4.1.3.1. Chính sách đất đai
sản xuất thì ngoài phần đất đã đƣợc giao trong hạn mức của địa phƣơng còn đƣợc Uỷ ban nhân đân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
- Hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật về đất đai và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc giao hoặc nhận chuyển nhƣợng, quyền sử dụng đất vƣợt quá hạn mức sử dụng đất trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại thì đƣợc tiếp tục sử dụng và chuyển sang phần diện tích đất vƣợt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Riêng đối với đất lâm nghiệp thì Chính sách giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp của Nhà nước có quy định [54]
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để trồng rừng trang trại đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất dựa trên cơ sở: quỹ đất của địa phƣơng; hiện trạng quản lý, sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất để sản xuất- kinh doanh rừng trang trại của hộ gia đình, cá nhân. Nhà nƣớc khuyến khích việc sử dụng đất trống, đồi núi trọc đất hoang hoá vào mục đích phát triển rừng trang trại.
Hạn mức đất giao cho hộ gia đình, cá nhân do UNBD cấp tỉnh quy định nhƣng không quá 30 ha. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.
Diện tích đất trong hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân, Nhà nƣớc không thu tiền sử dụng đất, số diện tích vƣợt quá hạn mức quy định, hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê đất của Nhà nƣớc. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đầu tƣ xây dựng rừng trang trại với quy mô lớn đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất theo nhu cầu về diện tích và thời hạn thuê đất theo phƣơng án đầu tƣ sản xuất- kinh doanh rừng trang trại của ngƣời thuê đất.
Thời hạn giao đất là 50 năm, khi hết thời hạn trên nếu hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích lâm nghiệp và trong quá trình
sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai (hoặc trong trường hợp cây rừng có chu kỳ kinh doanh trên 50 năm), thì khi hết thời hạn 50 năm vẫn đƣợc Nhà nƣớc giao tiếp để sử dụng.
Hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, tuỳ theo việc đƣợc giao đất hay đƣợc thuê đất (trong trƣờng hợp đã trả tiền thuê đất một lần hay nhiều lần) và đất đó là đất đã có rừng hoặc chƣa có rừng thì hộ gia đình, cá nhân đƣợc hƣởng các quyền: sử dụng đất; chuyển nhƣợng; cho thuê lại; thừa kế; thế chấp tài sản đã đầu tƣ trên đất; góp vốn hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức cá nhân nƣớc ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân còn đƣợc miễn giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đƣợc hƣởng các chính sách của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ và phát riển rừng; đƣợc sử dụng đất lâm nghiệp để sản xuất lâm-nông kết hợp trên diện tích đất chƣa có rừng hoặc sử dụng rừng trang trại để kinh doanh du lịch cảnh quan; đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi khi tham gia các chƣơng trình, dự án khác, nhƣ: Dự án trồng rừng Việt- Đức KFW, Dự án PAM, Dự án SIDA.v.v...
Thực hiện chính sách đất đai đối với các chủ trang trại, hầu hết các địa phƣơng nơi có rừng đều tổ chức giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình để phát triển trang trại rừng, khuyến khích các hộ tích tụ, tập trung đất đai, Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có những tồn tại đó là: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại còn chậm, nhu cầu tăng diện tích đất cho chủ trang trại chƣa đƣợc đáp ứng, các thủ tục chuyển nhƣợng, cho thuê... làm chậm, phức tạp nên việc chuyển nhƣợng, tích tụ đất đai bị hạn chế.
4.1.3.2. Chính sách đầu tư
Tuỳ theo từng loại trang trại và địa bàn hoạt động của trang trại mà chủ trang trại đƣợc hƣởng chính sách đầu tƣ khác nhau:
Đối với rừng sản xuất [55], [56]: Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc đã phân loại ngành nghề, địa bàn hoạt động để quy định việc hƣởng chính sách đầu tƣ đó là: Danh mục C là các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, danh mục B là các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và danh mục A là các ngành đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ trong đó trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cơ sở chế biến nông, lâm thuỷ sản, nhƣ vậy các rừng trang trại là một trong những đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách đầu tƣ, cụ thể nhƣ sau:
- Đƣợc giảm 50% tiền sử dụng đất (trong trƣờng hợp giao đất phải trả tiền sử dụng đất); đƣợc miễn nộp tiền sử dụng đất đối với rừng trang trại ở địa bàn quy định tại danh mục B và danh mục C
- Đƣợc miễn nộp tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C.
