Qua đánh giá hiện trạng, những mặt tích cực, những mặt khó khăn hạn chế đồng thời kết hợp phân tích nghiên cứu cụ thể, những điểm mạnh, điểm yếu của mô hình trang trại do thanh niên nông thôn làm chủ thể hiện nhƣ sau:
Sơ đồ 4.4: Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển mô hình trang trại
Điểm mạnh Điểm yếu
1.Nguồn lao động rồi dào: Là một Huyện gần thành phố Thái Nguyên nơi có rất nhiều các trƣờng Đại học, trong đó có trƣờng Đại học Nông lâm, số lƣợng sinh viên ra trƣờng hàng năm tƣong đối nhiều. Dân số của Đồng Hỷ đông, trong đó lực lƣợng lao động ở độ tuổi thanh niên chiếm khá lớn.
1.Thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất:
Phần lớn các trang trại đều mới hình thành, chủ trang trại là thanh niên nông thôn còn trẻ, chƣa có tích lũy về kinh tế, không đủ tài sản để thế chấp, thời gian đƣợc vay vốn không dài do vậy thiếu vốn đầu tƣ để mở rộng quy mô sản xuất,
2. Điều kiện tư nhiên có nhiều thuận lợi: Khí hậu, thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. Vị trí địa lý thuận lợi, có tuyến quốc lộ 1B chạy qua, đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Yến Thế - Bắc Giang, huyện Chợ Mới – Bắc Kạn. Vì vậy đây sẽ là điều kiện thuận lợi để huyện Đồng Hỷ tiêu thụ các các mặt hàng nông, lâm sản của mình.
2. Chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên cho từng loại sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng: Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, các mô hình trang trại hình thành còn mang tính tự phát. Huyện chƣa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng vùng và từng loại sản phẩm cụ thể, do vậy dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao.
3. Cơ sở hạ tầng phát triển: Nhà nƣớc, tỉnh và địa phƣơng đã đầu tƣ nhiều cho hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện và thuỷ lợi đƣợc nâng cấp sẽ là những nhân tố tích cực cho việc phát triển các mô hình trang trại ở Đồng Hỷ.
3. Chưa có sự liên minh hợp tác giữa các chủ trang trại: Phần lớn các trang trại đều hình thành và hoạt động đơn lẻ, do vậy chƣa tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, đặc biệt là thiếu tính chủ động. Khả năng canh tranh và chống đỡ với những biến động của nền kinh tế thị trƣờng là không cao.
4. Việc cơ giới hóa trong trại còn thấp:
Hiện nay đa số các trang trại chủ yếu sử dụng các công cụ, phƣơng tiện sản xuất thủ công là chính. Việc cơ giới hóa đƣa máy móc, thiết bị và dây chuyền vào sản xuất nông lâm nghiệp cón rất hạn chế.
Công nghệ chế biến còn thô sơ chưa phát triển, chất lượng sản phẩm nông sản còn chưa cao: Nguyên nhân là do công nghệ thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn hạn chế và thô sơ, chủ yếu sản xuất thô và sản xuất nguyên liệu dẫn đến chất lƣợng, giá trị hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trƣờng là không cao.
4 Chủ trang trại là những thanh niên trẻ, nhiệt tình và có ý trí vươn lên làm giàu:
5. Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của các chủ trang trại còn hạn chế:
Thực tế điều tra cho thấy, các chủ trang trại do thanh niên làm chủ hầu hết mới học hết phổ thông trung học. Việc sản xuất chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân, thiếu kiến về khoa học kỹ thuật nên hạn chế nhiều đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, thiếu kinh nghiệm thị trƣờng, thiếu kiến thức hoạch toán và phân tích kinh doanh do vậy đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc quản lý và điều hành trang trại.
