Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 93)

Trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, có thể rút ra những nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện còn mắc phải những tồn tại, yếu kém nêu trên là:

Chưa có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng đô thị

Theo quy định chung của Luật Đất đai năm 2003, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị, căn cứ vào quy hoạch ngành và địa phương,…Vấn đề gắn kết quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị của huyện là rất quan trọng. Quy hoạch sử dụng đất xác định tổng nhu cầu đất cho mục đích phi nông nghiệp, bao gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất

chuyên dùng nhưng chưa xác định được cụ thể cơ cấu sử dụng đất của hệ thống đô thị theo định hướng phát triển đô thị, trong khi quy hoạch xây dựng đô thị quy định rõ chức năng của từng khu vực, tạo lập cơ sở không gian về kiến trúc, cảnh quan,…

Chất lượng lập quy hoạch sử dụng đất chưa cao

Khi nghiên cứu bản quy hoạch của huyện ta thấy, chất lượng lập quy hoạch của huyện còn có nhiều vấn đề:

+ Quy hoạch còn thiếu cơ sở khoa học: Điều này thể hiện ngay trong phương án quy hoạch sử dụng đất, luận cứ để quyết định phương án bố trí quỹ đất thế nào nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường vẫn chưa được luận giải một cách thuyết phục bằng những phân tích định tính và định lượng. Trong bản quy hoạch được lập năm 2005, chỉ duy nhất có một phương án, không có phương án so sánh. Một phương pháp giản dị mà các nhà kinh tế hay dùng là phân tích lợi ích - chi phí (lấy giá trị của lợi ích trừ

chi phí mà dương thì nên làm, dương càng lớn thì càng nên làm) vẫn chưa

được áp dụng vào phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong bản quy hoạch của huyện nên sức thuyết phục không cao;

+ Tính toán nhu cầu sử dụng đất khi lập quy hoạch còn phiến diện, chưa đủ căn cứ, cơ sở khoa học và chưa sát với thực tế: Khi lập quy hoạch, mặc dù các nhà quy hoạch có điều tra, thu thập nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các xã, phường nhưng thường nhiều ngành chưa xây dựng được định hướng chiến lược phát triển dài hạn mà chỉ có kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) theo kế hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch phân bổ ngân sách của huyện, nên rất khó xác định nhu cầu sử dụng đất về quy mô diện tích lẫn vị trí của từng công trình, dự án cho cả thời kỳ. Trong khi công tác dự báo lại chưa đánh giá hết được những tác động do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vì vậy chưa lường hết được những khả năng có thể xảy ra trong tương lai nên ảnh hưởng

không nhỏ đến chất lượng và nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm xác lập quy hoạch cũng như khi vào thực tiễn;

+ Tính logic trong quy hoạch còn thấp, chưa thể hiện được tầm nhìn: Số liệu đưa ra trong bản quy hoạch khá nhiều thậm chí còn rất chi li nhưng lại chưa ăn nhập với bản đồ - phần quan trọng bậc nhất trong đồ án quy hoạch. Trong bản quy hoạch, đưa ra khá nhiều danh mục các công trình nhưng hầu như không thể xác định được vị trí cụ thể trên bản đồ ngoại trừ một số điểm dân cư bám ven trục đường và những khu vực chuyển đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, phương án quy hoạch còn nặng về phân bổ đất cho những công trình nhỏ lẻ, nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài, chưa thể hiện được vai trò điều tiết vĩ mô của quy hoạch trong trường hợp kinh tế - xã hội có sự biến động nên còn lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, bị động khi quy hoạch xây dựng, quy hoạch kinh tế - xã hội có sự điều chỉnh;

+ Các giải pháp trong phương án quy hoạch đề cập còn sơ sài, chung chung, thiếu những giải pháp cụ thể, có tính đặc thù. Ví dụ như khi quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,…thì phải có giải pháp về đầu tư hạ tầng như thế nào, đầu tư ở đâu, ai là người đầu tư, giải pháp về thị trường, giải pháp về tổ chức sản xuất,…; hay để kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp thì họ được hưởng những ưu đãi cụ thể gì, được miễn trừ những khoản gì, hỗ trợ gì?...

Còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư

Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào những vị trí đã quy hoạch mà muốn chuyển địa điểm khác. Để tranh thủ nguồn vốn và khuyến khích đầu tư nên nhiều trường hợp đã được chấp thuận. Điều này đã gây không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh nhiều công trình nằm ngoài quy hoạch được duyệt.

Tuy quy hoạch đã dành một số quỹ đất đáp ứng nhu cầu cho mọi ngành, lĩnh vực, nhưng do thiếu vốn nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế,…đã không thực hiện hoặc thực hiện với tiến độ chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

Hạn chế về tuyên truyền, phổ biến và công khai quy hoạch sử dụng đất

Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai quy hoạch sửu dụng đất còn mang nặng tính hình thức, chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt.

Thiếu sự tham vấn cộng đồng

Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chưa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến người dân và các nhà khoa học đóng góp cho phương án quy hoạch.

Hạn chế của các nhà quy hoạch, quản lý quy hoạch

Trình độ, năng lực của các nhà quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại.

Buông lỏng trong khâu kiểm tra, giám sát

Việc kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, chưa được quan tâm; tư tưởng xem nhẹ của không ít cán bộ lãnh đạo, đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác quy hoạch sử dụng đất đã buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chính quyền ở cơ sở cũng như các cơ quan quản lý chưa thường xuyên rà soát, xử lý những bất cập trong quá trình thực hiện và chưa kịp thời kiến nghị cơ chế, chính sách, chế tài thực hiện.

3.8. Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời gian qua, để quy hoạch sử dụng đất đạt kết quả cao hơn, khắc phục được những tồn tại, yếu kém như đã nêu, huyện cần thực hiện một số giải pháp cơ bản:

3.8.1. Giải pháp trước mắt

- Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch công nghiệp. Nếu phát hiện thấy sự chồng chéo, bất hợp lý cần chú ý để khắc phục trong kỳ quy hoạch tới.

- Cần xử lý các quy hoạch bị coi là “treo’’ theo hướng: Những quy hoạch có thể thực hiện ngay thì tập trung nguồn lực để giải quyết ngay; những quy hoạch xét cần nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện, những quy hoạch không hợp lý về mặt quy mô diện tích thì phải điều chỉnh quy mô trong kỳ quy hoạch tới; những quy hoạch bất hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc hủy bỏ quy hoạch.

- Tiếp thu ý kiến của người bị thu hồi đất đóng góp cho phương án, kể cả việc thẩm định giá đất và cưỡng chế khi người dân có ý kiến ngược lại với quyết định thu hồi đất để khắc phục những thiếu sót trong kỳ quy hoạch sau.

- Xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo đúng quy hoạch được duyệt; kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai với việc thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng không đúng thẩm quyền và không theo quy hoạch.

- Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, của các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là sự giám sát của người dân.

3.8.2. Các giải pháp lâu dài

- Khi lập quy hoạch cần giải quyết hài hòa và thích hợp được tất cả lợi ích của các chủ thể: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư; cần tranh thủ tham vấn ý kiến rộng rãi của cộng đồng, đặc biệt là của người dân sở tại và các nhà khoa học trước khi xét duyệt phương án quy hoạch.

- Cần làm rõ về mặt pháp lý đối với mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng để khỏi chồng chéo, đỡ tốn kém và nâng cao hiệu quả. Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch đó trên cơ sở quy hoạch tổng thể đô thị theo định hướng phát triển của huyện.UBND huyện và các xã, thị trấn cần ý thức được rằng quy hoạch sử dụng đất là một công cụ để quản lý đất đai, không có hoặc vi phạm đều là vi phạm pháp luật.

- Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất, cần xác định rõ đặc thù của quy hoạch sử dụng đất đô thị, xây dựng phương pháp và nội dung riêng cho quy hoạch sử dụng đất đô thị.

- Trước hết, quy hoạch sử dụng đất của huyện phải thể hiện được tầm nhìn không chỉ trong vòng 5 năm hay 10 năm mà có thể phải là 20 năm hoặc xa hơn.

- Trong dự báo cần đưa ra nhiều kịch bản phát triển cho tương lai với các yếu tố tham chiếu như: dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và xu thế thời đại v.v. Với mỗi một yếu tố biến đổi sẽ kèm theo những phương án được xây dựng (phương án thấp, phương án trung bình, phương án cao). Như vậy sẽ có nhiều phương án để lựa chọn.

- Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá đi vào chi tiết từng công trình, dự án cụ thể. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất là phải xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính điều tiết vĩ mô trong phương án quy hoạch cần:

+ Xác định được mục tiêu, định hướng phát triển, tính chất đô thị, quy mô diện tích và hướng mở rộng của huyện theo những dự báo cho cả thời kỳ dài từ 20 - 50 năm.

+ Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực cần bảo vệ v.v. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới đỏ cho một số sử dụng đất chính như: Khu vực phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu hành chính, khu tái định cư, khu dân cư cải tạo; khu dân cư công nghiệp; khu vực phát triển văn hóa thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ (có quy mô lớn); các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo; khu vực trồng lúa; khu vực chuyển đổi nông nghiệp; khu vực dự phòng v.v.

+ Xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông then chốt như trục vành đai, trục xương cá v.v.; xác định chỉ giới đỏ cho những tuyến giao thông đó;

+ Xây dựng quy chế sử dụng đất cho từng khu, bao gồm những quy định chung, quy định riêng, những khuyến cáo. Trong mỗi khu vực, có thể sẽ thực hiện bước tiếp theo là xây dựng quy hoạch chi tiết cho khu vực đó.

- Tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và tham gia ngay từ khâu lập quy hoạch. Có thể người dân tham gia bằng cách gửi thư góp ý qua các hòm thư điện tử hoặc chính quyền huyện tổ chức lấy ý kiến trực tiếp. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng sẽ tiếp thu ý kiến trong quá trình xây dựng dự án.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đó.

- Gắn quy hoạch sử dụng đất với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm khôi phục các ngành nghề truyền thống, quy hoạch đất dịch vụ liền kề các khu công nghiệp; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ hay dậy nghề và tạo việc làm, cho vay vốn giải quyết việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và cho người lao động bị thu hồi đất ngay trong quá

trình xây dựng quy hoạch; mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Cần làm sáng tỏ khái niệm về quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất cũng như mối quan hệ giữa quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất để tránh những nhầm lẫn dẫn đến những hiểu lầm về quy hoạch “treo’’. Quy hoạch chỉ xác lập về mặt không gian, còn kế hoạch phải gắn liền với thời gian, lộ trình, tài chính thực hiện. Sau k hi quy hoạch được công bố, hàng năm căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu phát triển, các ngành, lĩnh vực sẽ lập kế hoạch xây dựng các công trình, dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ cao; tập trung nguồn lực vào những công trình trọng điểm, có ỹ nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của huyện, không nên đầu tư dàn trải; tranh thủ thu hút mọi nguồn lực: trong dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề v.v.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Huyện Lập Thạch là một trong những huyện trung tâm về văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng diện tích đất tự nhiên 7.443,25ha, dân số 117.919 người; là huyện có vị trí giao thông thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn cũng như với thủ đô Hà Nội. Có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, nguồn nước, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và trình độ dân trí nhưng cũng đang chịu áp lực lớn về gia tăng dân số, về quỹ đất cho xây dựng công nghiệp, đô thị và hạ tầng cơ sở.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 93)