước mất đi và khối lượng mẫu đem phân tích (TCVN – 4326 – 86) [23]

+ Protein thô: Xác định hàm lương Nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN – 4328 – 2001. Sau đó tính hàm lương protein thô bằng cách nhân Nitơ tổng số với hệ số 5,83 [24]

+ Lipid thô: Xác định bằng phương pháp chiết rút chất béo qua dung môi Ete bằng hệ thống Soxhlet theo tiêu chuẩn TCVN – 4331 – 86 [25]

+ Xơ thô: Xác định theo phương pháp Weende (TCVN – 4329 – 86) bằng cách thủy phân mẫu trong dung dịch axit và kiềm loãng [27]

+ Khoáng tổng số (tro thô): Xác định bằng phương pháp xử lý nhiệt ở nhiệt độ 550 – 6000C trong lò nung từ 3 – 6 giờ theo TCVN – 4327– 86 [26]

+ Dẫn xuất không đạm được xác định: DXKĐ (%) = VCK (%) – Protein thô (%) – Xơ thô (%) – Lipid thô (%) – Khoáng tổng số (%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp phối trộn thức ăn cho gà:

Trên cơ sở các thành phần của thức ăn hỗn hợp, trộn đều 4, 6, 8% bột ngọn, lá lạc, sau đó ép thành viên có kích thước phù hợp.

- Phương pháp nuôi dưỡng gà:

Trước khi nhập gà tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Chuẩn bị chất độn chuồng, quây úm, đèn sưởi,…

Khi nhập gà về, chia thành 4 lô, thời gian đầu nuôi úm (khoảng 15 ngày): đảm bảo thức ăn khô ráo, sạch sẽ; có đủ nước uống vệ sinh, nhiệt độ phù hợp (ngày đầu 35 – 370C, sau đó giảm dần ở các ngày tiếp theo sao cho gà tản đều trong quây), điều chỉnh chiều cao của máng ăn và máng uống.

Đối với gà thịt: 6 ngày đầu cả 4 lô đều cho ăn khẩu phần cơ sở, từ ngày thứ 7 bổ sung thêm yếu tố thí nghiệm; không khống chế lượng thức ăn cho gà. Đối với gà đẻ: 19 tuần đầu cho ăn khẩu phần cơ sở, từ tuần 20 bổ sung thêm yếu tố thí nghiệm. Mức tiêu thụ thức ăn của gà các lô ở mỗi tuần là như nhau, gà đẻ có khẩu phần ăn hạn chế nên không dư thừa thức ăn.

+ Từ tuần 20 đến 23 cho gà ăn 0,81 kg/con/tuần. + Từ tuần 24 đến 28 cho gà ăn 0,84 kg/con/tuần.

+ Các tuần còn lại cho ăn tăng lên với 0,88 kg/con/tuần.

2.4.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng và cho thịt của gà thương phẩm Ross 308

- Mục tiêu: Xác định được tỷ lệ bột ngọn, lá lạc thích hợp trong khẩu phần cho gà thịt nuôi nhốt hoàn toàn

- Bố trí thí nghiệm:

400 gà thịt thương phẩm giống Ross 308 từ 7 đến 49 ngày tuổi, chia làm 4 lô, mỗi lô 100 con, đảm bảo đồng đều về khối lượng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Cân gà mỗi tuần 1 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức ăn hàng ngày (trong 7 tuần thí nghiệm). Thí nghiệm được lặp lại 2 lần và bố trí theo sơ đồ sau.

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 (cho 1 lần thí nghiệm)

TT Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3

1 Số lượng gà (con) 100 100 100 100

2 Giống gà Ross 308 Ross 308 Ross 308 Ross 308 3 Thời gian thí

nghiệm (ngày tuổi) 7 - 49 7 - 49 7 - 49 7 - 49 4 Yếu tố thí nghiệm 100% KPCS 96%KPCS + 4% BNLL 94%KPCS + 6% BNLL 92%KPCS + 8% BNLL

Ghi chú: KPCS là thức ăn chăn nuôi Nam Việt, thương hiệu GR4200A (cho gà 1-20 ngày tuổi) và GR4200B (cho gà 21- 49 ngày tuổi)

Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn của gà thí nghiệm 1

Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3 G.đoạn (ngày) 1-21 22-49 1-21 22-49 1-21 22-49 1-21 22-49 VCK (%) 87,0 87 86,5 86,5 86,5 86,5 86,5 86,5 ME (Kcal/kg) 3100 3000 3028,3 2928,3 2992,5 2892,5 2956,6 2856,6 CP (%) 20,5 19,0 20,23 18,80 20,1 18,70 19,97 18,6 CF (%) 4,0 4,0 4,44 4,44 4,65 4,65 4,87 4,87 Lysine (%) 1,50 1,50 1,44 1,44 1,41 1,41 1,38 1,38 Met+Cys (%) 0,60 0,60 0,58 0,58 0,56 0,56 0,55 0,55 Ca (%) 0,70 0,70 0,67 0,67 0,66 0,66 0,64 0,64 P (%) 0,40 0,40 0,38 0,38 0,38 0,37 0,37 0,37 NaCl (%) 0,35 0,35 0,34 0,34 0,34 0,34 0,32 0,32 Caroten (mg/kg) - - 2,18 2,18 3,28 3,28 4,37 4,37 - Các chỉ tiêu: + Tỉ lệ nuôi sống (%) + Sinh trưởng tích luỹ