- Đƣợc miễn thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng cây lâu năm trên đất hoang hoá, đồi, núi trọc.
- Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc áp dụng nhƣ sau: thuế suất 25% đối với dự án đầu tƣ thuộc danh mục A ở các địa bàn; danh mục A thực hiện ở địa bàn thuộc Danh mục B đƣợc áp dụng thuế suất 20%; nếu thực hiện ở địa bàn thuộc Danh mục C đƣợc áp dụng thuế suất 15% .
Nhà nƣớc có quy định "Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thƣờng xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình
đối với hoạt động kinh doanh” [57]: là đối tƣợng đƣợc đăng ký kinh doanh.
Do vậy nếu chủ trang trại sau khi đăng ký kinh doanh sẽ đƣợc Chính phủ trợ giúp đầu tƣ thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định [50], [58].
Việc triển khai các chính sách đầu tƣ nêu trên đƣợc áp dụng thống nhất trong cả nƣớc, theo đó các trang trại đƣợc đầu tƣ, phát triển. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện còn có những bất cập nhƣ: Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của cả nƣớc có nhiều, trong khi khả năng vốn ngân sách nhà nƣớc có hạn, do vậy việc ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ khoán bảo vệ rừng 50.000/ha/năm, khoanh nuôi tái sinh 1 triệu đồng/ha, hỗ trợ trồng cây gỗ đặc biệt quý hiếm 2,5 triệu đồng/ha không phải chủ trang trại nào cũng đƣợc hƣởng.
Để đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ các chủ trang trại phải lập dự án song phần đông chủ trang trại là nông dân, chƣa qua đào tạo do, trình độ
văn hoá thấp nên việc lập dự án khó khăn, theo đó chỉ có một số lƣợng nhỏ
chủ trang trại đƣợc hƣởng chính sách nêu trên.
4.1.3.3. Chính sách tín dụng.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh đƣợc vay vốn tín dụng thƣơng mại của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Việc vay vốn đƣợc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QDD-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn”, chủ trang trại đƣợc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
* Tín dụng ưu đãi đầu tư
Tín dụng ƣu đãi đầu tƣ thể hiện ở 3 hình thức: cho vay đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ và bảo lãnh tín dụng đầu tƣ [50], [59].
Về cho vay đầu tư: Mức vốn cho vay đối với từng trƣờng hợp thực hiện
theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc [50], [60]. (sửa đổi);
lãi suất cho vay đầu tƣ theo quy định ứng với từng thời điểm theo quy định của Chính phủ. Hiện nay lãi suất cho vay đầu tƣ trồng rừng từ Quỹ Hỗ trợ đầu tƣ là 5,4% /năm.
Về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư [56]. Chủ rừng trang trại chỉ nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay đầu tƣ trong phạm vi tổng mức đầu tƣ của dự án; số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ đƣợc xác định bằng tổng số vốn đã vay đầu tƣ của tổ chức tín dụng nhân với 50% lãi suất tín dụng đầu tƣ phát triển của
Nhà nƣớc. Mức lãi suất hỗ trợ đƣợc tính tại thời điểm vay vốn và ổn định trong suốt thời hạn vay vốn.
Về bảo lãnh tín dụng đầu tư: Chủ rừng trang trại đƣợc hƣởng bảo lãnh tín dụng đầu tƣ trong trƣờng hợp không đƣợc hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, không đƣợc vay hoặc mới đƣợc vay một phần tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc. Chủ rừng trang trại muốn đƣợc bảo lãnh phải: đƣợc tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh, đƣợc quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận và phải có tài sản đảm bảo. Mức bảo lãnh đối với mỗi dự án bằng mức vay vốn của tổ chức tín dụng trong tổng mức đầu tƣ của dự án, nhƣng tối đa không vƣợt mức quy định của Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc.
*Tín dụng thương mại
Mức cho vay: Các tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn theo dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án sản xuất, kinh doanh, khả năng về tài chính, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay của các chủ trang trại để xác định và thoả thuận mức cho vay đối với từng đối tƣợng đƣợc vay.
Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc trong từng thời kỳ; các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc thực hiện ƣu đãi lãi suất cho vay đối với các trƣờng hợp:
Sản xuất-kinh doanh rừng trang trại ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me sống tập trung đƣợc giảm 30% lãi suất cho vay so với lãi suất cho vay thông thƣờng của các tổ chức tín dụng.