4.3.3.2. Cơ hội, thách thức
Bên cạnh những điểm mạnh, điểm yếu, việc phát triển mô hình kinh tế trang trại theo hƣớng nông lâm kết hợp do thanh niên nông thôn làm chủ cũng có những cơ hội và thách thức nhƣ sau:
Sơ đồ 4.5: Cơ hội, thách thức trong phát triển mô hình trang trại
Cơ hội Thách thức
1.Chính sách và chủ trƣơng phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc hình thành: Trong những năm trở lại đây, Đảng, Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Các Nghị quyết 10- NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 5/4/1988 “về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp; các nghị đinh của Chính phủ nhƣ: Nghị định 64-CP, ngày 27/9/1993; Nghị định 74-CP, ngày 25/10/1993; Nghị định 02- CP, ngày 15/1/1994; Nghị định 01-CP ngày 4/1/1995; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 và một loạt các thông tƣ hƣớng dẫn ban hành đã tạo hành lang pháp lý và tạo động lực cho phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng mở cửa và hội nhập phát triển.
1. Gía cả nông sản biến động có xu hƣớng bất lợi cho các trang trại: Thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trƣờng có những biến động khôn lƣờng, giá cả vật tƣ, nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá nông sản không có chiều hƣớng tăng mà còn bị giảm sút, gây rất nhiều cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại
2. Nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế thị trƣờng đang dần dẫn đến hoàn chỉnh: Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc ra nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng, trong đó có phát triển kinh tế trang trại. Đây cũng là tiền đề và cơ hội cho hàng hóa nông sản Việt Nam xâm nhập vào
2. Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các trang trại trong và ngoài nƣớc: Bên cạnh cơ hội khi gia nhập thị trƣờng thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, các trang trại do thanh niên nông thôn làm chủ cũng phải đối mặt với rủi ro, thách thức khi chịu sự cạnh tranh gây gắt của các trang trại trong nƣớc và ngoài nƣớc có quy mô lớn hơn, phƣơng tiện sản xuất hiện đại và tiềm lực kinh tế lớn hơn.
thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
3. Dân số ngày một tăng lên, nhu cầu về lƣợng thực cũng tăng theo: Thực tế cho thấy sự gia tăng dân số trên thế giới nói chung và trong nƣớc nói riêng sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu lƣợng thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Điều này sẽ mang lại cơ hội phát triển cho sản xuất nông lâm nhiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng.
3. Nguồn cung ứng đầu vào chƣa kiểm soát đƣợc. Nạn phá rừng gây hạn hán, lũ lụt. Nạn ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải từ khu công nghiệp gây khó khăn cho cây trồng vật nuôi
4. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn đƣợc duy trì ổn định: Trong những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ luôn duy trì tốt tốc độ phát triển kinh tế, nền kinh tế luôn ổn định tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng.
4. Khó khăn về thị trường và giá cả tiêu thụ nông sản phẩm: Hiện nay hình thức tiêu thụ nông sản phẩm chủ yếu là bán cho các thƣơng lái và bán tƣơi. Do tƣ thƣơng là lực lƣợng tiêu thụ chính đồng thời do ảnh hƣởng của cơ chế thị trƣờng nên giá cả nông sản thƣờng không ổn định. Nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trƣờng của các trang trại cho thấy, hầu hết các trang trại gặp nhiều khó khăn trong quá trình này.
5. Được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương đến địa phương: Đồng Hỷ là một Huyện thuộc trung du miền núi nên nhận đƣợc nhiều chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc đầu tƣ. Trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền ở Đồng Hỷ đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn, đặc biệt là cho đối tƣợng thanh niên nông thôn thông qua việc hỗ trợ thuế, vay vốn ƣu đãi, triển khai thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế cho thanh niên nông thôn….
Qua việc nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và thách thức, đồng thời qua thực tiễn phát triển kinh tế trang trại nhƣ trên có thể rút ra những định hƣớng và giải pháp sau đây:
4.3.4. Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại NLKH do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ làm chủ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
4.3.4.1. Quy hoạch vùng phát triển trang trại
Để trang trại phát triển tạo ra khối lƣợng hàng hoá lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, khắc phục tình trạng trang trại phát triển tự phát. Tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng cần rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, xác định các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, chủ yếu là các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hoá, ao hồ, đầm…
Xác định phƣơng hƣớng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng và có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con, vv…đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại.
4.3.4.2. Tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất chưa được cấp.
Rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận theo chính sách đất đai nêu trong Nghị quyết của Chính phủ và hƣớng dẫn của Tổng cục Địa chính.
