Các phương pháp chưng cất 1 Chưng đơn giản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chưng cất ethanol với công suất 100000 m3 trên 1 năm trong công nghệ sản xuất bio ethanol từ sắn (Trang 37 - 39)

Trong quá trình chưng đơn giản hơi được lấy ra ngay và cho ngưng tụ. Ta có thể xem diễn biến của quá trình trên đồ thị t-y-x (hình 2.1):

Hình 2.1. Cân bằng pha cho trường hợp chưng đơn giản

Lúc đầu dung dịch có thành phần biểu thị ở điểm C, khi đun đến nhiệt độ sôi hơi bốc lên có thành phần ứng với điểm P, vì trong hơi khi nào cũng có cấu tử dễ bay hơi hơn trong lỏng nên trong thời gian chưng cất thành phần lỏng sẽ chuyển dần về phía cấu tử khó bay hơi. Cuối cùng ta có chất lỏng còn lại trong nồi chưng với thành phần là Cn và thu được hỗn hợp hơi P, P1, P2, ..., Pn, thành phần trung bình của hỗn hợp hơi biểu thị ở điểm Ptb [9, tr118]

Sơ đồ chưng cất đơn giản biểu diễn trên hình 2.2: dung dịch đầu được cho vào nồi chưng 1, ở đây dung dịch được đun bốc hơi, hơi tạo thành đi vào thiết bị ngưng tụ -làm lạnh 2. Sau khi được ngưng tụ và làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết, chất lỏng đi vòa các thùng chứa 3. Thành phần chất lỏng ngưng luôn luôn thay đổi. Sau khi đã đạt được yêu cầu chung, chất lỏng còn lại trong nồi được tháo ra. Như vậy quá trình là gián đoạn. Ta cũng có thể tiến hành chưng liên tục được, khi đó thành phần sản phẩm không thay đổi.

Hình 2.2. Sơ đồ chưng đơn giản

•Chưng đơn giản thường ứng dụng cho những trường hợp sau:

− Khi nhiệt độ sôi của hai cấu tử khác nhau xa.

− Khi không đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao.

− Tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay hơi.

− Tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chưng cất ethanol với công suất 100000 m3 trên 1 năm trong công nghệ sản xuất bio ethanol từ sắn (Trang 37 - 39)