Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34 - 36)

Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi hỏi về công tác quản lý đất đai nói riêng. Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ: Luật Đất đai 2003 quy định tại mục 2 chương II (gồm 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30) [4]; Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại chương III (gồm 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29).

Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trên nền bản đồ địa chính. Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai được thuận lợi hơn, đất đai được chia thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 và Thông tư 19/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 quy định về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp; ban hành Định mức sử dụng đất; Định mức, đơn giá điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp.

Vào thời điểm này, tình hình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước như sau:

- Đối với cả nước: Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 (Nghị quyết số 01/1997/QH về kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước 5 năm, từ năm 1996 - 2000) và giao trách nhiệm cho

các ngành, các tỉnh, thành phố lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của ngành, địa phương mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2000 Chính phủ đã chỉ đạo Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước trình Quốc hội khoá XI. Báo cáo này đã hoàn chỉnh để phù hợp với Luật Đất đai năm 2003 và đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, khoá XI.

Đối với đất quốc phòng, an ninh: Chính phủ đã chỉ đạo Tổng cục Địa chính phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất

cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.

- Đối với cấp tỉnh: Đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng xong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) đã được Chính phủ xét duyệt.

- Đối với cấp huyện: Đã có 604/676 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010 (đạt 89,35%); còn lại 72 huyện chưa triển khai (chiếm 10,65%).

Cả nước có 30 tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Một số tỉnh đã triển khai nhưng kết quả đạt được còn thấp như Hà Nội, Gia Lai, Bình Định, Đồng Tháp.

- Đối với cấp xã: Đã có 8645/10784 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 80,17%); còn lại 2139/- 10784 xã chưa triển khai (chiếm 19,83%). Trong số các xã đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 có 1358 xã (12,59%) đã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết thể hiện trên bản đồ địa chính theo quy định của Luật Đất đai.

Cả nước có 19 tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã; 8 tỉnh đã triển khai nhưng kết quả đạt được còn thấp (dưới 50% số xã) gồm: Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai, Trà Vinh; 3 tỉnh chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã gồm: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

“Như vậy cho thấy rõ hệ thống công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta được triển khai đồng loạt theo 4 cấp trong phạm vi cả nước - Đây là một cố gắng lớn và cũng là một bước tiến vượt so với một số nước khu vực ASEAN và một số nước khác ở Châu Á” [29].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34 - 36)