Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 50)

3.2.4.1. Giao thông

a. Giao thông đường bộ:

Trên địa bàn huyện có một số tuyến đường sau :

- Đường quốc lộ, tỉnh lộ: có chiều dài 75km hiện đã cứng hóa 75km đạt 100%

+ Đường quốc lộ lộ 2C (Km37 Cầu Liễn Sơn - Km 49+700 Quang Sơn) có chiều dài 13km, mặt đường nhựa, bê tông hóa 100%.

+ Đường tỉnh lộ 305 (cầu Bến Gạo - TT Lập Thạch) dài 11km đã nhựa và bê tông hóa 100%.

+ Đường tỉnh lộ 306(cầu Bì La - TT Lập Thạch) dài 8km đã nhựa và bê tông hóa 100%

+ Đường tỉnh lộ 307 ( Thái Hòa - TT Lập Thạch) dài 15km đã nhựa và bê tông hóa 100%

+ Đường tỉnh lộ 305C (Xuân Lôi - Phú Hậu) dài 11km đã nhựa và bê tông hóa 100%

+ Đường đê kết hợp giao thông (Triệu Đề - Liễn Sơn) dài 17km đã nhựa và bê tông hóa được 17km (100%).

- Đường huyện: Gồm 17 tuyến với tổng chiếu dài 87,7km. Hiện nay đã cứng hóa được 51,1km (58,27%). Một số tuyến đường như đường Xuân Hòa - Bắc Bình - Hợp Lý ; Hớp Lý - Ngọc Mỹ ; Tử Du - Liên Hòa - Liễn Sơn cơ bản đã thi công xong phần nền và cống thoát nước và đang thi công phần kết cấu mặt.

Bảng 3.2 : Hiện trạng giao thông huyện Lập Thạch năm 2010

Đơn vị tính: km

Stt Loại đƣờng Chiều dài Tỷ lệ (%)

Tổng cộng 1678,36 100 + Đã cứng hóa 1002,5 59,73 + Đá, cấp phối, đất 675,86 40,27 1 Đường quốc lộ, tỉnh lộ 75 100 + Đã cứng hóa 74 98,67 + Đá, cấp phối, đất 1 1,33 2 Đường huyện 87,7 100 + Đã cứng hóa 50,3 57,35 + Đá, cấp phối, đất 37,4 42,65

3 Đường liên xã, đường làng, nội đồng 839,8 100

+ Đã cứng hóa 202,34 36,5

+ Đá, cấp phối, đất 637,46 63,5

(Nguồn : Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện khoá XVIII)

- Đường xã, thị trấn: Hiện nay các tuyến đường do xã, TT quản lý là 839,8km (bao gồm cả 285,5km đường ra đồng, lên đồi).

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư và huy động nhân dân góp vốn nhưng do tính chất huyện miền núi, các điểm dân cư không tập trung do đó khối lượng đường giao thông nông thôn lớn nên tỷ lệ đường được nhựa hóa và bê tông hóa còn thấp, mặt khác tổng vốn đầu tư hàng năm của tỉnh và huyện cho

các công trình giao thông còn rất thấp so với tổng nhu cầu đầu tư cho các công trình đầu tư trên địa bàn, chỉ chiếm khoảng từ 5% - 8% .

3.2.4.2. Thủy lợi

Cơ sở hạ tầng thủy lợi huyện Lập Thạch bao gồm:

A, Hệ thống đê sông: Có hơn 15km đê cấp IVb sông Phó Đáy. B, Hệ thống hồ, đập

Trên địa bàn huyện Lập Thạch có 106 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích 216,01ha; tổng dung tích 5027198,5m3 với khả năng tưới 4651,98ha. Ngoài các hệ thống trên còn có hệ thống hồ Vân Trục với diện tích hơn 200ha do công ty thủy lợi Lập Thạch quản lý.

C, Trạm bơm tưới

Lập Thạch có 37 trạm bơm cố định có công suất máy từ 22 - 33 kw, lưu lượng nước từ 350 - 900m3/h. Diện tích tưới tiêu chủ động là 4575,75ha (đạt 79,50%). Diện tích chưa có công trình thủy lợi là 991,69ha. Đất bán đồi màu không có khả năng tưới là 187,88ha.

D, Hệ thống kênh mương

Trên địa bàn huyện có 444,53km kênh mương. Trong đó kênh cấp 1 là 22,18km đã được kiên cố hóa do 2 công ty (Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Lập Thạch và công ty dịch vụ thủy lợi Phúc Yên) quản lý. Kênh chính cấp 3 loại một có 197,25km đã kiên cố hóa được 63,75km (32,31%); kênh nhánh cấp 3 loại 2 có 225,1km và đã kiên cố hóa 12,05km (5,35%).

Nhìn chung, công tác thủy lợi luôn được cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo như: tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)