Địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 138)

Huyện Đồng Hỷ có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80m so với mặt biển, cao nhất là xóm Liên Phƣơng – xã Văn Lăng và xóm Mỏ Ba – xã Tân Long trên 600m, thấp nhất là xã Huống Thƣợng 20m. Vùng phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm gần 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng, thích hợp cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên 3 tiểu vùng riêng biệt (xem các bảng sau):

Bảng 3.1: Đặc điểm địa hình huyện Đồng Hỷ

Dạng địa hình Diện tích

(ha) Đặc điểm

1.Dạng đất trũng 14.321,84

Chiếm 31,45 Tổng DTTN, độ cao 14m đến 25m xen kẽ dải đối thấp phân bố không liên tục, độ dốc 00 – 100

2.Dạng gò đồi 8.780

Chiếm 19,28% Tổng DTTN, gồm có đồi gò thấp với độ cao 30m - 50m, và đồi gò cao với độ cao từ 50m - 100m, độ dốc 120 – 250 3.Dạng núi thấp đồi cao 22.439,5 Chiếm 49,27% Tổng DTTN, có độ cao từ 100m - 200m, độ dốc > 250

Bảng 3.2: Vùng sinh thái với các đặc điểm địa hình khác nhau Dạng địa hình Đặc điểm Vùng núi phía Bắc

Gồm 6 xã và 1 thị trấn: xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Hoá Trung, Quang Sơn, Minh Lập và thị trấn Sông Cầu. Địa hình vùng này dốc, chủ yếu là đồi núi, thích hợp với cây lâm nghiệp, cây lâu năm, chủ yếu là trồng chè và cây ăn quả

Vùng núi phía Nam

Gồm 5 xã và 1 thị trấn: xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Tân Lợi, Hợp Tiến và thị trấn Trại Cau. Địa hình ở đây cũng chủ yếu là đồi núi, diện tích đất bằng phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không có nhiều.

Vùng Trung Tâm

Gồm 4 xã và 1 thị trấn: xã Hoá Thƣợng, Nam Hoà, Linh Sơn, Huống Thƣợng và thị trấn Chùa Hang. Địa hình ở khu vực này khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Phần lớn diện tích trồng lúa và màu của Huyện tập trung chủ yếu ở khu vực này. Khu vực này nằm ngay sát với trung tâm Thành phố Thái Nguyên, có Sông Cầu chảy qua rất thuận tiện cho việc tƣới tiêu.

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

3.1.2.2. Thổ nhưỡng và đặc điểm đất đai

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ Thổ nhƣỡng và bản đồ Địa hình thì ta có thể phân loại đất đai theo thổ nhƣỡng nhƣ sau:

Bảng 3.3: Đặc điểm đất đai huyện Đồng Hỷ

Loại đất Đặc điểm

1.Đất phù sa Ven sông

Đƣợc bồi đắp phù sa hàng năm, độ phì khá, nghèo lân, bị úng ngập thƣờng xuyên, đất chua, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã nằm ngoài hoặc ven Sông Cầu, Linh Nham: nhƣ các xã: (Huống Thƣợng, Linh Sơn, Nam Hoà, Hoà Bình, Minh Lập và Hoá Thƣợng) thích hợp với loại cây lƣơng thực và thực phẩm.

2.Đất phù sa ven suối và

ngòi

Đƣợc bồi đắp phù sa hàng năm, độ phì khá, nghèo lân, hay bị úng, ngập , đất chua, địa hình bậc thang. Phân bố tập trung chủ yếu ở các xã (Khe Mo, Hoá Trung, Hoá Thƣợng, Minh Lập) thích hợp với loại cây lƣơng thực và thực phẩm. 3.Đất nâu đỏ

trên đá vôi

Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã (Tân Long, Quang Sơn, Văn Lăng) thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp (chè) và cây ăn quả.