+ Sinh tuyệt đối và tương đối + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khảo sát năng suất thịt lúc kết thúc thí nghiệm + Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

Số gà cuối kỳ (con)

+ Tỉ lệ nuôi sống (%) = --- x 100 Số gà đầu kỳ (con)

+ Sinh trưởng tích luỹ (g/con) = P cuối kỳ (g/con) – P đầu kỳ (g/con) P2 – P1

+ Sinh trưởng tuyệt đối A(g/con/ngày) = --- t2 – t1

P2 – P1

+ Sinh trưởng tương đối R(%) = --- x 100 (P2 + P1)/2

KL thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL (kg) = --- KL gà tăng trong kỳ (kg) + Khả năng cho thịt:

Sau khi kết thúc thí nghiệm, chọn 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô, có khối lượng bằng hoặc tương đương với khối lượng trung bình của lô, để tiến hành mổ khảo sát, theo phương pháp mổ khảo sát của Bùi Quang Tiến, 1993 [22] với các chỉ tiêu như sau:

KL thân thịt (g) Tỉ lệ thân thịt (%) = x 100 KL sống (g)

Trong đó: Khối lượng thân thịt là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các phần phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh

dục..., giữ lại gan, tim, dạ dày cơ đã bỏ chất chứa và lớp sừng. KL thịt ngực trái (g) x 2

Tỉ lệ thịt ngực (%) = x 100 KL thân thịt (g)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn KL thịt đùi trái (g) x 2 Tỉ lệ thịt đùi (%) = x 100 KL thân thịt (g) KL mỡ bụng Tỉ lệ mỡ bụng (%) = x 100 KL thân thịt (g)

+ Chất lượng thịt: Lấy mẫu thịt đùi và thịt ngực của gà ở các lô để phân tích thành phần hóa học của thịt với các chỉ tiêu: Tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit, khoáng tổng số, caroten theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

2.4.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu phần đến tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng của gà sinh sản.

- Mục tiêu: Xác định được tỷ lệ bột ngọn, lá lạc thích hợp trong khẩu phần cho gà sinh sản nuôi nhốt hoàn toàn.

- Bố trí thí nghiệm :

352 gà bố mẹ giống Lương Phượng từ 20 tuần tuổi, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tỷ lệ trống mái, chế độ chăm sóc, quản lý được chia thành 4 lô (tương ứng với 4 công thức thức ăn, mỗi lô gồm 80 gà mái và 8 gà trống. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với thời gian theo dõi là 12 tuần đẻ (từ tuần 23 đến tuần 34).

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 TT Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3 1 Số lượng gà (con) 80 ♀ + 8 ♂ 80 ♀ + 8♂ 80 ♀ + 8♂ 80 ♀ + 8♂ 2 Giống gà Lương Phượng Lương Phượng Lương Phượng Lương Phượng

3 Tuần tuổi thí nghiệm 23-34 23-34 23-34 23-34

4 Phương thức nuôi Nhốt Nhốt Nhốt Nhốt 5 Yếu tố thí nghiệm 100% KPCS 96%KPCS + 4% BNLL 94%KPCS + 6% BNLL 92%KPCS + 8% BNLL

Ghi chú: KPCS là thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ của Công ty Nam Việt, thương hiệu New Boss 8516

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn của gà thí nghiệm 2

Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3 ME(kcal/kg) 2600 2548,3 2522,5 2496,4 CP (%) 16,50 16,39 16,34 16,29 Lysine (%) 0,80 0,77 0,75 0,74 Met+Cys (%) 0,75 0,72 0,71 0,69 Ca (%) 3 – 4 2,88-3,84 2,82-3,76 2,76-3,68 P (%) 0,65 0,62 0,61 0,60 Caroten(mg/kg) - 2,18 3,28 4,37

- Giá 1 kg thức ăn hỗn cho gà đẻ trứng tại thời điểm thí nghiệm là 9.600 đ, giá thành sản xuất 1 kg bột lá lạc sấy là 2450đ, trên cơ sở đó giá 1 kg thức ăn cho lô TN1 là 9314 đ, lô TN2 là 9171 đ, lô TN3 là 9028 đ.

