Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 138)

Nghiên cứu NLKH ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển từ những năm 1960 trở lại đây. Theo Nguyễn Trọng Hà (1962) có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Quí Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát [45]. Bùi Ngạnh (1964) đã xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai - Phú Thọ. Tôn Gia Huyên, Bùi Quang Toản (1965) đặt thí nghiệm và xây dựng mô hình chống xói mòn tại đồi ấp Bắc nông trƣờng Quốc doanh Sông Cầu - Bắc Thái đã cho những kết quả khả quan.

Khi làm thí nghiệm trồng dứa ở Hoà Vang trên đất có độ dốc 10-150, Vũ

Thành (1980) cho biết biện pháp trồng cỏ vào đất trồng dứa làm tăng độ ẩm đất từ 1 - 3%, tăng độ xốp từ 2 - 3 % và giảm xói mòn từ 45 - 50% so với đối chứng.

Đặng Đình Chấn (1981) đã đƣa ra một số cây đƣợc đánh giá có triển vọng nhƣ: Muồng lá nhọn, Muồng lá tròn, cốt khí, đậu nho nhe để làm cây phân xanh cải tạo đất dốc [37].

Năm 1983 - 1985 Nguyễn Văn Tiễn thí nghiệm trồng xen sắn với lạc cùng với các băng cốt khí và hàng rào xanh kết hợp bón phân khoáng hợp lý trên đất dốc nghèo dinh dƣỡng. Kết quả cho thấy ngoài việc thu thêm sản phẩm lạc từ 5,3 - 6,4 tạ/ha đã làm năng suất sắn đạt 12,1 - 16,6 tấn/ha, lƣợng đất xói mòn giảm từ 2,8 - 4,5 lần so với trồng sắn thuần[46].

Thái Phiên, Nguyễn Tử Xiêm 1986 tổng kết, kết quả nghiên cứu.

"Trong 5 năm của chương trình Nhà Nước giai đoạn 1980 - 1985” về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khai hoang và chống xói mòn đất mới khai hoang đã tập hợp các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất

đỏ vàng, khai hoang, phục hoá trên địa bàn đất dốc toàn quốc. Nhiều mô hình bảo vệ đất chống xói mòn trên các loại đất với cơ cấu cây trồng chính đƣợc thực hiện và áp dụng trong sản xuất [44].

1.2.2.2. Phân loại hệ thống NLKH ở Việt Nam

Ở Việt Nam trên cơ sở kết quả hoạt động nghiên cứu NLKH, một số tác giả nhƣ Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hƣởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tập hợp các mô hình NLKH điển hình và phân chia các vùng hoạt động của NLKH chính trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên để xác định khả năng thực hiện ở các vùng đó:

- Vùng ven biển: Với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động. - Vùng đồng bằng: Các mô hình VAC (Vƣờn - Ao - Chuồng), trồng cây phân tán, đai xanh phòng hộ.

- Vùng đồi núi và trung du: Các mô hình VR (Vƣờn - Rừng); VAC (Vƣờn - Ao - Chuồng); RVC (Rừng -Vƣờn - Chuồng); trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật (R - O), … chống xói mòn bảo vệ đất.

- Vùng đồi núi cao: Chăn thả dƣới tán rừng, làm ruộng bậc thang với rừng phòng hộ đầu nguồn.

Phân tích các mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố trong hệ canh tác NLKH gồm: Cây gỗ sống lâu năm, cây thân thảo, vật nuôi.

Các tác giả trên đã phân hệ canh tác NLKH ở Việt Nam thành 8 hệ

thống chính gọi là “hệ canh tác” là đơn vị cao nhất, dƣới hệ canh tác là các

phương thức” hay “kiểu” canh tác, và cuối cùng là các “mô hình” [47].

Theo nguyên tắc phân loại này hệ canh tác NLKH ở Việt Nam chia thành 8 hệ:

- Hệ canh tác nông - lâm - Hệ canh tác lâm - súc

- Hệ canh tác nông - lâm - súc - Hệ cây gỗ đa tác dụng - Hệ lâm - ngƣ

- Hệ nông - lâm - ngƣ. - Hệ ong - cây lấy gỗ. - Hệ nông - lâm - ngƣ - súc

Các hệ này đƣợc chia thành 27 kiểu canh tác khác nhau.