4. Đất vàng nhạt trên

phiến thạch sét

Đất hình thành và phát triển tại chỗ trên nền đá mẹ phiến thạch sét, đất có màu vàng nâu, thành phần cơ giới nặng. Đƣợc phân bổ hầu hết ở các xã trong Huyện. Đối với những vùng đất có độ dày trên 100 cm, độ dốc dƣới 200 nên sử dụng vào việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Vùng có tầng dày từ 70 - 100 cm, độ dốc dƣới 200 có thể trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất có độ dốc > 200

và tầng đất dầy trên 200cm, bố trí khoanh nuôi, trồng rừng với các loại cây: thông, keo, bồ đề, bạch đàn, quế…

5. Đất vàng nhạt trên đá

cát

Là loại đất nghèo chất dinh dƣỡng, với độ dốc rất khác nhau và đƣợc phân bổ ở các xã: (Văn Lăng, Nam Hoà, Tân Lợi, Hợp Tiến và Trại Cau). Vùng đất tầng dày trên 100cm, độ dốc 200

nên sử dụng vào trồng cây công nghiệp dài ngày và cây hàng năm còn vùng đất dốc trên 200

bố trí trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.

6. Đất đỏ vàng biến đổi

do trồng lúa

Do đất đƣợc hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau, do sự khai phá canh tác đã lâu, dần đần làm biến đổi tính chất của đất. Vì vậy kết cấu đất thƣờng bị phá vỡ, màu sắc lớp mặt nhạt dần, tỷ lệ mùn, chất dinh dƣỡng và độ tơi xốp giảm. Với loại đất này cây trồng đƣợc bố trí chủ yếu là lúa 1 vụ, bỏ hoá vụ đông do nguyên nhân thiếu nƣớc tƣới. Phân bố ở xã Nam Hoà là chủ yếu. 7. Đất dốc tụ

Loại đất này đƣợc hình thành chủ yếu do những sản phẩm bào mòn từ đồi núi đƣa xuống theo dòng chảy và tích tụ tạo nên những dải ruộng dốc tụ, thƣờng ở vị trí ven đồi có địa hình bậc thang. Cây trồng chính là lúa nƣớc vụ mùa. Phân bổ hầu hết ở các xã trong Huyện.

8. Đất bạc màu

Phân bố nhiều ở Linh Sơn, Nam Hoà và Trại Cau và rải rác ở một số xã vùng nam. Thích hợp với trồng cây công nghiệp và cây ăn quả

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

Nhìn chung huyện Đồng Hỷ có cơ cấu đất khá phong phú, nhƣng với địa hình đồi núi nên chỉ có khoảng 27% DTTN của Huyện thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp (độ dốc thấp < 100); độ dốc từ 100

- 250 có khả năng trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, còn lại độ dốc cao > 250

thì chủ yếu sản xuất lâm nghiệp

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu, thời tiết

Huyện Đồng Hỷ chịu ảnh hƣởng chung của tiểu khí hậu trong vùng. Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trƣng của các tỉnh miền núi

và trung du: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220

C – 270C; độ ẩm không khí

trung bình thay đổi từ 75 – 85%

Khí hậu Đồng Hỷ nói chung nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển nghành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với điều kiện nhiệt độ cao có thể

làm nhiều vụ trong một năm và vòng sinh trƣởng của cây vẫn đảm bảo. Điều kiện mƣa ẩm, do đó có nhiều loại thực vật phát triển, nếu làm thuỷ lợi tốt, biết cách điều hoà nƣớc có thể đảm bảo cung cấp nƣớc cho cây trồng. Khí hậu Đồng Hỷ có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng (mƣa nhiều) từ khoảng tháng 5 đến tháng 9 và mùa lạnh (mƣa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa hè nhiệt độ trung bình 270

C - 280C có lúc lên tới 300

C - 310C. Mùa này thƣờng

có mƣa, mƣa nhiều nhất thƣờng khoảng tháng 7, tháng 8, trung bình lƣợng mƣa trong tháng này từ 300 – 400 mm và chiếm khoảng 40 -46% lƣợng mƣa cả năm. Mùa này nói chung thời tiết, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Song vào mùa mƣa, thỉnh thoảng có bão, có những cơn bão gây mƣa to, gió lớn, gây úng lụt, làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp, đồng thời do địa hình miền núi nên những trận mƣa to ở đầu nguồn, dẫn đến xói mòn đất, gây bạc màu cho đất. Mùa khô hanh từ

tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 150

C - 220C, mùa này thƣờng ít mƣa và thƣờng hay bị hạn hán vào tháng 12; tháng 1 có những đợt gió thổi mạnh cũng gây ảnh hƣởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.

