Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 93)

Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch có ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Đành giá công tác quản lý đất đai của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. - Đánh giá quy hoạch sử dụng đất của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010.

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng các loại đất huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010.

- Người dân tham gia đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới .

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Phuơng pháp tiếp cận hệ thống

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, từ luận chứng của phương án đến các điều kiện về kinh tế, chính trị, chính sách pháp luật; về tổ chức triển khai thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch v.v. Vì vậy cần phải tiếp cận với nhiều hệ thống từ kỹ thuật đến các hệ

thống chính sách, luật pháp, hệ thống quản lý, hệ thống giám sát; tiếp cận từ trên xuống, từ dưới lên để phân tích đánh giá.

2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu,tài liệu

Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu về quy hoạch sử dụng đất của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, đánh giá quy hoạch sử dụng đất của huyện, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2006 - 2010.

2.3.3 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh

- Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu về quy hoạch sử dụng đất của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Các số liệu được tính toán, phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh

- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch.

- Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất.

2.3.4.Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ, biểu đồ

Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sẽ được trình bày dưới dạng những biểu đồ và bản đồ minh hoạ. Sử dụng phần mềm Microstation để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Lập Thạch là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km. Với tọa độ địa lý: 21010’ - 21030’ vĩ độ Bắc. 105030’ - 105045’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo. Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương

Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2009 là 117.919 người, mật độ dân số 682 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy. Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng miền núi:

Gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng

này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 - 300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Tiểu vùng trũng ven sông:

Gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng Ích) với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

Tiểu vùng giữa:

Gồm 8 xã, thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bản Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán) với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp II. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruối đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.1.3 Khí hậu.

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 220C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84% . Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hè gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn như Tam Đảo, sông Đáy trút vào đồng

chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây cô lập một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên.

3.1.2.1. Tài nguyên đất;

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa ven Lập Thạch, Sông Phó Đáy, chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện.

- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện.

3.1.2.2 Tài nguyên nước

 Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.

 Tài nguyên nước ngầm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.

 Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các trương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với việc phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loại thú không nhiều.

 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện trên địa bàn.

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.

 Tài nguyên nhân văn

Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất cuả tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hóa làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân địa bàn qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được tái hiện lại.

Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đình chùa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thợ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

3.1.3. Thực trạng môi trường.

- Hiện trạng môi trường nước: Môi trường nước ở huyện Lập Thạch mức độ ô nhiễm nhẹ hoặc cục bộ. Tuy nhiên, trong tương lai, môi trường nước của Lập Thạch sẽ chịu tác động của nhiều hoạt động: Các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, nước rửa trôi từ đồng ruộng…

- Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn: Là một huyện miền núi với điều kiện kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp còn đang phát triển. Vì vậy ảnh hưởng môi trường không khí và tiếng ồn hiện nay là không đáng kể.

- Hiện trạng ô nhiễm rác thải: Rác thải trên địa bàn huyện Lập Thạch chủ yếu là rác thải sinh hoạt nên các hộ gia đình có thể tái sử dụng, phần không sử dụng đều được thu gom hàng ngày về bãi thải để xử lý, rác thải nguy hại tại các cơ sở y tế và Bệnh viện đều được xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp.

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của nền kinh tế. Số liệu đánh giá của 9 năm đã qua là một căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn 2000- 2009, tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,24%/năm (giai đoạn 2000 -2010 ước đạt 13,14%/năm ), trong đó:

Giai đoạn 2000 - 2005 đạt 13,18%, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 8,54%; công nghiệp - xây dựng đạt 23,49% và thương mại dịch vụ đạt 17,18%.

Giai đoạn 2005 - 2009 đạt 13,32% (ước 2005 - 2010 đạt 13,09%),trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 7,49%; công nghiệp - xây dựng đạt 17,08% và thương mại dịch vụ đạt 20,71%.

Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2000-2009: công nghiệp đạt 20,6%/năm, dịch vụ thương mại đạt 18,74%/năm và nông lâm ngư nghiệp đạt 8,07%/năm.

Bảng 3.1 : Biến động về giá trị sản xuất theo ngành giai đoạn 2000-2009

Đơn vị : triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trƣởng % 2000 2005 2009 DK 2010 2000- 2005 2005- 2009 2000- 2009 Giá trị sản xuât 217438 403875 665949 747220 13,18 13,32 13,24

1 Nông lâm ngư nghiệp 141116 212546 283767 305135 8,54 7,49 8,07

Nông nghiệp 132691 196889 265967 286596 - - - Lâm nghiệp 4370 8696 10163 10570 - - - Thủy sản 4055 6961 7637 7969 - - - 2 Công nghiệp - XD 34317 98540 185160 214036 23,49 17,08 20,60 Công nghiêp 16446 28472 49860 57226 - - - Xây dựng 17871 70068 135300 156810 - - - 3 Dịch vụ - thương mại 42005 92789 197022 228049 17,18 20,71 18,74 Thương mại 26662 34508 57802 65721 - - - Dịch vụ vận tải 2838 31886 75450 87079 - - - Dịch vụ khác 12505 26395 63770 75249 -

Nguồn: phòng thống kê huyện Lập Thạch

3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp Lập Thạch có những bước chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể:

- Sản xuất nông nghiệp: Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dung đất được xác định là một

trong nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao được các xã và người dân tích cực hưởng ứng. Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sách khuyến khích, tao điều kiện nông dân phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai được khai thác có hiệu quả, năng xuất, sản lượng cây trồng hàng năm đều tăng.

- Ngành chăn nuôi: chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhằm từng bước trở thành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, đã có một số mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đem lại hiệu quả; chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn được nhân rộng, nhiều xã đã chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đưa một số giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Công tác phong trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm luôn được chú trọng góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Mặc dù khó khăn về nguồn thức ăn và bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Lập Thạch vẫn được giữ vững và phát triển.

- Lâm nghiệp: Là huyện trung du, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng những năm qua đã được thực hiện tốt. Diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp gần như không còn, rừng phục hồi nhanh. Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chế, còn không đáng kể.

- Thủy sản: Nhìn chung, sản xuất thuỷ sản ở Lập Thạch phát triển khá. Trong những năm gần đây, đã tập trung khai thác diện tích ao hồ sẵn có; đẩy mạnh thâm canh, đưa giống tốt có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng.

Đối với diện tích nuôi cá kết hợp, địa phương có chính sách hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa sang nuôi thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)