1.2.2.3. Thực tế NLKH ở Việt Nam

Ở Việt Nam khoảng hơn 1,5 triệu ha đất trống, đồi núi trọc đã đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc giao cho khoảng 500.000 hộ nông dân sử dụng làm giầu. Theo luật sửa đổi và bổ sung về đất đai (năm 1993) nông dân đã cố gắng đa dạng hoá sản xuất các vùng đất đã đƣợc giao hƣớng tới mục tiêu đạt sản lƣợng cao hơn. Là một biện pháp phổ biến mà ngƣời nông dân thƣờng vận dụng mô hình R - V - A - C - Rg (rừng - vƣờn - ao - chuồng - ruộng). Nông dân và cán bộ nghiên cứu Việt Nam cũng đang phát triển các hệ thống NLKH khác nhƣ việc trồng xen cây lƣơng thực và cây ăn quả dƣới cây gỗ có giá trị cao thuộc họ dầu cùng nhiều hình thức đa dạng của kỹ thuật canh tác bền

vững trên đất dốc (SALT) có nguồn gốc từ miền Nam Philippin [39].

Cây luồng (Dendrocalamas membra naceus munro) theo truyền thống đƣợc gắn liền với đời sống của đồng bào Mƣờng tại tỉnh Thanh Hoá Việt Nam. Qua nhiều biến đổi thăng trầm của thời kỳ khủng hoảng lƣơng thực, đến nay cây luồng lại khẳng định tính ƣu việt của nó trên đất dốc, cả về hiệu quả kinh tế và duy trì độ phì của đất. Ở huyện Ngọc Lạc (Thanh Hoá), diện tích trồng luồng tới nay đã đạt trên 10.000 ha, có những trang trại của hộ nông dân đạt tới 20 - 30 ha rừng. Thu nhập luồng đạt trên 15 triệu đồng/ha bình quân năm. Điều (Anacaradium occidentale - còn gọi là đào lộn hột) là cây nhập nội có nguồn gốc từ Brazil, đã đƣợc đồng bào miền Trung nƣớc Việt Nam nhập về, thuần hoá và đã phát triển tới hàng trục nghìn ha trong các mô hình NLKH do cộng đồng phát triển và tự quản lý. Gần đây công tác thuần hoá cho bƣớc phát triển tiếp theo [39].

Tại các huyện Trùng Khánh, Hà Quảng … thuộc tỉnh Cao Bằng, từ lâu nông dân các dân tộc Nùng, Tày đã có kinh nghiệm thuần hoá và phát triển

một số loài cây rừng bản địa trong đó có cây “mắc rặc” có thể sinh trƣởng rất tốt trên vùng núi đá vôi, có khả năng nhanh chóng phủ xanh đất trồng, đồi núi

trọc khô hạn, mà các loài cây khác không thực hiện đƣợc [48].

Ngoài ra, trong những năm gần đây rất nhiều cây bản địa khác đƣợc bà con dân tộc miền núi phát triển và chúng đƣợc thực hiện ở các vùng sinh thái khác nhau, đã minh hoạ phần nào triển vọng của các giải pháp NLKH bền vững để giải quyết các trở ngại về thoái hoá đất, về đói nghèo và vấn đề an ninh lƣơng thực tại vùng nông thôn. Những kết quả khích lệ đó về NLKH vẫn đƣợc coi là một ngành khoa học và cũng chính là một thực tiễn sản xuất hiện đang đƣợc hàng nghìn hộ nông dân nghèo thuộc các nƣớc đang phát triển thực hiện.

Nông dân Việt Nam đã sáng tạo nhiều hệ thống NLKH từ rất lâu đời, các mô hình NLKH có thể bắt gặp ở mọi vùng trung du miền núi. Tuy vậy tổng kết đánh giá trên quan điểm khoa học nghiên cứu về NLKH cho thấy mô hình NLKH mới đƣợc du nhập vào Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây.