Nhìn chung điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Đồng Hỷ thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên khi xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… cũng gây khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Nhìn chung các sông suối của huyện Đồng Hỷ đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào Sông Cầu, mật độ sông suối bình

quân 0,2 km/km2. Huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn là:

- Sông Cầu: Bắt nguồn từ Bắc Kạn, chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 47 km, là nguồn chính cung cấp nƣớc tƣới cho Huyện.

- Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Võ Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thƣợng, Linh Sơn ra Sông Cầu, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28 km. Do rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều nên lƣu lƣợng nƣớc giữa mùa mƣa và mùa khô chênh lệch rất lớn, mùa mƣa thƣờng gây lũ lớn, mùa khô mực nƣớc sông xuống rất thấp.

- Suối Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hoà dài 19 km; suối Ngàn Me bắt nguồn từ Cây Thị chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam Hoà dài 21 km. Ngoài ra còn có hàng chục con suối lớn nhỏ khác cộng với hàng chục hồ nƣớc lớn, nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nƣớc ngầm qua thăm dò đƣợc đánh giá là rất phong phú. Chất lƣợng nguồn nƣớc của huyện Đồng Hỷ do tác động của con ngƣời nên nguồn nƣớc mặt đang bị ô nhiễm, cần có phƣơng pháp hữu hiệu để làm giảm mức độ ô nhiễm. Nƣớc ngầm bảo đảm chất lƣợng và tiềm năng khai thác phục vụ đời sống.

Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn của huyện Đồng Hỷ tƣơng đối thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vùng này cũng phải chịu những thay đổi đột ngột của khí hậu, thời tiết và thuỷ văn gây nên nhƣ: hay xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… cũng gây tác động không nhỏ đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, cần phải có những giải pháp chủ động phòng chống thiên tai, đồng thời khai thác những điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn Huyện.

3.1.4. Tình tình phân bổ và sử dụng đất

Tình hình sử dụng đất đai của Huyện trong những năm qua có sự thay đổi đáng kể, trong đó phải kể đến là đất chuyên dùng và đất thổ cƣ. Để nắm rõ quỹ đất đai của huyện Đồng Hỷ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào ta tiến hành nghiên cứu Bảng 3.4

Bảng 3.4: Tình hình đất đai của huyện Hồng Hỷ qua các năm (2007 – 2009)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)

Sl (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 2008/2007 2009/2008 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 47.037,94 100 47.037,94 100 47.037,94 100 100 100 100

1. Diện tích đất nông nghiệp 11.854,65 25,20 11.914,24 25,33 12.144,16 25,82 100,50 101,93 101,21

1.1.Đất trồng cây hàng năm 6.377,23 53,80 6.377,23 53,53 6.969,83 57,39 100 109,29 104,54 1.2.Đất trồng cây CN, CĂQ 4.805,73 40,53 5.114,33 42,93 5.174,33 42,61 106,43 101,17 103,37 2. Đất lâm nghiệp 21.175,28 45,02 22.912,07 48,71 23.712,07 50,41 108,20 103,49 105,82 2.1.Rừng tự nhiên 11.958,84 56,48 11.958,84 52,19 11.958,84 50,43 100 100 100 2.2.Rừng trồng 9.216,44 43,52 10.953,23 47,81 11.753,23 49,57 118,84 107,30 112,92 3. Đất ở 865,79 1,84 956,18 2,03 956,18 2,03 110,44 100 105,09 4. Đất chuyên dùng 4.623,20 9,83 4.653,00 9,89 4.423,08 9,40 100,64 95,06 0,98 5. Đất chưa sử dụng 8.519,02 18,11 6.602,45 14,04 5.802,45 12,34 77,50 87,88 0,83 5.1.Đất bằng chƣa sử dụng 384,93 4,52 561,87 8,51 561,87 9,68 145,97 100 120,80 5.1.Đất đồi núi chƣa sử dụng 7.670,39 90,04 5.362,70 81,22 4.562,70 78,63 69,91 85,08 0,77 5.3.Núi đá không có rừng cây 463,70 5,44 677,88 10,27 677,88 11,68 146,19 100 120,90 Một số chỉ tiêu

Diện tích đất NN/hộ NN (ha/hộ) 0,63 0,63 Diện tích đất LN/hộ NN (ha/hộ) 1,12 1,20