- Các chỉ tiêu:

+ Khối lượng gà trước và kết thúc đẻ (kg) + Năng suất trứng (quả), Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ đẻ trứng (%); Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%) + β caroten lòng đỏ (mg/100g lòng đỏ)

+ Tỷ lệ trứng giống (%), Tỷ lệ trứng có phôi (%) + Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%); Tỷ lệ gà loại 1

+ Tiêu tốn TA/10 trứng (Kg), Chi phí TA/10 trứng

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

+ Khối lượng gà trước và kết thúc đẻ (g): Cân gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,1g (cân Nhơn Hòa). Trên cơ sở đó xác định được sự tăng, giảm khối lượng sống của gà (khối lượng sống lúc kết thúc đẻ trừ đi khối lượng sống trước khi tiến hành thí nghiệm)

+ Năng suất trứng (quả): Thu nhặt trứng, số trứng nhặt để riêng từng lô,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số trứng thu trong kỳ (quả)

+ Tỷ lệ đẻ trứng (%) = x 100 Số mái x số ngày đẻ

Số trứng đủ tiêu chuẩn làm giống (quả)

+ Tỷ lệ trứng giống (%) = x 100 Số trứng đẻ ra

+ Tỷ lệ trứng có phôi: Đưa trứng đủ tiêu chuẩn vào ấp, sau 6 ngày kiểm tra sự phát triển của phôi bằng đèn chiếu.

Số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x 100 Số trứng ấp (quả) Số gà con nở ra (quả) + Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số trứng có phôi (quả) Tổng số gà loại 1 + Tỷ lệ gà loại 1 (%) = x 100 Tổng số gà được nở ra

+ Khối lượng trứng (g): Cân ngẫu nhiên 5% số trứng thu được trong ngày bằng cân có độ chính xác tới 0,01g.

+ Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%): Xác định mỗi tuần một lần bằng cách lấy trứng có khối lượng trung bình của lô, cân khối lượng trứng trước khi tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng và vỏ trứng, sau đó cân khối lượng lòng đỏ bằng cân điện tử có độ chính xác tới 0,01g. Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng được tính theo công thức:

Khối lượng lòng đỏ (g)

Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%) = x 100 Khối lượng lòng trắng (g)

+ β caroten của lòng đỏ (mg/100g lòng đỏ): Tách lòng đỏ, đánh tan lòng đỏ trứng bằng máy “sinh tố” sau đó lấy mẫu phân tích trên máy Erma với bước sóng λ = 420 nm (TCVN -86)

TTTĂ trong kỳ (kg)

+ Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = x 10 Số trứng thu trong kỳ (quả)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

TTTĂ (kg)

+ Chi phí TĂ/10 trứng (đ) = x giá 1 kg TĂ (đồng) 10 trứng (quả)

TTTĂ (kg)

+ Chi phí TĂ/10 trứng giống (đ) = x giá 1 kg TĂ (đ) 10 trứng giống (quả)

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2001) [20], trên phần mềm thống kê Excel, và xử lý thống kê bằng phân tích phương sai ANOVA trên phần mềm Minitab 14.0 theo mô hình thống kê sau:

ij i

ijk M e

X   

Trong đó: M: giá trị trung bình

i: Ảnh hưởng của các yếu tố i (tỷ lệ bột cỏ) eij: sai số ngẫu nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định năng suất, sản lƣợng ngọn, lá lạc; thành phần hoá học, vitamin và giá trị dinh dƣỡng của bột ngọn, lá lạc bằng các phƣơng pháp phơi, sấy khác nhau

3.1.1. Xác định năng suất và sản lượng ngọn, lá lạc khi thu hoạch củ

Để xác định được năng suất và sản lượng ngọn, lá lạc có thể tận dụng cho chăn nuôi sau khi thu hoạch củ, chúng tôi chọn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có diện tích trồng lạc tập trung để tiến hành điều tra.

Với năng suất chất xanh trung bình của 2 giống lạc MD7 và Sen lai Nghệ An là 138,0 tạ/ha trong vụ Xuân Hè và 117,0 tạ/ha trong vụ Thu Đông, năng suất trung bình là 127 tạ/ha. Năng suất chất khô trung bình là 27% năng suất chất xanh. Chúng tôi ước tính tổng sản lượng chất xanh và chất khô của ngọn, lá lạc thu cắt được trong năm của một số tỉnh miền Bắc, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ước tính sản lượng ngọn, lá lạc ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2009

Địa phƣơng Diện tích* (Nghìn ha) Sản lƣợng chất xanh (Nghìn tấn) Sản lƣợng vật chất khô (Nghìn tấn) Thái Nguyên 4,5 57,15 15,43 Bắc Giang 11,2 142,2 38,39 Đồng bằng Sông Hồng 31,3 397,5 107,33

Trung du & miền

núi phía Bắc 50,4 640,08 172,82

Cả nƣớc 249,2 3164,8 854,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với sản lượng chất xanh ngọn, lá lạc thu cắt được trước khi lấy củ ở Thái Nguyên là 57.150 tấn/năm, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 640.080 tấn. Trong đó, Bắc Giang là tỉnh trồng nhiều lạc nhất ở vùng Trung du và miền núi, sản lượng chất xanh đạt 142.200 tấn/năm. Vùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên (Trang 38 - 81)