NLKH phải đƣợc coi là một chiến lƣợc phát triển lâu dài của Việt Nam, các chƣơng trình nghiên cứu khoa học phải đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm của ngƣời nông dân, có nông dân tham gia. Phải coi trọng kiến thức bản địa, NLKH phải đƣợc thực hiện đồng bộ, coi trọng các yếu tố kinh tế, sinh thái, môi trƣờng, sử dụng đất đai hợp lý, chế biến, tiếp thị tốt các sản phẩm NLKH. Về biện pháp thực hiện: Cần khảo sát các yếu tố sinh thái và môi trƣờng trong nông lâm kết hợp trên quy mô cả nƣớc. Trong quá trình phát triển NLKH luôn coi trọng quá trình học tập kinh nghiệm của ngƣời nông dân.

Hiện nay ở Việt Nam NLKH đang ngày càng phát triển và nó thực sự mở ra hƣớng đi mới trong nền sản xuất nông - lâm nghiệp nƣớc nhà. Đặc biệt từ sau khi có các nghị định của thủ tƣớng Chính Phủ nhƣ: Nghị định 327/CP tháng 9 năm 1992 về chủ trƣơng sử dụng đất trồng đồi núi trọc, bãi bồi ven

biển và mặt nƣớc [43].Nghị định 02/CP ngày 15/7/1994 [42]qui định về việc

nghiệp đã thúc đẩy hoạt động NLKH đang tồn tại ở Việt Nam nhƣ: VAC; V.R; R.VCA; R - Ong … đang ngày càng phát huy hiệu quả bảo vệ đất, nuớc, năng suất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống của ngƣời dân miền núi, nhiều hộ gia đình đã vƣơn lên giầu có nhờ thực hiện NLKH.

Theo Vũ Biệt Linh (1995) canh tác NLKH tạo ra năng suất cao với nhiều sản phẩm hàng hoá, bảo vệ đƣợc đa dạng sinh học của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm [41].

Muốn thực hiện đƣợc việc xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân vùng Trung du miền núi thì phát triển NLKH phải đƣợc đầu tƣ theo chiều sâu ngay từ đầu vào các hộ gia đình với phƣơng thức vƣờn - rừng - vƣờn gia đình.

Trên cơ sở khảo sát và thử nghiệm một số mô hình NLKH trên đất đồi núi tỉnh Lạng Sơn, Nguyễn Đức Thi (1995) đã đƣa ra kết quả về một số mô hình phổ biến và đạt hiệu quả cao ở vùng này là: Hồi - Chè dƣới tán rừng tự nhiên; Quýt - rừng tái sinh; Cà phê - Chè - Dứa - rừng trồng; Cà phê - Vải - Chè - rừng tái sinh tự nhiên; Mận - Hồng - rừng tự nhiên; Cà phê - Keo - rừng trồng.

Năm 1995 - 1996 [36], tại huyện Na Rì - Bắc Kạn, Trƣờng Đại học

nông lâm chủ trì dự án “xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

nhằm góp phần ổn định phát triển nông thôn vùng cao". Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đƣa các giống cây ăn quả và đặc sản có giá trị kinh tế cao nhƣ vải, nhãn, hồng không hạt, mận tam hoa, cam, quýt và cây hồi trồng xen với các cây họ đậu và cây lƣơng thực. Kết quả cho thấy cây ăn quả nhƣ vải và nhãn có tỷ lệ sống 55 %, các cây khác có tỷ lệ sống 80 - 83% và sinh trƣởng phát triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ các mô hình canh tác NLKH là thành công. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng xây dựng mô hình trình diễn là hƣớng đi đúng cần đƣợc nhân rộng.

Ở Đoan Hùng - Phú Thọ các mô hình NLKH đƣợc xây dựng là: Mỡ (Manglitia glauca) - Sắn - Diễn bao đồi; Mỡ - Lạc; Bạch đàn trắng - Sắn - Cốt

khí - Diễn bao đồi; Thông - Sắn; Mỡ (Mangglitia glauca) - Thông - Sắn -

Diễn bao đồi; Thông - Mỡ - Lúa (Lạc) - Chè - Trẩu - Cốt khí - Muồng lá nhọn Các mô hình trên đã hạn chế xói mòn và cho hiệu quả khả quan về kinh tế[38].