Bảng 3.4 cho thấy, diện tích đất ở tăng tƣơng đối mạnh từ năm 2007 đến năm 2008. Đất chuyên dùng năm 2008 so với năm 2007 tăng không đáng kể (tăng 0,64%), năm 2009 so với năm 2008 lại giảm nhẹ

Diện tích đất chƣa sử dụng còn nhiều, tuy nhiên đất chƣa sử dụng giảm mạnh từ 8519,02 ha năm 2007 xuống còn 5802,45 ha năm 2009, bình quân qua 3 năm giảm 17%, tức là đã đƣa vào sử dụng 2716,57 ha

Với địa hình và đất đai nhƣ trên, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên để phát triển nông, lâm nghiệp. Vấn đề thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất, khai thác diện tích đất chƣa sử dụng, phát triển các mô hình sản xuất đang là đòi hỏi bức thiết.

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

3.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của Huyện Đồng Hỷ qua 3 năm (2007 - 2009) năm (2007 - 2009)

Lao động là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất. Động lực phát triển kinh tế xã hội quy tụ lại là con ngƣời. Đối với các trang trại kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi lƣợng lao động lớn trong cả thời kỳ sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nhiều ngƣời lao động ở nông thôn. Tình hình biến động về nhân khẩu và lao động của Huyện đƣợc thể hiện trong Bảng 3.5. Qua Bảng 3.5 ta thấy nhân khẩu của Huyện có sự biến động tăng qua các năm: Năm 2007 là 123.176 ngƣời, năm 2008 là 124.566 tăng so với năm 2007 là 1,05%, năm 2009 là 125.811 ngƣời tăng so với năm 2008 là 1%. Bình quân qua 3 năm (2007 - 2009) dân số của Huyện tăng lên 1.02%, đây là một tỉ lệ thấp so với tỉ lệ tăng dân số của Tỉnh. Đồng Hỷ là một Huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tính đến năm 2009, số khẩu nông nghiệp của Huyện là 88.368 chiếm 70,24% tổng số nhân khẩu, nhân khẩu phi nông nghiệp là 37.443 ngƣời chiếm 29,76% tổng số nhân khẩu.

Bảng 3.5: Tình hình nhân khẩu lao động của huyện Đồng Hỷ qua 3 năm (2007 - 2009)

Chỉ tiêu ĐVT

2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC(%) 08/07 09/08 BQ

I. Tổng nhân khẩu Ngƣời 123.176 100 124.566 100 125.811 100 101,05 101,00 101,02

1. Nhân khẩu nông nghiệp Ngƣời 87.526 71,00 88.232 70,83 88.368 70,24 100,81 100,15 100,48 2. Nhân khẩu phi nông nghiệp Ngƣời 35.750 29,00 36.334 29,17 37.443 29,67 101,63 103,05 102,34

II. Tổng số hộ Hộ 27.070 100 27.661 100 28.177 100 102,00 102,05 102,02

1. Hộ nông nghiệp Hộ 18.949 70,00 19.057 69,02 19.126 67,88 100,57 100,36 100,47 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.121 30,00 8.554 30,98 9.051 32,12 105,33 105,81 105,57

III. Tổng số lao động 66.322 100 67.119 100 67.879 100 101,20 101,13 101,17

1. Lao động nông nghiệp LĐ 47.209 71,18 47.763 71,16 48.295 71,15 101,17 101,11 101,14 2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 19.113 28,82 19.356 28,84 19.584 28,85 101,27 101,18 101,22

IV. Bình quân LĐNN/ hộ NN LĐ/hộ 2,49 2,51 2.53 100,60 100,75 100,67

V. Bình quân NKNN/ hộ NN Ng/hộ 4,62 4,63 4.62 100,24 99,79 100,01

VI. Mật độ dân số Ng/hộ 267 270 272 101,12 100,74 100,93

Do sự gia tăng dân số trong những năm trƣớc nên số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng qua các năm, cụ thể: Tổng số ngƣời lao động năm 2007 là 66.322 ngƣời, năm 2008 là 67.119 tăng 1,2% so với năm 2007, năm 2009 là 67.879 ngƣời tăng 1,13% so với 2008. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội và cho ngành nông nghiệp của Huyện, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình trang trại, vì trang trại cần nhiều lao động thƣờng xuyên.

3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

3.2.2.1. Giao thông

Mạng lƣới giao thông huyện Đồng Hỷ nhìn chung đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Từ thành phố

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)