4.3.4.3. Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) ở các trang trại.
Trang trại là nơi sản xuất nông sản hàng hoá nên phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu đó, phải nâng cao trình độ ứng dụng
Đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối kênh trục chính kết hợp với vốn của trang trại, đào ao, đắp đập, xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, ứng dụng các phƣơng pháp tƣới tiêu khoa học, tiết kiệm nƣớc.
Đầu tƣ xây dựng các cơ sở ƣơm, nhân giống cây trồng, vật nuôi, cây giống lâm nghiệp. Hỗ trợ các trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm: áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến có quy mô vừa và nhỏ; sử dụng máy móc phù hợp để làm đất, vận chuyển, bơm nƣớc…
Tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ để hỗ trợ các trang trại áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời khuyến khích các chủ trang trại tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân trong vùng.
Theo dõi sát nhu cầu của trang trại, liên kết với các trang trại để xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ nông nghiệp, xử lý kịp thời những trƣờng hợp buôn bán hàng giả, hàng chất lƣợng xấu, để giúp nông dân và các chủ trang trại phát triển sản xuất có hiệu quả, hạn chế rủi ro.
4.3.4.4. Hỗ trợ TT tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông, lâm sản hàng hoá
Hƣớng dẫn các cơ sở chế biến hợp đồng cung ứng vật tƣ và tiêu thụ nông, lâm sản hàng hoá với các chủ trang trại và hộ nông dân. Tuyên truyền, hƣớng dẫn và giúp đỡ các trang trại, thực hiện liên kết giữa các trang trại với các doanh nghiệp Nhà nƣớc để phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại có khả năng tham gia xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Quy hoạch và đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ở các địa bàn tập trung phát triển kinh tế trang trại. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trƣờng, hƣớng dẫn các trang trại sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
4.3.4.5. Nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại và nâng cao tay nghề của người lao động. tay nghề của người lao động.
Việc đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho các chủ trang trại đặt ra rất cấp bách. Trƣớc mắt, thông qua tổng kết, tổ chức tham quan các trang trại quản lý kinh doanh giỏi để học tập lẫn nhau và tổ chức bồi dƣỡng những kiến thức về khoa học và quản lý. Về lâu dài, tổ chức các khoá đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý cho các chủ trang trại.
4.3.4.6. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại.
Có kế hoạch bố trí vốn để hỗ trợ các trang trại đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin. Trang trại đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣờc. Thực hiện miễn thuế thu nhập với thời gian tối đa nếu chủ trang trại đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh ở những địa bàn đất trống, đồi núi trọc
Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trƣờng; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc theo pháp luật. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác.
4.3.4.7. Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn lương thực, thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để chủ động hội nhập. thực, thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để chủ động hội nhập.
Tổ chức liên kết hợp tác thích hợp để cùng nhau học tập, trao đổi, giúp đỡ nhau về khoa học, công nghệ, về kinh nghiệm sản xuất, quản lý, thông tin thị trƣờng, giá cả…kịp thời, hiệu quả. Phải xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản tạo ra nông sản, thực phẩm sạch, an toàn lƣơng thực, thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm có thể cạnh tranh và tiêu thụ cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Tóm lại, hàng loạt chính sách đã đƣợc ban hành và phát huy tốt tác dụng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bấp cập cần tháo gỡ.
Phát triển kinh tế trang trại cần phải có các chính sách đủ, đúng, khả thi và kiên trì thì mới đạt kết quả.
4.3.5. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại NLKH do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
4.3.5.1. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Thực tế hiện nay, việc giải quyết đầu ra cho các trang trại trên địa bàn là một vần đề cần thiết và cấp bách. Vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu bán dƣới dạng thô, bị thƣơng lái ép giá... Do đó, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại do thanh niên nông thôn làm chủ ở Đồng Hỷ nên ƣu tiên giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của trang trại.
Việc đƣa vấn đề tiêu thụ lên hàng đầu, vì tiêu thụ tạo cho các chủ trang trại một động lực sản xuất, và là nền tảng cho sự phát triển trang trại