Chưng luyện liên tục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chưng cất ethanol với công suất 100000 m3 trên 1 năm trong công nghệ sản xuất bio ethanol từ sắn (Trang 41 - 45)

2. Thiết bị ngưng tụ 3 Thùng chứa sản phẩm

2.2.3. Chưng luyện liên tục.

Hình 2.4: Sơ đồ chưng nhiều lần

Phương pháp chưng đơn giản không cho phép ta thu được sản phẩm có độ tinh khiết cao. Muốn thu được những sản phẩm có độ tinh khiết cao người ta phải tiến hành chưng nhiều lần, sơ đồ chưng cất thể hiện trên hình 2.4 [9, tr71].

Hỗn hợp đầu liên tục đi vào nồi chưng thứ nhất. Một phần chất lỏng bốc hơi thành sản phẩm đỉnh, ống tháo sản phẩm đỉnh đồng thời là ống để duy trì mực chất lỏng trong nồi không đổi. hơi C ở trong trạng thái cân

vào nồi chưng thứ hai. Trong nồi chưng thứ hai ta thu được hơi F và chất lỏng E. tương tự như thế quá trình lặp lại ở nồi thứ ba. Ở mỗi nồi có bộ phận đốt trong riêng biệt. Kết quả là ta thu được các sản phẩm đáy B, E, H và sản phẩm đỉnh I chứa nhiều cấu tử dễ bay hơi [9, tr71].

Người ta đã thay đổi sơ đồ sản xuất trên để chỉ thu được một sản phẩm đáy có chứa nhiều cấu tử ít bay hơi. Để đạt được mục đích đó ta cho sản phẩm đáy của nồi thứ hai trở về nồi thứ nhất và sản phẩm đáy của nồi thứ ba trở về nồi thứ hai,… Dĩ nhiên là trạng thái cân bằng trong các nồi không giống như sơ đồ trên nữa. Nếu ta khống chế quá trình đốt nóng tốt thì ta có thể liên tục và ổn định thu được sản phẩm đỉnh I và sản phẩm đáy B.

Ta cũng có thể lắp thêm một nồi hay nhiều hơn vào trước nồi thứ nhất với nguyên liệu đầu vào là sản phẩm đáy B của nồi thứ nhất, thực hiện quá trình chưng ta thu được sản phẩm đáy K chứa nhiều cấu tử khó bay hơi.

Thiết bị làm việc như thế có thể thu được sản phẩm có độ tinh khiết cao nhưng cũng có nhược điểm là tốn hơi đốt quá nhiều.

Nhìn vào đồ thị của hình 2.5 ta thấy hơi của nồi trước có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của chất lỏng của nồi sau. Đằng nào thì hơi này cũng được ngưng tụ thành lỏng để đi vào nồi sau, vì thế không cần thiết phải ngưng tụ ở trong thiết bị ngưng tụ gián tiếp và để tiết kiệm hơi đốt cũng như giảm bớt các thiết bị ngưng tụ người ta cho hơi của nồi trước trực tiếp đi vào nồi sau qua bộ phận phun. Phương pháp này cho phép ta tiết kiệm được hơi đốt rất nhiều, vì trừ nồi thứ nhất ra thì tất cả các nồi còn lại đều được đun trực tiếp từ hơi bốc ra từ các nồi chưng. Một vấn đề đặt ra là lấy lỏng ở đâu để cho vào các nồi phía sau nồi cho hỗn hợp đầu vào. Chỉ có một cách duy nhất là sau khi ngưng tụ hơi ở nồi trên cùng ta cho một phần chất lỏng ngưng quay lại nồi trên cùng đó. Lượng chất lỏng này gọi là lượng hồi lưu [9, tr72].

Trạng thái cân bằng trong các nồi chưng thể hiện ở đồ thị hình 2.6.

Hình 2.6: Sơ đồ chưng nhiều lần có hồi lưu

Tuy nhiên sơ đồ thiết bị như vậy vẫn có nhược điểm là chế tạo phức tạp và cồng kềnh. Người ta đã đơn giản hệ thống đó bằng cách thay bằng

một tháp gọi là tháp chưng luyện và quá trình chưng nhiều lần như vậy gọi là quá trình chưng luyện.

Sơ đồ tháp chưng luyện (hình 2.7): tháp gồm nhiều đĩa, mỗi đĩa của tháp ứng với mỗi nồi của các sơ đồ trên. Ở đây tháp có bộ phận đun bốc hơi. Nguyên tắc làm việc của tháp: hơi đi từ dưới lên qua các lỗ của đĩa, lỏng chảy từ trên xuống theo các ống chảy chuyền. Nồng độ các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp, nhiệt độ sôi cũng thay đổi theo tương ứng với sự thay đổi nồng độ.

Trên đĩa 1 chất lỏng chứa cấu tử dễ bay hơi nồng độ x1, hơi bốc lên từ đĩa có nồng độ cân bằng với x1 là y1 > x1, hơi này qua các lỗ đi lên đĩa 2 tiếp xúc với chất lỏng ở đó. Nhiệt độ đĩa 2 thấp hơn đĩa 1 cho nên một phần hơi được ngưng lại, do đó nồng độ x2 > x1. Hơi bốc lên từ đĩa 2 có nồng độ cân bằng với x2 là y2 > x2, hơi này đi lên đĩa 3 tiếp xúc với chất lỏng ở đó và nhiệt độ đĩa 3 thấp hơn đĩa 2, một phần hơi được ngưng lại, do đó chất lỏng trên đĩa 3 có nồng độ x3 > x2.

tháp chưng luyện

Trên mỗi đĩa xảy ra quá trình chuyển khối giữa pha lỏng và pha hơi, một phần cấu tử dễ bay hơi chuyển từ pha lỏng vào pha hơi và một phần ít hơn chuyển từ pha hơi vào pha lỏng, lặp lại nhiều lần bốc hơi và ngưng tụ như thế hay nói cách khác, với một số đĩa tương ứng, cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được cấu tử dễ bay hơi ở dạng nguyên chất và ở đáy tháp ta thu được cấu tử khó bay hơi ở dạng nguyên chất.

Theo lý thuyết thì mỗi đĩa của tháp là một bậc thay đổi nồng độ: thành phần hơi đi ra khỏi đĩa bằng thành phần cân bằng với chất lỏng khi đi vào đĩa. Do đó theo lý thuyết thì số đĩa bằng số bậc thay đổi nồng độ. Thực tế thì trên mỗi đĩa quá trình chuyển khối giữa hai pha thường không đạt cân bằng.

Quá trình chưng luyện được thực hiện trong thiết bị loại tháp làm việc liên tục hay gián đoạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chưng cất ethanol với công suất 100000 m3 trên 1 năm trong công nghệ sản xuất bio ethanol từ sắn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w