Sản xuất-kinh doanh rừng trang trại ở khu vực miền núi đƣợc giảm 15% lãi suất cho vay so với lãi suất cho vay thông thƣờng của các tổ chức tín dụng.
Thời hạn cho vay: Các tổ chức tín dụng xác định và thoả thuận thời gian cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng), vay trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng), vay dài hạn (từ trên 60 tháng trở lên) phù hợp với chu kỳ sản xuất- kinh doanh rừng trang trại, thời gian khấu hao tài sản cố định, thời gian thuê và khả năng trả nợ của chủ rừng; đối với khoản cho vay trung hạn, dài hạn phải thoả thuận thời gian ân hạn phù hợp với thời gian thi công, xây dựng cơ bản của chủ rừng.
Đảm bảo tiền vay: Các chủ trang trại vay đến 20 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp giấy đề nghị vay vốn kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phƣờng về diện tích đất sử dụng, không có tranh chấp, trên cơ sở chủ trang trại có phƣơng án sản xuất có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng.
Trƣờng hợp chủ trang trại vay trên 20 triệu, thì số tiền vay từ trên 20 triệu đồng trở lên phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà nƣớc.
Chủ trang trại khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp, cầm cố cho các tổ chức tín dụng, đƣợc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh tín dụng theo quy định của Nhà nƣớc ban hành trong Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa [50], [61].
Cũng nhƣ chính sách ƣu đãi đầu tƣ, do việc lập dự án khó khăn, mặt khác khi thực hiện ngân hàng chỉ cho vay với thời hạn vay ngắn, lãi suất còn cao, thủ tục vay phức tạp nên chỉ có một số chủ trang trại vay đƣợc vốn từ ngân hàng (vốn vay chỉ chiếm dƣới 20% tổng vốn đầu tƣ, trong đó vay ngân hàng chỉ chiếm 32% tổng số vốn vay). Theo đó việc đầu tƣ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở chế biến của các trang trại rất yếu kém.
4.1.3.4. Chính sách về thuế.
- Để khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị quyết số 51/1999/NQ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
- Các trang trại đƣợc miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng
sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nƣớc tự nhiên chƣa có đầu tƣ cải tạo vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
4.1.3.5. Chính sách về sử dụng lao động.
Nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Chủ trang trại đƣợc tuyển dụng lao động với số lƣợng không hạn chế và không phân biệt địa bàn sinh sống của ngƣời lao động. Nhà nƣớc khuyến khích chủ trang trại tuyển dụng lao động là nông dân, ngƣời thiếu việc làm, ngƣời nghèo, lao động nữ, trƣớc hết là lao động tại chỗ và chủ trang trại đƣợc trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua giới thiệu của các trung tâm
dịch vụ việc làm [50], [62]. Việc tuyển lao động làm những công việc có tính
chất mùa vụ, không thƣờng xuyên với thời hạn dƣới 1 năm hai bên có thể ký kết bằng văn bản hoặc thoả thuận bằng miệng; còn đối với công việc ổn định, thƣờng xuyên thì phải ký kết bằng hợp đồng lao động.
Tiền công đƣợc chủ trang trại và ngƣời lao động thoả thuận nhƣng không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
Trƣờng hợp khoán khối lƣợng công việc hay sản phẩm ngƣời lao động trong trang trại tự bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi nhƣng phải hoàn thành công việc theo thời hạn đã cam kết; trƣờng hợp chủ trang trại quản lý việc làm theo thời gian thì ngƣời lao động làm việc không quá 8 giờ/ngày, thời gian làm thêm đƣợc hƣởng tiền công và phụ cấp làm thêm giờ; nếu làm 30 ngày/tháng thì cứ 6 ngày ngƣời lao động đƣợc nghỉ 1 ngày và nếu làm việc liên tục 1 năm trở lên thì cứ 1 năm ngƣời lao động đƣợc nghỉ phép 12 ngày có hƣởng tiền công.
Chủ trang trại có trách nhiệm trang bị bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho ngƣời lao động và có trách nhiệm với ngƣời lao động khi gặp rủi ro, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối với thị trƣờng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của trang trại nhƣ giống, vốn, kỹ thuật... Nhà nƣớc có vai trò điều tiết giá thông qua các