Khái quát tình hình phát triển trang trại ở huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

Đồng Hỷ là Huyện có nguồn gốc phát triển trang trại rất sớm. Kinh tế trang trại của Đồng Hỷ phát triển đa dạng và thích ứng với từng điều kiện của từng vùng. Những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế của huyện Đồng Hỷ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đã có bƣớc phát triển mới và vững chắc. Đặc biệt đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại trên phạm vi toàn Huyện. Năm 2001, toàn Huyện có 63 trang trại với nhiều loại hình sản xuất nhƣ: Sản xuất kinh doanh tổng hợp, lâm nghiệp, trồng cây lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Theo tiêu chí trang trại mới sửa đổi năm 2007, số lƣợng mô hình kinh tế trang trại đến năm 2007 có 102 trang trại, tăng 161,9% (thêm 39 trang trại). Hiện nay, tổng số trang trại hiện có của Huyện là 89 trang trại, giảm 12,7% so với năm 2007. Xã có nhiều trang trại nhất là xã Hợp Tiến với 20 trang trại chiếm 1,12%. Trang trại đƣợc phân bố ở tất cả các vùng trong Huyện, nhƣng trang trại lâm nghiệp chủ yếu có ở khu vực miền múi (vùng núi phía Bắc và vùng núi phía Nam), các trang trại chăn nuôi phân bố ở vùng trung tâm nơi có địa hình bằng phẳng hơn. Các trang trại kinh doanh tổng hợp, cây ăn quả, cây lâu năm phân bổ ở những nơi còn lại. Tình hình biến động về số lƣợng trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ qua các năm đƣợc thể hiện qua Bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình phát triển trang trại ở Đồng Hỷ qua các năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ

Số trang trại hiện có trên địa bàn 102 104 89 101,9 85,57 93,41

- Trang trại cây CN, CĂQ 26 26 3 100 11,5 33,96 - Trang trại chăn nuôi 34 36 39 105,8 108,3 107 - Trang trại lâm nghiệp 10 10 31 100 310 176 - Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 2 2 0 100 0 0 - Trang trại SX NLKH 30 30 15 100 50,0 50,06

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Ta thấy số lƣợng trang trại trên địa bàn Huyện qua 3 năm giảm, tốc độ giảm bình quân là 6.59%. Trong các mô hình trang trại thì trang trại chăn nuôi và trang trại lâm nghiệp tăng lên. Cụ thể: Qua 3 năm trang trại lâm nghiệp tăng 76%, trang trại chăn nuôi tăng 5%. Còn lại các mô hình trang trại khác đều giảm qua 3 năm.

Về quy mô sản xuất của trang trại diễn biến qua các năm như sau: Về lao động: Năm 2007 huyện có 102 trang trại đã tạo việc làm cho 355 lao động trong đó lao động của chủ trang trại là 286 lao động, thuê ngoài là 69 lao động, đến năm 2009, tổng số lao động của trang trại còn 304 giảm 14,4% so với năm 2007. Về tổng diện tích đất sử dụng của các trang trại năm 2007, tổng diện tích đất nông nghiệp là 222,1 ha, bình quân 2,17 ha/trang trại. Đến năm 2009 tổng diện tích đất nông nghiệp còn 71,12 ha giảm 67% so với năm 2007. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2009 là 291 ha, bình quân 2,85 ha/trang trại. Năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1.086 ha, bình quân 12,2 ha/trang trại, tăng 273%. (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên).

Về quy mô vốn: Năm 2007 bình quân một trang trại vốn đầu tƣ 41,8 triệu đồng, vốn tự có 84%, vốn vay ngân hàng 13.6%, vốn các dự án 2,4%. Năm 2009 bình quân một trang trại có vốn đầu tƣ là 103 triệu đồng, tăng

114% so với năm 2007. (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên).

Về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại: Trong những năm qua trang trại ở Huyện tuy mới hình thành và phát triển nhƣng đã tạo ra một khối lƣợng sản phẩm tƣơng đối lớn. Tổng sản lƣợng giá trị hàng hoá bán ra của các trang trại năm 2007 là 5,9 tỷ đồng. Tổng thu nhập năm 2006 của các trang

trại hơn 3,5 tỷ đồng. Bình quân một trang trại thu nhập là 35,2 triệu đồng, bình quân thu nhập một nhân khẩu/ tháng của chủ trang trại là 490 nghìn

đồng. (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)