- Khi lập quy hoạch cần giải quyết hài hòa và thích hợp được tất cả lợi ích của các chủ thể: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư; cần tranh thủ tham vấn ý kiến rộng rãi của cộng đồng, đặc biệt là của người dân sở tại và các nhà khoa học trước khi xét duyệt phương án quy hoạch.
- Cần làm rõ về mặt pháp lý đối với mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng để khỏi chồng chéo, đỡ tốn kém và nâng cao hiệu quả. Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch đó trên cơ sở quy hoạch tổng thể đô thị theo định hướng phát triển của huyện.UBND huyện và các xã, thị trấn cần ý thức được rằng quy hoạch sử dụng đất là một công cụ để quản lý đất đai, không có hoặc vi phạm đều là vi phạm pháp luật.
- Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất, cần xác định rõ đặc thù của quy hoạch sử dụng đất đô thị, xây dựng phương pháp và nội dung riêng cho quy hoạch sử dụng đất đô thị.
- Trước hết, quy hoạch sử dụng đất của huyện phải thể hiện được tầm nhìn không chỉ trong vòng 5 năm hay 10 năm mà có thể phải là 20 năm hoặc xa hơn.
- Trong dự báo cần đưa ra nhiều kịch bản phát triển cho tương lai với các yếu tố tham chiếu như: dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và xu thế thời đại v.v. Với mỗi một yếu tố biến đổi sẽ kèm theo những phương án được xây dựng (phương án thấp, phương án trung bình, phương án cao). Như vậy sẽ có nhiều phương án để lựa chọn.
- Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá đi vào chi tiết từng công trình, dự án cụ thể. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất là phải xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính điều tiết vĩ mô trong phương án quy hoạch cần:
+ Xác định được mục tiêu, định hướng phát triển, tính chất đô thị, quy mô diện tích và hướng mở rộng của huyện theo những dự báo cho cả thời kỳ dài từ 20 - 50 năm.
+ Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực cần bảo vệ v.v. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới đỏ cho một số sử dụng đất chính như: Khu vực phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu hành chính, khu tái định cư, khu dân cư cải tạo; khu dân cư công nghiệp; khu vực phát triển văn hóa thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ (có quy mô lớn); các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo; khu vực trồng lúa; khu vực chuyển đổi nông nghiệp; khu vực dự phòng v.v.
+ Xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông then chốt như trục vành đai, trục xương cá v.v.; xác định chỉ giới đỏ cho những tuyến giao thông đó;
+ Xây dựng quy chế sử dụng đất cho từng khu, bao gồm những quy định chung, quy định riêng, những khuyến cáo. Trong mỗi khu vực, có thể sẽ thực hiện bước tiếp theo là xây dựng quy hoạch chi tiết cho khu vực đó.
- Tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và tham gia ngay từ khâu lập quy hoạch. Có thể người dân tham gia bằng cách gửi thư góp ý qua các hòm thư điện tử hoặc chính quyền huyện tổ chức lấy ý kiến trực tiếp. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng sẽ tiếp thu ý kiến trong quá trình xây dựng dự án.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đó.
- Gắn quy hoạch sử dụng đất với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm khôi phục các ngành nghề truyền thống, quy hoạch đất dịch vụ liền kề các khu công nghiệp; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ hay dậy nghề và tạo việc làm, cho vay vốn giải quyết việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và cho người lao động bị thu hồi đất ngay trong quá
trình xây dựng quy hoạch; mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Cần làm sáng tỏ khái niệm về quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất cũng như mối quan hệ giữa quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất để tránh những nhầm lẫn dẫn đến những hiểu lầm về quy hoạch “treo’’. Quy hoạch chỉ xác lập về mặt không gian, còn kế hoạch phải gắn liền với thời gian, lộ trình, tài chính thực hiện. Sau k hi quy hoạch được công bố, hàng năm căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu phát triển, các ngành, lĩnh vực sẽ lập kế hoạch xây dựng các công trình, dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ cao; tập trung nguồn lực vào những công trình trọng điểm, có ỹ nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của huyện, không nên đầu tư dàn trải; tranh thủ thu hút mọi nguồn lực: trong dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề v.v.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Huyện Lập Thạch là một trong những huyện trung tâm về văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng diện tích đất tự nhiên 7.443,25ha, dân số 117.919 người; là huyện có vị trí giao thông thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn cũng như với thủ đô Hà Nội. Có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, nguồn nước, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và trình độ dân trí nhưng cũng đang chịu áp lực lớn về gia tăng dân số, về quỹ đất cho xây dựng công nghiệp, đô thị và hạ tầng cơ sở.
2. Quy hoạch sử dụng đất cơ bản đã bám theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở thực trạng và tiềm năng đất đai, đã khoanh định và xác lập được các chỉ tiêu sử dụng đất. Tuy nhiên, do xây dựng trong bối cảnh tái lập huyện, các quy hoạch về kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các ngành còn thiếu hoặc chưa điều chỉnh nên các dự báo trong quy hoạch chưa sát với tình hình thực tế, giải pháp chưa cụ thể, chưa thực sự trở thành công cụ hỗ trợ cho lĩnh vực quản lý sử dụng đất đô thị của huyện.
3. Kết quả từ năm 2006 - 2010 cho thấy, mức độ và chất lượng thực hiện quy hoạch: đất nông nghiệp thực hiện được 12582,38 ha, đạt 100,45%, đất phi nông nghiệp thực hiện được 4035,16 ha, đạt 84,34%; đất chưa sử dụng thực hiện được 0,59 ha, đạt 0,09%.
4. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên được xác định:
- Chưa có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng đô thị; chất lượng lập quy hoạch chưa cao; công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các xã , thị trấn chưa được triển khai đồng bộ, kịp thời; Các công cụ hỗ trợ cho quá trình đầu tư bất động sản còn nhiều hạn chế; còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư; thiếu vốn để thực hiện quy hoạch v.v.
- Hạn chế về công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai quy hoạch, thiếu sự tham vấn cộng đồng khi lập quy hoạch; trình độ, năng lực của các nhà lập quy hoạch và quản lý quy hoạch còn chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của địa phương ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn buông lỏng.
5. Để thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới huyện cần có những giải pháp cụ thể sau:
- Thực hiện nghiêm túc quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch; cần tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư, nhưng không nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư;
- Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, các khu đô thị cho phù hợp thực tế, có quy chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, tập trung mọi nguồn lực để sử dụng hiệu quả đất trong các khu công nghiệp, khu đô thị đã triển khai hoặc đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai; hạn chế việc phép mở mới, mở rộng, điều chỉnh các khu công nghiệp, khu đô thị mới khi còn nhiều các công trình, dự án đang thực hiện dở hoặc chưa thực hiện;
- Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch của huyện Lập Thạch nói riêng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung , đề nghị tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về đổi mới nội dung, phương pháp, trình tự lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận mới, trong đó cần quan tâm đến:
- Xây dựng chỉ tiêu định lượng về mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; khung khống chế các chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới; các chỉ tiêu cụ thể về mức độ thay đổi cơ cấu, quy mô sử dụng đất như thế nào thì phải lập điều chỉnh quy hoạch;
- Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá chi tiết đến từng chỉ tiêu nhỏ , đi vào từng công trình cụ thể để xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài , đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch cấp huyện.
- Đề nghị khi xây dựng phương án quy hoạch phải dựa trên cơ sở dự báo và tính toán chính xác thì phương án quy hoạch sử dụng đất mới có tính khả thi cao.
- Đề nghị UBND huyện Lậ p Thạch , Phòng Tài nguyên và Môi trường các địa phương trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đai khi đã kết thúc kỳ quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đang trong kỳ quy hoạch nhằm cụ thể hoá phương án quy hoạch này và đảm bảo tính khả thi về sử dụng đất trong tương lai.
- Đề nghị phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa hơn nữa giữa phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, chính quyền quan tâm hơn nữa để giải quyết tốt vấn đề đào tạo lao động, giải quyết việc làm cho người dân.
- Đề nghị UBND các địa phương công bố quy hoạch sử dụng đất công khai để người dân hiểu, tham gia, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Thái Bạt (1995). Báo cáo tóm tắt đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên
quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền vùng Tây Bắc. Hội thảo quốc
gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Vũ Thị Bình (1995). Đánh giá đất phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao hiệu
quả sử dụng đất huyện Gia Lâm, vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án Phó
tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.
3. Vũ Thị Bình (2010). Một vài ý kiến về quy trình quy hoạch sử dụng đất cấp
cơ sở hiện nay. Kỷ yếu hội thảo Quy trình xây dựng và thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp cơ sở. Hội Khoa học Đất Việt Nam.
4. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền (2001). Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc
nông lâm nghiệp. Tuyển tập hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ cho phát triển đất dốc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Bồng (2005). Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Đề tài
ĐLCNN 2002 (15), Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Bồng (2007). Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp. Báo cáo tại hội thảo về Quy
hoạch sử dụng đất do Hội Khoa học đất và Viện nghiên cứu địa chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007. Viện Nghiên Cứu Địa chính.
7. Nguyễn Đình Bồng (2010). Cơ sở pháp luật hiện hành về quy hoạch sử dụng đất. Kỷ yếu hội thảo Quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp cơ sở. Hội Khoa học Đất Việt Nam.
8. Võ Tử Can (2001), Phương án lập quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp.
9. Võ Tử Can (2006), Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính
khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
10. Chu Văn Cấp (2001). Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp
và nông thôn nước ta hiện nay. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông
thôn. (1) 8- 9.
11. Ngô Thế Dân (2001). Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp. Tạp chí nông nghiệp và phát
triển nông thôn. (1) 3- 4.
12. Nguyễn Tiến Khang, Phạm Dương Ưng (1994). Kết quả bước đầu đánh giá tài
nguyên đất Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất
trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp.
13. Nguyễn Tiến Khang (2007). Cần sớm đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và môi trường. (09) 7-8.
14. Nguyễn Quang Học (2002). Những vấn đề về phương pháp luận trong quản lý sử dụng đất bền vững theo quy hoạch sử dụng đất ở vùng núi phía Bắc. Tạp chí địa chính. (9) 6-8.
15. Lê Văn Khoa (2005). Sinh thái môi trường đất. NXB ĐHQG - Hà Nội. 16. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi
trường trong quản lý sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Tạp chí khoa học đất. (11) 120.
17. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng dẫn sử dụng đất bền vững
trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Luận án
tiến sỹ nông nghiệp ngành thổ nhưỡng. Đại học Nông nghiệp.
18. Tôn Gia Huyên (2010). Mấy vấn đề nhận thức đối với công tác quy hoạch
sử dụng đất đai. Kỷ yếu hội thảo Quy trình xây dựng và thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp cơ sở. Hội Khoa học Đất Việt Nam.
19. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001). Định hướng và tổ chức phát triển
20. Nguyễn Xuân Quát (1996). Sử dụng đất tổng hợp và bền vững. NXB
Nông nghiệp.
21. Đoàn Công Quỳ (2001). Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất
nông- lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Luận án Tiến sỹ
khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
22. Nguyễn Huy Phồn (1996). Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu trong
nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm miền núi Bắc Bộ Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Hà Nội.
23. Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thị Tám, Bùi Tuấn Anh, Thái Văn Nông