Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 44)

3.1.2.1. Tài nguyên đất;

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa ven Lập Thạch, Sông Phó Đáy, chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện.

- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện.

3.1.2.2 Tài nguyên nước

 Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.

 Tài nguyên nước ngầm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.

 Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các trương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với việc phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loại thú không nhiều.

 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện trên địa bàn.

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.

 Tài nguyên nhân văn

Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất cuả tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hóa làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân địa bàn qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được tái hiện lại.

Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đình chùa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thợ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 đến 2010 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)