Hiện nay có rất nhiều mô hình canh tác NLKH trên đất nƣơng rẫy, vƣờn rừng, các mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng ngày càng phát triển.

- Năm 2009, TS.Lê Sỹ Trung và cộng sự đã “Điều tra đánh gía các mô

hình và biện pháp kỹ thuật canh tác NLKH trên đất lâm nghiệp trung du miền núi phía Bắc”, kết quả đã xác định đƣợc vùng cao có 11 dạng mô hình NLKH, vùng thấp có 10 dạng mô hình NLKH. Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng, sự chấp nhận của cộng đồng đã chọn ra đƣợc các mô hình cần nhân rộng cho khu vực trung du miền núi phía Bắc gồm:

+ Vùng cao: 6 dạng mô hình (VAC; R.Rg.V.A.C; R.C.Rg; R.V.A.C; R.Ng.C; R.C)

+ Vùng thấp: 4 dạng mô hình (R.V.A.C; R.V.C; V.A.C; R.V.A.C.O)

Chƣơng II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích, đánh giá các mô hình kinh tế trang trại theo hƣớng nông lâm kết hợp dựa trên cơ cấu sử dụng đất, thành phần tham gia, tổ chức thực hiện và hiệu quả thu nhập của các dạng mô hình; xác định thuận lợi, khó khăn để đề xuất các giải pháp có tính khả thi tại địa bàn nghiên cứu.

2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về phát triển kinh tế trang trại, các thành phần tham gia và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển các mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ ở

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ trình độ nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc chọn 5 mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp trong tổng số 35 mô hình kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ do thanh niên làm chủ để phân tích sâu, đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm nhân ra diện rộng.

2.3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu những chính sách của nhà nƣớc liên quan đến phát triển kinh tế trang trại

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại khu vực nghiên cứu

- Phân tích các mô hình kinh tế trang trại theo hƣớng NLKH do thanh niên làm chủ hiện có (về tổ chức, quy mô, cơ cấu, kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế của mô hình trong năm hiện tại…).

- Xác định thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hƣởng đến sự phát triển của các mô hình kinh tế trang trại NLKH của thanh niên

- Đề xuất các giải pháp có hiệu quả nhằm cải tiến, phát triển các mô hình kinh tế trang trại NLKH tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phuơng pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trong năm 2009, toàn huyện Đồng Hỷ có 89 trang trại trong đó có 35 trang trại do thanh niên làm chủ, phân bố rải rác ở các xã khác nhau (Dựa trên số liệu điều tra khảo sát tình hình trang trại năm 2009 của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT Huyện). Tuy nhiên trong số 35 trang trại do

tập trung ở các xã là: Khe Mo, Văn Hán, Hoá Thƣợng, Sông Cầu và Hợp Tiến. Đây là 5 trong số những mô hình kinh tế tiêu biểu của thanh niên huyện Đồng Hỷ đang đƣợc hỗ trợ vốn từ nguồn kinh phí của Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Ban thƣờng vụ Huyện đoàn Đồng Hỷ khai thác và đứng ra tín chấp cho thanh niên vay để phát triển kinh tế. Vì số lƣợng loại hình trang trại này không nhiều nên chúng tôi đã tiến hành điều tra 5/5 trang trại hiện có (= 100%) để đánh giá

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

*Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp)

Đây là phƣơng pháp kế thừa, chọn lọc, thu thập các thông tin thông qua những tài liệu liên quan đã đƣợc các cơ quan thống kê các cấp, các trƣờng Đại học, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách do các nhà khoa học viết và công bố bằng tiếng việt, các tạp chí, báo ra hàng ngày, hàng tháng của trung ƣơng và địa phƣơng và kết quả nghiên cứu của các đề tài có cùng nội dung nghiên cứu. Cập nhật những thông tin, những vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ thống hoá, bổ sung cơ sở lý luận của đề tài và những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây dựng cơ sở định hƣớng.

Thu thập thông tin, số liệu qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)

Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: - Phƣơng pháp PRA (Điều tra, đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân): Trực tiếp tiếp xúc với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập đƣợc thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đƣa ra định hƣớng và giải

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)